Điều kiện hưởng và cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới
1 người có 2 mã số thuế thu nhập cá nhân
Sẽ có đường bay thẳng New Zealand - VN
300 dân Bến Tre được có một điểm bán thuốc lá
Truy tố bảy bị can lừa đảo chiếm tiền tỉ khi mua bán gạo
Tin trong nước đọc nhanh chiều 19-11-2015
- Cập nhật : 19/11/2015
Kiểm tra hàng loạt sản phẩm của Tập đoàn Kangaroo
Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội cho biết hiện đang kiểm tra máy lọc nước của Tập đoàn Kangaroo và các sản phẩm khác của đơn vị này.
Liên quan đến vụ Tập đoàn Kangaroo quảng cáo rầm rộ, thổi phồng về hiệu quả của máy lọc nước KG 100 Omega hỗ trợ ngăn ngừa mỡ máu, thông tin tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 17/11, ông Chu Xuân Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi Cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện đang tiến hàng kiểm tra và sẽ sớm có thông tin cụ thể tới báo chí.
Thông tin ban đầu ông Kiên cho hay, Tập đoàn Kangaroo quảng cáo hiệu quả của máy lọc nước hỗ trợ ngăn ngừa mỡ máu là quảng cáo không đúng, khả năng của máy lọc nước đó không có như quảng cáo.
“Vì thế, chúng tôi đang tiến hành kiểm tra không chỉ sản phẩm máy lọc nước mà đơn vị này quảng cáo mà còn kiểm tra nhiều sản phẩm khác của Kangaroo”, ông Kiên thông tin.
Trước đó, báo chí đã đưa tin, Tập đoàn Kangaroo quảng cáo rầm rộ, thổi phồng về hiệu quả của máy lọc nước KG 100 Omega hỗ trợ ngăn ngừa mỡ máu khiến người dân lầm tưởng về hiệu quả của máy lọc nước “thần”. Đặc biệt hơn, Tập đoàn này đã lợi dụng vào việc thử nghiệm “đánh giá hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ máu của máy lọc nước RO Kangaroo trên các bệnh nhân rối loạn mỡ máu điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội”, do ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện làm chủ đề tài, để quảng cáo về hiệu quả của máy lọc nước này “là phương pháp hỗ trợ điều trị ngăn ngừa rối loạn mỡ máu”.
Sau khi dư luận dậy sóng với tính năng thần kỳ của máy lọc nước Kangaroo do bệnh viện chuyên về tim mạch chứng nhận, Bệnh viện Tim Hà Nội đã có văn bản giải trình. Theo đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ giảm mỡ máu của máy lọc nước Kangaroo trên các bệnh nhân rối loạn mỡ máu điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội” được thực hiện từ tháng 4 đến 6/2015.
“Đây là đề tài thực hiện trong phạm vi bệnh viện với số bệnh nhân là 20 người, đề xuất chúng tôi đưa ra cũng chỉ nêu trong đề tài với hình thức tóm tắt đề tài báo cáo tại bệnh viện, có giá trị thử nghiệm lâm sàng trong bệnh viện, không mang tính quốc gia. Bệnh viện Tim Hà Nội khẳng định, người bệnh phải điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chứ không thể sử dụng máy lọc nước RO Kangaroo như một phương pháp điều trị, chữa bệnh hay thay thế trang thiết bị y tế sử dụng cho việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu”, công văn của Bệnh viện Tim Hà Nội ghi rõ.
TPHCM sẽ thu hồi trên 3.000ha đất làm dự án
Tại kỳ họp vào đầu tháng 12 tới, Hội đồng Nhân dân Tp.HCM sẽ xem xét việc thông qua danh mục 491 dự án cần đất để triển khai trong năm 2016 với tổng diện tích đất cần thu hồi khoảng 3.290 ha.
Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa hộ gia đình và cá nhân tại chín quận huyện trên địa bàn thành phố lên đến khoảng 1.800 ha. Trong đó, huyện Hóc Môn có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng nhiều nhất với gần 510 ha, kế đến là Cần Giờ 401 ha, Củ Chi 172 ha, Nhà Bè 50 ha, Quận 9 khoảng 100 ha, Bình Tân 45 ha…
Đây là những dự án được 24 quận huyện lập danh mục đề xuất thu hồi đất để triển khai trong năm tới. Trong số 491 dự án cần thu hồi năm tới có 293 dự án chuyển tiếp từ năm 2015 sang với tổng diện tích gần 1.360 ha và 198 dự án đăng ký mới với diện tích 1.932 ha.
Đó là nội dung Tờ trình vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM trình Hội đồng Nhân dân xem xét tại kỳ hợp cuối năm sắp tới. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng đưa ra danh mục các dự án có chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa, dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Được biết, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa hộ gia đình và cá nhân tại 9 quận huyện trên địa bàn thành phố lên đến khoảng 1.800 ha. Trong đó, huyện Hóc Môn có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng nhiều nhất với gần 510 ha, kế đến là Cần Giờ 401 ha, Củ Chi 172 ha, Nhà Bè 50 ha, Quận 9 khoảng 100 ha, Bình Tân 45 ha …
Theo lý giải của đơn vị này, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Các dự án có thu hồi đất phải do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bao gồm: dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung...
Qua kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Tp.HCM cho thấy phần lớn các quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và phù hợp với tình hình thực tế, đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn các dự án tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư khá chậm sau khi được chấp thuận địa điểm hoặc đã được cấp giấy phép đầu tư.
Theo đó, nguyên nhân chậm triển khai này là do phần lớn diện tích đất thuộc dự án thường không đạt được sự thỏa thuận tốt nhất về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, trong khi đó diện tích đất đã đền bù theo kiểu “da beo” không liền khoảnh, do vậy mà việc triển khai thi công các công trình hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và khai thác sử dụng đất đối với phần đã bồi thường được cũng khó thực hiện.
Bên cạnh đó, mặc dù các cơ quan Nhà nước trong thời gian qua luôn phấn đấu đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình và thời gian so với quy định, tuy nhiên theo phản ánh của nhiều chủ đầu tư thì thủ tục hành chính từ khâu tìm hiểu dự án, lập dự án tiền khả thi, nghiên cứu báo cáo tác động môi trường… còn rườm rà và kéo dài, chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị với nhau. Từ đó làm cho chi phí đầu tư vào đất tăng cao dẫn đến các dự án không triển khai hoặc chậm triển khai.
Phát hiện chất kích dục trong thực phẩm chức năng
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự tỉnh Thanh Hóa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký các quyết định phê chuẩn nhân sự tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, Thủ tướng đã ký Quyết định 2015/QĐ-TTg phê chuẩn việc bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với bà Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng.
Thủ tướng cũng ký Quyết định 2014/QĐ-TTg phê chuẩn việc bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Đỗ Quốc Cảnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và ông Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ.
Đồng thời, Thủ tướng cũng ký Quyết định 2012/QĐ-TTg phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Ngọc Hồi để nghỉ hưu theo chế độ.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng ký Quyết định 2013/QĐ-TTg phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Bình Vũ, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và ông Nguyễn Xuân Dũng, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ để nghỉ hưu theo chế độ.
Hàng trăm tấn chuối ở Vĩnh Phúc bị thương lái 'chạy làng'
Những ngày qua, hàng chục hộ dân trồng chuối trên địa bàn xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc đứng ngồi không yên bởi hàng trăm tấn chuối đã đến lúc tiêu thụ mà không có thương lái hỏi mua hoặc nếu có thì giá thu mua cũng ở mức “bèo”.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo các hộ trồng chuối cho biết là do phía Trung Quốc không thu mua.
Người trồng chuối đang “ngồi trên lửa”
Ngày 11/6, chúng tôi về xã Liên Châu đúng dịp chuối đang vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, khác với thời điểm này năm trước khi cảnh thu mua chuối diễn ra khá nhộn nhịp với những chiếc xe tải về tận vườn chuối để lấy hàng, không khí vắng vẻ, đìu hiu. Khi hỏi thăm đến vườn chuối của ông Phan Văn Bình, thôn Nhật Chiêu 6, chúng tôi được chỉ đến một khu đất rộng, bạt ngàn chuối với những buồng trĩu nặng.
Ông Bình cho biết, vụ năm nay, ông bỏ số vốn cả một tỷ đồng để thầu khoảng 10ha đất, mua giống chuối và thuê 5 nhân công chăm sóc với số tiền công từ 100.000 đồng - 150.000 đồng/ngày. Ngoài số tiền gia đình có, ông Bình còn mạnh dạn vay ngân hàng vài trăm triệu đồng để đầu tư. Dự kiến, ông sẽ cho thu hoạch khoảng 16.000 buồng.
Ông Bình kể: Vụ chuối năm trước, khi chuối đến vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 11, các thương lái họ đánh xe về tận vườn gom để bán sang Trung Quốc. Mỗi buồng chuối được bán với giá từ 70.000 đồng -100.000 đồng. Nhờ vụ chuối đó mà gia đình ông thu lãi về cả hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, vụ chuối năm nay, đến giờ này vẫn chưa có thương lái đến thu mua. Nói về nguyên nhân, ông Bình cho biết, các thương lái họ chỉ bảo năm nay Trung Quốc không thu mua chuối.
Cũng có một hai người hỏi mua chuối nhưng giá quá rẻ, chỉ 1.500 đồng/kg. Như thế, trung bình một buồng chuối bán được 25.000 đồng-30.000 đồng, tương đương 2.000 đồng -3.000 đồng/nải. “Bán với giá đó chẳng thà chúng tôi để cho bò ăn”- ông Bình xót xa. Mấy ngày qua, khi có những buồng chuối đẹp, chín đều, ông chỉ còn biết bán cho các tiểu thương trong làng hoặc mang ra chợ huyện bán. Ông Bình còn lo lắng, sợ mưa bão, nếu không tiêu thụ nhanh chuối sẽ bị gãy, đổ thì hỏng hết.
Cũng giống như trường hợp gia đình ông Phan Văn Bình, vườn chuối với diện tích khoảng 10ha của ông Nguyễn Văn Ngãi, thôn Nhật Chiêu 7 cũng đang ở trong tình trạng bán không ai mua. Mặc dù không phải vay mượn ngân hàng nhưng với số ông đầu tư cũng vài trăm triệu đồng. Ông Ngãi cho hay: Tình hình thu mua như bây giờ thì năm nay những hộ trồng chuối như chúng tôi thua lỗ vài trăm triệu là chuyện bình thường. Chúng tôi giờ chỉ biết bán lẻ tại các chợ xã, chợ huyện cho đỡ tiếc.
Đại lý thu cũng chỉ biết “ngóng” bạn hàng Trung Quốc
Chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Văn Hải, thôn Nhật Chiêu 4- hộ gia đình chuyên gom chuối của bà con để đổ buôn cho đầu mối ở các tỉnh. Ngán ngẩm chia sẻ với chúng tôi: “Thông thường như những năm trước, chúng tôi sẽ tiến hành thu mua chuối cho bà con theo 2 đợt. Đợt 1 là từ đầu tháng 11 trở đi, đợt 2 là sau Tết Nguyên đán. Thế nhưng, năm nay, những mối tôi vẫn làm họ không thấy thông báo mua. Có một mối mua ở Phú Thọ thì họ báo giá 1.500 đồng/kg chuối. Giá đấy rẻ quá, bà con không chịu bán. So với 6.000 đồng/kg năm trước, năm nay giá chuối đã rớt đến 5 giá”.
Ông Hải cũng cho biết, nhiều bà con đã đồng ý bán với giá 2.000 đồng/kg nhưng phía bên kia lại không đồng ý. Khi được hỏi các mối thu gom chuối là doanh nghiệp nào thì ông Hải cho hay, đây đều là những bạn hàng tự quen biết nhau mấy năm qua của gia đình ông. Mọi liên lạc chủ yếu bằng điện thoại, nếu đồng ý giá bán họ sẽ đặt cọc tiền và gia đình ông đi gom hàng. Họ thường bảo, họ gom chuối để bán sang Trung Quốc, ông Hải cho biết thêm.
Cách đây khoảng 3 năm, nhiều hộ gia đình trong xã Liên Châu đã tự tìm hiểu và mua giống chuối từ Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội và các vườn giống tại Hưng Yên về trồng trên địa bàn. Nhiều gia đình đã thu lãi hàng trăm triệu mỗi vụ chuối. Hiện nay, địa bàn xã Liên Châu có khoảng 80ha đất nông nghiệp đang được bà con trồng chuối. Sản lượng chuối trung bình 700 tấn/vụ.
Liên quan đến tình trạng chuối của bà con xã Liên Châu bị “rớt” giá thảm hại do không có đầu tiêu thụ, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ nông nghiệp, môi trường của UBND xã Liên Châu cho biết: Qua nắm bắt tình hình, chính quyền xã có biết được tình trạng chuối được thu mua với giá rất rẻ, chỉ dao động từ 2.000 đồng-3.000 đồng/nải chuối, thậm chí là không có người thu mua. Thông thường những năm khác, mỗi khi vào vụ chuối là thương lái các nơi đến tận vườn thu mua khá nhộn nhịp.
Bà Bùi Thị Tuyết cũng cho biết thêm, tất cả các đầu thu mua đều là do người dân tự tìm, tự giao kết. Trước tình trạng này, với trách nhiệm của mình, chính quyền xã Liên Châu đang đề xuất lên cấp huyện và cấp tỉnh để tìm phương án tiêu thụ chuối cho bà con. Hiện, Đoàn thanh niên của tỉnh Vĩnh Phúc đã đến tận các vườn chuối để thu mua và tiêu thụ một phần giúp bà con. Bà Tuyết cũng cho hay, về lâu dài, cần những nguồn tiêu thụ bền vững để bà con có kế hoạch và yên tâm sản xuất.
Thời gian vừa qua, thông tin về việc các thương lái Trung Quốc “chạy làng” khiến cho người nông dân lâm vào tình cảnh khốn đốn khi đầu tư vào sản phẩm nông nghiệp nào đó không phải là câu chuyện lạ. Sự việc hàng trăm tấn chuối tại Vĩnh Phúc trước nguy cơ bị “ế” cũng không phải câu chuyện ngoại lệ. Chỉ đặt niềm tin vào thương lái Trung Quốc mà không có cơ chế ràng buộc đã dẫn đến kết quả đáng tiếc này.
Việc người dân đua nhau mở rộng diện tích trồng nông sản mà không theo quy hoạch, kiểm soát có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương. Với những gì đang xảy ra ở Liên Chiêu hiện nay, cần một cuộc “giải cứu” chuối như đã từng xảy ra với dưa hấu của Quảng Ngãi là giải pháp tạm thời song sẽ vớt vát lại phần nào số tiền mà bà con nông dân đã đầu tư.