Singapore số 1, Việt Nam xếp 62 trong bảng xếp hạng sức khỏe
Dân phản ứng vì chỉ định thầu cho con nguyên lãnh đạo quận
Xâm nhập mặn ảnh hưởng 40% diện tích lúa ĐBSCL
Nhiều doanh nghiệp “né” đóng quỹ cải tạo bãi khoáng sản
TP.HCM: nợ xấu chỉ còn 2% vào cuối năm
Tin trong nước đọc nhanh chiều 03-11-2015
- Cập nhật : 03/11/2015
Tinh giản biên chế “ra 2 vào 1”
Mới đây Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhiều nội dung cụ thể.
Trả lời câu hỏi về việc nhiều nước khi khó khăn về chi tiêu ngân sáchthì thường cắt giảm mạnh chi tiêu công, sa thải số lượng lớn viên chức, vậy Việt Nam có tính đến phương án này không?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói: Hiện nay chúng ta đang thực hiện quản lý chặt chẽ chi tiêu công, tinh giản biên chế là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm bảo đảm bộ máy đồng bộ, tinh gọn, đảm bảo số lượng người làm việc phù hợp với từng cơ quan, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ.
Ông Tuấn cho biết mới đây Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với nhiều nội dung cụ thể.
Nghị quyết đã xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Số nhân sự tuyển dụng mới không được quá 50% số nhân sự đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số nhân sự đã nghỉ hưu hoặc thôi việc, theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”.
Cũng theo ông Tuấn, đối với một số địa phương đã sử dụng biên chế vượt quá số lượng cấp có thẩm quyền giao, phải có phương án giải quyết số biên chế đã tăng lên, đảm bảo quản lý biên chế một cách chặt chẽ đúng quy định pháp luật.
Về tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đã có ý kiến lưu ý các bộ ngành trong thời điểm hiện nay (cuối nhiệm kỳ Chính phủ khóa 13, 2011 - 2016) không được tham mưu Chính phủ cho thành lập thêm bất cứ tổ chức nào, để giữ ổn định bộ máy hiện có, dành thời gian tập trung đánh giá tổ chức bộ máy nhiệm kỳ Chính phủ khóa 13, từ đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền tổ chức bộ máy khóa 14.
Trường hợp các bộ ngành vẫn cứ tham mưu lập thêm tổ chức mới, Bộ Nội vụ sẽ kiến nghị Chính phủ không thành lập thêm tổ chức mới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường: Dự án lấp sông Đồng Nai có thể sử dụng vào mục đích công cộng
Báo cáo sơ bộ cho thấy việc lấp, lấn sông không tác động nhiều đến môi trường, đến dòng sông và có thể triển khai dự án. Chưa đủ căn cứ nhưng vẫn cứ làm.
Việc lấp sông đồng Nai có tác động đến môi trường như thế nào đang được đánh giá nghiên cứu kỹ lưỡng. Quan điểm của Bộ Tài nguyên – Môi trường là nghiêm túc xử lý sai phạm và trách nhiệm của những đơn vị liên quan.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang chia sẻ với báo chí về hướng xử lý tiếp theo của dự án lấp sông Đồng Nai để làm dự án đô thị “phố trên sông” Pegasus Residence làm ảnh hưởng đến môi trường đang gây sự chú ý của dư luận thời gian gần đây.
Theo Bộ trưởng, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì các bộ trong đó có Bộ Tài nguyên Môi trường đã xem xét, xử lý. Đến nay Bộ đã thành lập hội đồng thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai.
Trước đó, ngay từ kỳ họp đầu năm của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường đã có đoàn kiểm tra vào Đồng Nai thị sát dự án. Sau đó, Ủy ban đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường nghiên cứu làm rõ việc lấn, lấp sông, mức ảnh hưởng, đặc biệt là chất lượng nước hay dòng chảy…
Theo đó, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã kiểm tra và nhận thấy, dự án được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai duyệt trên cơ sở chỉ mới nghiên cứu đánh giá tác động sơ bộ. Do đó, báo cáo đánh giá tác động này thể hiện sự chưa đảm bảo, không thể hiện được tác động nên chưa làm rõ được.
“Báo cáo sơ bộ cho thấy việc lấp, lấn sông không tác động nhiều đến môi trường, đến dòng sông và có thể triển khai dự án. Chưa đủ căn cứ nhưng vẫn cứ làm. Vì vậy, hiện Bộ Tài nguyên – Môi trường đang yêu cầu các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu đến cùng, nghiên cứu tiếp xem có tác động hay không tác động” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói.
Theo đó, việc xử lý dự án này như thế nào còn phụ thuộc vào kết quả của nghiên cứu đánh giá tác động nhiều hay ít mà Bộ Tài nguyên Môi trường đang nghiên cứu. Hiện hội đồng nghiên cứu này do một Thứ trưởng phụ trách, đơn vị nghiên cứu là Hội đồng khoa học của Trường Đại học Thủy lợi.
Cũng theo Bộ trưởng, các nghiên cứu đang được thực hiện sẽ làm căn cứ quyết định cho dự án này. Có quan điểm cho rằng trường hợp có tác động lớn đến dòng chảy, nhưng do dự án đã tiến hoàn thành việc san lấp, kè bờ sông thì vẫn phải cho đào, múc lên. Song nếu không có tác động lớn thì phải xem xét để xây dựng thành khu công cộng.
“Có thể sử dụng dự án này làm công trình công cộng. Nhưng quan điểm đã thống nhất là chắc chắn không làm đô thị ở đây” – Bộ trưởng Nguyễn Quang Minh nói.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng cho biết, đã trực tiếp vào thị sát khu vực sông Đồng Nai. Trong đó, việc lấn, lấp ra lòng sông là đoạn rộng nhất của sông Đồng Nai, tới 800m song việc tác động như thế nào cần được nghiên cứu, đánh giá.
“Dự án đã tạo được cảnh quan ở đoạn sông kè, lấp phía trên rất tốt nhưng khu vực này thì lấn lấp ra nhiều quá, khó chấp nhận được” – Bộ trưởng đánh giá.
Cũng theo Bộ trưởng, không nên quá sốt ruột. Vấn đề hiện nay là Bộ đã chỉ đạo xử lý trách nhiệm, song việc quy trách nhiệm cụ thể thì vẫn chưa làm ngay được. Bởi phải chờ vào kết luận cuối cùng về báo cáo nghiên cứu tác động và người đứng đầu Bộ Tài nguyên – Môi trường bày tỏ sẽ xử lý sai phạm dự án này trên tinh thần nghiêm túc.
TPHCM đấu giá 5 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm
UBND TPHCM đã chấp thuận cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổ chức đấu giá quyền sử dụng 5 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Các khu đất được đất giá gồm: lô 1-10 (quy hoạch khu thương mại đa chức năng), lô 3-8 (quy hoạch khu dân cư), lô 3-9 (quy hoạch khu dân cư đa chức năng), lô 3-12 (quy hoạch khu dân cư đa chức năng) và lô 7-1 (quy hoạch khách sạn nghỉ dưỡng đô thị). Riêng lô 7-1 được tổ chức đấu giá sau khi nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.
UBND TPHCM yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản phải nộp khoản tiền đặt trước tương đương 15% giá trị khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
Hà Nội: Giá đất thu hồi đất quận Ba Đình cao nhất là 62,4 triệu đồng/m2
Hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí số 1 phố Nguyên Hồng là 1,73 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND TP; Tương ứng với giá đất là 62.400.000 đồng/m2.
UBND Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5735/QĐ-UBND về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất còn lại ngoài chỉ giới không đủ điều kiện để ở hoặc xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình.
Theo đó, hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí 2 phố Hoàng Hoa Thám là 1,65 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố, tương ứng với giá đất là 42 triệu đồng/m2.
Hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí 3 phố Hoàng Hoa Thám là 1,66 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND TP, tương ứng với giá đất là 34,08 triệu đồng/m2.
Hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí 2 phố Đội Cấn là 1,70 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND TP, tương ứng với giá đất là 45,12 triệu đồng/m2.
Hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí số 1 phố Nguyên Hồng là 1,73 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND TP,tương ứng với giá đất là 62,4 triệu đồng/m2.
Hệ số điều chỉnh giá đất thuộc vị trí 2 phố Nguyên Hồng là 1,83 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND, ngày 29/12/2014 của UBND TP, tương ứng với giá đất là 35,52 triệu đồng/m2.
Hà Nội phê duyệt giá đất bồi thường Dự án Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh
UBND Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án Xây dựng Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.
Đối với giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB, hệ số điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường tại vị trí 3 đường Phạm Văn Đồng là 1,65 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ- UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố; tương ứng với giá đất 24.580.000 đồng/m2.
Về giá thu tiền sử dụng đất khu tái định cư, hệ số điều chỉnh giá đất khu tái định cư tại vị trí 2 đường cổ Nhuế như sau: Đối với các thửa đất tiếp giáp với đường quy hoạch trong khu tái định cư có mặt cắt đường rộng 30 mét hệ số là 1,6 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ- UBND; tương ứng với giá đất là: 20.060.000 đồng/m2.
Đối với các thửa đất tiếp giáp với đường quy hoạch trong khu tái định cư có mặt cắt đường rộng 15,5 mét hệ số là 1,55 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết đinh số 96/2014/QĐ-UBND; tương ứng với giá đất là 19.548.000 đồng/m2.
Đối với các thửa đất tiếp giáp với đường quy hoạch trong khu tái định cư có mặt cắt đường rộng 8,5 mét hệ số là 1,52 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND; tương ứng với giá đất là 19.116.000 đồng/m2.
Đối với các thửa đất tiếp giáp với đường quy hoạch trong khu tái định cư có mặt cắt đường rộng 5,5 mét hệ số là 1,5 lần so với giá đất ở quy định tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND; tương ứng với giá đất là 18.856.000 đồng/m2.