tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 04-11-2015

  • Cập nhật : 04/11/2015

Singapore số 1, Việt Nam xếp 62 trong bảng xếp hạng sức khỏe

Bảng xếp hạng sức khỏe các nước, căn cứ theo các thông tin dữ liệu của ba tổ chức Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vừa được Hãng tin Bloomberg thực hiện và công bố.

mot man bieu dien tre khoe tai cong vien hong lim o singapore - anh: reuters

Một màn biểu diễn trẻ khỏe tại công viên Hong Lim ở Singapore - Ảnh: Reuters

Bloomberg xem xét các quốc gia có dân số từ 1 triệu người trở lên và vị trí xếp hạng được tính theo cách trừ các điểm nguy cơ tổn hại sức khỏe khỏi tổng điểm sức khỏe của mỗi nước.

Theo đó, điểm số sức khỏe căn cứ vào các nhân tố như tuổi thọ và nguyên nhân tử vong, trong khi đó số điểm nguy cơ sức khỏe căn cứ vào các yếu tố gây tác động sức khỏe như tỉ lệ người trẻ hút thuốc, số người có lượng cholesterol tăng cao và số lượng kháng thể.

Singapore trở thành quốc gia đứng đầu bảng với số điểm là 89,45%, Ý đứng thứ hai với 89,07% và Úc đứng thứ ba với 88,33%.

Israel là quốc gia duy nhất ở Trung Đông đứng ở vị trí thứ sáu. Các quốc gia Nam Mỹ và Bắc Mỹ không có mặt trong top 20 của bảng xếp hạng.

Việt Nam đứng thứ 62/145 trong bảng này với số điểm sức khỏe 51,99%. Quốc gia chót bảng là Swaziland ở châu Phi với điểm sức khỏe 0,26%.

Dù vậy theo Diễn đàn kinh tế thế giới, khái niệm “khỏe mạnh” ở đây cần được hiểu với nội hàm mở rộng, có nghĩa được đánh giá theo “chất lượng cuộc sống” hơn là “tuổi thọ” của dân số. 


Dân phản ứng vì chỉ định thầu cho con nguyên lãnh đạo quận

Một số cán bộ hưu trí phường Xuân Hà, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng đã có đơn gửi lãnh đạo TP Đà Nẵng liên quan đến việc xã hội hóa Trung tâm văn hóa thể thao phường Xuân Hà. 

Theo kiến nghị, việc địa phương chọn chủ đầu tư là bà Lê Thị Huyền Trân (con dâu, con ruột của ông Trần Văn Huy - nguyên chủ tịch UBND quận Thanh Khê.

Ông Huy hiện là thành viên Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP) là không công khai, minh bạch. Việc chỉ định thầu cho con ông Huy là không đúng quy định pháp luật.

Theo tìm hiểu, tháng 4-2015 công trình Trung tâm văn hóa thể thao Xuân Hà do Sở VH-TT&DL Đà Nẵng đầu tư mới với số tiền hơn 246 triệu đồng gồm các hạng mục: sân vườn, cây xanh, dụng cụ luyện tập thể dục, sân thể thao được đưa vào sử dụng.

Ngay sau đó chính quyền quận Thanh Khê đã đồng ý “xã hội hóa” khu vui chơi nói trên và người được chọn là bà Lê Thị Huyền Trân.

Tuy nhiên, ngay sau đó người dân phản ứng vì cho rằng Nhà nước vừa đầu tư hơn 246 triệu đồng vào đây, nay lại tiếp tục cho “xã hội hóa” thì số tiền 246 triệu đồng sẽ như thế nào?

“Nếu sau xã hội hóa mà người dân muốn vào khu vui chơi phải trả tiền thì có phải khu vui chơi công cộng đã rơi vào tay tư nhân rồi sao?” - một người dân bức xúc. Chính vì vậy, người dân địa phương đã họp tổ dân phố và kiến nghị: “Không đồng ý xã hội hóa khu vui chơi”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo quận Thanh Khê cho biết: “Có nghe người dân phản ảnh vì sao không đấu thầu. Vì thế, quận đã thông báo và sau một tháng đến nay chỉ có hai hồ sơ đấu thầu. Hiện các phòng chuyên môn đang xét duyệt, chưa chọn ai”.


Xâm nhập mặn ảnh hưởng 40% diện tích lúa ĐBSCL

Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương triển khai các giải pháp phòng chống hạn, mặn, chuẩn bị máy bơm, vật tư, sẵn sàng bơm tưới khi xảy ra hạn hán ...

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết vụ lúa đông xuân 2015-2016 vùng ĐBSCL xuống giống khoảng 1,5 triệu ha, trong đó 40% diện tích này (tương đương 620.000ha) tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh... bị ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn. 

Theo đó từ tháng 2-2016, vùng sản xuất lúa cách biển 25 - 35km gần như không còn khả năng lấy nước ngọt, các vùng sản xuất lúa cách biển 40 - 65km cũng sẽ thiếu nước ngọt từ tháng 3-2016.

Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương triển khai các giải pháp phòng chống hạn, mặn, chuẩn bị máy bơm, vật tư, sẵn sàng bơm tưới khi xảy ra hạn hán, vận hành cống ngăn mặn trữ ngọt kịp thời. Theo dõi giám sát mặn thường xuyên, vận hành hợp lý các công trình vừa đảm bảo tiêu thoát, ngăn mặn và đưa nước ngọt về, lựa chọn các giống chịu hạn mặn, cây trồng ít tốn nước.


Nhiều doanh nghiệp “né” 
đóng quỹ cải tạo bãi khoáng sản

Thông UBND tỉnh Quảng Ngãi Hiện còn trên 30 mỏ khai thác khoáng sản với 59 doanh nghiệp chưa đóng tiền

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn một năm thành lập Quỹ bảo vệ môi trường và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đến nay đã có 54 mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền ký quỹ hơn 10 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, hiện vẫn còn trên 30 mỏ khai thác khoáng sản với 59 doanh nghiệp chưa đóng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.

Trong danh sách chưa ký quỹ có những doanh nghiệp đã hoạt động khai thác nhưng đã hết thời hạn đang chờ được tỉnh cho phép hoạt động trở lại sẽ ký quỹ, một số doanh nghiệp dù đã được cấp phép khai thác nhưng do vướng mắc vẫn chưa tiến hành khai thác.


TP.HCM: nợ xấu chỉ còn 2% 
vào cuối năm

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM, cho biết nợ xấu trên địa bàn TP.HCM tiếp tục giảm nhanh. 

Theo số liệu mới nhất, đến nay nợ xấu trên địa bàn còn 49.714 tỉ đồng, chiếm 4,23% trên tổng dư nợ. So với số liệu được công bố cuối tháng 9, nợ xấu trên địa bàn đã giảm thêm 0,37%.

Nếu trừ nợ xấu của ba ngân hàng thương mại cổ phần bị mua với giá 0 đồng, nợ xấu trên địa bàn TP.HCM chỉ còn 29.214 tỉ đồng, chiếm 2,48% tổng dư nợ.

Với các chỉ tiêu khác, TP.HCM cũng hoàn thành vượt kế hoạch.

Cụ thể, chỉ tiêu nợ xấu mà các ngân hàng có hội sở tại TP.HCM phải tự xử lý là 3.100 tỉ đồng, đến nay các ngân hàng đã tự xử lý 7.076 tỉ đồng, tăng 1.345 tỉ đồng so với một tháng trước và gấp 2,3 lần mức được giao.

Chỉ tiêu bán nợ cho VAMC là 22.200 tỉ đồng, đến nay các ngân hàng đã bán được 23.900 tỉ đồng, vượt 8% kế hoạch. Theo ông Minh, có thể đến cuối năm nay nợ xấu trên địa bàn TP.HCM chỉ còn khoảng 2%.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục