Phát hiện tàu trinh sát Trung Quốc đội lốt tàu cá vào sâu trong lãnh hải
Quận Nam Từ Liêm sẽ có thêm công viên rộng 25ha cạnh sông Nhuệ
Một cán bộ Hải quan Tân Sơn Nhất tiếp tay buôn lậu
Thanh tra Chính phủ: Một tháng tiếp nhận hơn 300 tin tố tham nhũng
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị S2
Tin trong nước đọc nhanh tối 07-01-2016
- Cập nhật : 07/01/2016
Gần 900 hộ dân tái định cư đối mặt với cái đói
Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm gian dối trong sản xuất, kinh doanh
Gỡ nút thắt cho nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo như trên. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng ghi nhận những thành công của ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, nhưng cũng khuyến cáo rằng tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có dấu hiệu chậm lại và năm 2015 chỉ đạt 2,41%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, cho thấy sự thiếu ổn định và bền vững.
Do đó, thời gian tới ngành nông nghiệp và các bộ ngành liên quan cần tích cực xem lại các khó khăn, vướng mắc trong phát triển nông nghiệp để tập trung tháo gỡ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trước hội nhập quốc tế. “Bộ NN&PTNT và các bộ ngành liên quan cần phải rà soát các chính sách, thông tư, văn bản hướng dẫn chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp đang bị cản trở, vướng mắc ở khâu nào để kiến nghị sửa đổi kịp thời. Các bộ phải chủ động đề xuất thêm các chính sách để người dân và doanh nghiệp phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2021, được tổ chức ngày 5-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo gỡ nút thắt cho nông nghiệp.
Trước các vấn đề nổi cộm của ngành nông nghiệp như chất lượng vật tư nông sản bị thả nổi, vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các đơn vị liên quan trong năm 2016 tập trung xử lý nghiêm các hành vi gian dối trong sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
Về lâu dài, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi giá trị để liên kết lớn, nâng cao sản lượng và chất lượng hàng nông sản VN.
Trước đó, ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ NN&PTNT, báo cáo cho biết năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đạt 2,41%. So với năm 2014, sản lượng hầu hết các loại cây trồng tiếp tục tăng như lúa đạt 45,2 triệu tấn (tăng 241.000 tấn so với năm 2014), bắp tăng 78.000 tấn, khoai mì tăng 464.000 tấn, rau đậu thực phẩm tăng 276.600 tấn.
Thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả nước và xuất khẩu được mở rộng. Ước năm 2015 kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt 30,14 tỉ USD, giảm 0,8% so với năm 2014 nhưng chủ yếu là do giá giảm.
Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, giá nông sản vẫn ở mức thấp trong khi thiên tai, hạn hán diễn biến phức tạp, người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả trong thời gian tới.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt các nghị định về hợp tác xã nông nghiệp, nghị định khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; đề nghị các bộ ngành rà soát, đổi mới cơ chế chính sách thúc đẩy tái cơ cấu, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Quy trình bầu Bộ Chính trị như thế nào?
Theo quy định tại Điều 25, Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương, việc bầu Bộ Chính trị được thực hiện như sau:
1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
5- Tiến hành ứng cử, đề cử.
6- Họp tổ để thảo luận.
7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử./.(Infonet)
Năng suất lao động: Vì sao Việt Nam luôn đứng cuối bảng?
Mới đây, một loạt bảng xếp hạng năng suất lao động khu vực châu Á và trên thế giới đã được công bố, năng suất lao động của Việt Nam luôn bị xếp cuối bảng.
Câu chuyện năng suất, chất lượng một lần nữa lại là vấn đề nóng trong buổi công bố 20 năm Giải thưởng chất lượng quốc gia vừa được Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức.
Giải thưởng chất lượng quốc gia là giải thưởng duy nhất đến thời điểm này được công nhận trong hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam. Doanh nghiệp đoạt giải đồng nghĩa sẽ nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.
Để đạt được giải thưởng, các doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bao gồm: Chiến lược, vai trò lãnh đạo, phát triển khách hàng và nguồn nhân lực. Bộ tiêu chí này đã được xây dựng cách đây đến 20 năm, thể hiện tầm nhìn cũng như kỳ vọng của Hội đồng Giải thưởng với các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: “20 năm đã định hình nề nếp để doanh nghiệp hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình, đáp ứng thị trường và đạt tiêu chí cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Thế nhưng, không biết Bộ tiêu chuẩn quốc tế này quá khắt khe hay khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt còn thấp mà 20 năm qua, chỉ có gần 1.700 doanh nghiệp đạt được giải thưởng này. Con số là hàng nghìn nhưng lại quá nhỏ bé trên tổng số hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên thị trường.
Ông Lê Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty Xuân Hòa Việt Nam đánh giá: “Lao động Việt Nam tính chuyên nghiệp chưa thể so sánh với các nước có nền công nghiệp phát triển. Người lao động nhiều khi có “văn hóa” xin nghỉ như rằm tháng Giêng hay nhà có đám cưới… đó cũng là những điều khó khăn cho doanh nghiệp”.
Để tăng năng suất lao động, ngoài việc tổ chức đào tạo, nhiều doanh nghiệp đã gắn trách nhiệm của từng người lao động với quyền lợi cụ thể.
Ông Trần Ngọc Quyên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn gợi ý: “Đào tạo gắn liền với lương thưởng thì sẽ bắt buộc người lao động làm việc hết mình để lương cao hơn, doanh nghiệp cần thu hút người lao động liên tục nghĩ ra sáng kiến đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp”.
Ngoài doanh nghiệp, 70% lao động hiện nay của Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, thiết bị lạc hậu. Chính vì vậy nâng cao năng suất lao động ở lĩnh vực này đang là mục tiêu hàng đầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Công bố những người ngó lơ sai phạm tại 8B Lê Trực
Có ít nhất 5 cán bộ gồm lãnh đạo UBND phường Điện Biên, Đội trưởng, Đội phó Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình, cán bộ Phòng Quản lý cấp phép Sở Xây dựng Hà Nội phải kiểm điểm trách nhiệm.
Nguồn tin cho biết các cán bộ trên đã có sai phạm trong việc để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại công trình 8B Lê Trực.
Đáng nói, ở nhiều giai đoạn xây dựng công trình 8B Lê Trực, Chủ tịch UBND phường Điện Biên, Đội trưởng, Đội phó và cán bộ Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình nhiều lần “ngó lơ” trước công trình sai phạm, không ngăn chặn xử lý.
Sai phép chưa tháo dỡ, chủ tịch phường vẫn xác nhận
Thông tin cho biết trong giai đoạn từ tháng 3-2011 đến tháng 12-2012, khi chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực thi công không có giấy phép xây dựng, vi phạm Luật Xây dựng nhưng các cơ quan nhà nước đã buông lỏng quản lý, không kiểm tra. Khi kiểm tra cũng không có biện pháp ngăn chặn.
Cụ thể, cơ quan thanh tra xác định trách nhiệm trong giai đoạn nêu trên thuộc về ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết, Nguyễn Tiến Dũng - thanh tra viên Thanh tra xây dựng quận Ba Đình.
Chưa hết, trong giai đoạn từ tháng 3-2014 đến tháng 12-2014, cơ quan chức năng xác định có việc ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên đã xác nhận vào thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư.
Từ đó, đã để chủ đầu tư tiếp tục xây dựng công trình, trong khi phần công trình đã xây dựng sai giấy phép chưa được chủ đầu tư phá dỡ.
Khi chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công công trình, chủ tịch UBND phường Điện Biên không ban hành quyết định đình chỉ thi công, không thực hiện các biện pháp ngăn chặn theo đề nghị của Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình.
Còn Đội Thanh tra xây dựng Quận Ba Đình cũng không ban hành quyết định đình chỉ thi công, không thông báo cho UBND quận Ba Đình để xử lý theo quy định.
Thành phố Hà Nội xác định có việc từ tháng 3-2014 đến ngày 30-5-2014 các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên đã buông lỏng quản lý, không có biện pháp ngăn chặn việc vi phạm tại công trình này.
Theo đó, trách nhiệm được xác định cũng thuộc về ông Trần Mạnh Quân - Chủ tịch UBND phường Điện Biên, ông Nguyễn Cương Quyết - Đội trưởng, ông Phạm Hùng Phương - Đội phó, ông Nguyễn Tiến Dũng - cán bộ Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình.
Xây vượt tầng nhưng không xử lý
Tiếp nữa, trong giai đoạn thi công tầng 8 đến tầng 18, tức từ ngày 3-7-2014 đến tháng 10-2014, chủ đầu tư đơn vị tư vấn giám sát đã thi công không để khoảng lùi theo giấy phép, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước khi kiểm tra đã không phát hiện, ngăn chặn.
Cơ quan chức năng của Hà Nội xác định, trách nhiệm này thuộc về bốn ông: Trần Mạnh Quân, Nguyễn Cương Quyết, Phạm Hùng Phương và Nguyễn Tiến Dũng.
Thậm chí, trong giai đoạn thi công tầng 19 và tum, tức từ tháng 10-2014 đến tháng 12-2014, dù giấy phép cấp 18 tầng, cao 53m, nhưng thực tế có việc chủ đầu tư vẫn thi công tầng 19 và tum thang, tuy nhiên UBND phường Điện Biên không báo cáo UBND quận Ba Đình để có biện pháp xử lý.
Chưa hết, thực tế UBND phường Điện Biên không chấp hành yêu cầu của Thanh Tra Sở Xây dựng, không có báo cáo kiểm tra thực hiện về Thanh tra Sở để có biện pháp xử lý.
Hiện tại, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức xử lý kỷ luật đối với tập thể, có nhân có sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý, báo cáo đề xuất xử lý đối với cán bộ liên quan thuộc UBND TP quản lý.