tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 03-03-2016

  • Cập nhật : 03/03/2016

Một phụ nữ lừa gần 100 người đi xuất khẩu lao động

Lo sợ gần 100 người dân bị lừa đi xuất khẩu lao động đòi tiền, bà Đào bán hết nhà cửa, tài sản trốn vào Tây Nguyên làm nghề bỏ mối mỹ phẩm.

ba dao bi bat sau ba nam tron lenh truy na vi lua gan 100 nguoi dan di xuat khau lao dong - anh: cong an cung cap

Bà Đào bị bắt sau ba năm trốn lệnh truy nã vì lừa gần 100 người dân đi xuất khẩu lao động - Ảnh: Công an cung cấp

Chiều 1-3, thông tin từ Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã bàn giao bà Hoàng Thị Đào (51 tuổi, ngụ P.Cửa Nam, TP Vinh) cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an tỉnh Nghệ An để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bà Đào bị bắt sau 3 năm lẩn trốn lệnh truy nã của Công an tỉnh Nghệ An về hành vi lừa gần 100 người dân đi xuất khẩu lao động.

giay bien nhan cua ba dao nhan tien cua nguoi dan duoc viet bang tay - anh: d.hoa

Giấy biên nhận của bà Đào nhận tiền của người dân được viết bằng tay - Ảnh: D.Hòa

Theo hồ sơ vụ việc, năm 1998, bà Đào đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Bốn năm sau, bà về nước và bắt đầu nhận tiền của các lao động để làm thủ tục đưa đi xuất khẩu lao động.

Đầu tháng 6-2012, bà Đào báo cho những người trong đường dây đưa người đi xuất khẩu lao động có đơn hàng tại nhà máy chế biến thực phẩm ở Đài Bắc (Đài Loan). Chi phí xuất khẩu lao động là 120 triệu đồng nhưng trước mắt mỗi người chỉ phải đóng gần 5 triệu đồng tiền học nghề và tiền khám sức khỏe.

Ngoài ra, bà này còn tung tin tại Hà Lan có đơn hàng cần hơn 50 lao động trồng cỏ nuôi bò với mức lương cao. Nếu người nào đi chỉ cần đặt cọc 500 USD.

Tại nhà riêng của mình, bà Đào nhận tiền có ghi giấy biên nhận và lời hứa, nếu sau thời gian trên không đi được sẽ hoàn trả tiền. Sau đó, bà Đào đưa những người này ra Hà Nội khám sức khỏe và hứa hẹn sau 3-5 tháng sẽ có lịch bay. Tiếp đó, bà này thu thêm 1.300 USD/người để làm thủ tục visa và mua vé máy bay.

Tuy nhiên, sau nhiều lần chờ đợi không có lịch bay, liên lạc qua điện thoại của bà Đào đều không được, những người đã đưa tiền cho bà Đào làm đơn trình báo với cơ quan công an. Lo sợ người lao động đòi tiền, bà Đào bán hết nhà cửa, tài sản trốn vào Tây Nguyên làm nghề bỏ mối mỹ phẩm.

Cơ quan điều tra đã làm rõ với hình thức lừa đi xuất khẩu lao động việc nhẹ, lương cao, bà Đào đã lừa gần 100 người dân ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng.

Sau khi xác lập chuyên án, tổ công tác của phòng PC52 Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với công an Đắk Lắk ập vào nhà riêng bắt giữ Đào


Đất quy hoạch dành cho các khu kinh tế quá lớn

Ngày 1-3, trong phiên họp toàn thể lần thứ 16 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về vấn đề quy hoạch đất cho các khu kinh tế (KKT), một số đại biểu nêu ý kiến trong buổi làm việc trước đó cho rằng bình quân diện tích dành cho một KKT quá lớn. 

Ông Hà Văn Hiền, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các địa phương hoặc các ngành thiết kế KKT làm quy hoạch chưa tốt.

Phần lớn KKT được thiết kế diện tích sử dụng đất rất lớn, vì thế sau nhiều năm, diện tích đất đã quy hoạch... chưa biết làm gì.

Ông Hiền dẫn chứng như KKT Chu Lai là một trong những KKT rất thành công, rất hiệu quả. Nhưng do KKT này được thiết kế diện tích đất vượt công suất rất nhiều nên diện tích đất quy hoạch treo rất lớn, không chỉ lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai mà còn khiến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư xung quanh KKT này rất khó khăn vì không còn đất sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng đất đai là tài sản tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nếu quy hoạch thiếu chính xác thì nguồn tài nguyên này khai thác kém hiệu quả, không chỉ tác động đến kinh tế mà tác động đến xã hội, an ninh xã hội và đặc biệt là môi trường sinh thái.


Bắt 2 nghi phạm làm giả hồ sơ, 'chạy' chế độ chính sách

Hội đã tổ chức mua bán, làm giả bệnh án ung thư, “chạy” hưởng chế độ tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam cho nhiều người.
Ngày 1.3, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam 2 nghi phạm Trần Quốc Hội (57 tuổi) và Nguyễn Xuân Tỵ (57 tuổi, đều ngụ TT.Thường Xuân, H.Thường Xuân, Thanh Hóa) để điều tra về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo tài liệu của công an, từ năm 2012 đến nay, Hội đã tổ chức mua bán, làm giả bệnh án ung thư, “chạy” hưởng chế độ tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam cho nhiều người trên địa bàn tỉnh. Bước đầu, Hội khai đã nhận của 26 người ở các huyện Thường Xuân, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tổng số tiền 114 triệu đồng, để làm bệnh án ung thư và “chạy” chế độ hưởng trợ cấp chất độc da cam. Nguyễn Xuân Tỵ, nguyên là cán bộ Phòng LĐ-TB-XH H.Thường Xuân đã nhận 92 triệu đồng để giúp Hội nộp hồ sơ có bản sao bệnh án ung thư giả cho những đối tượng không bị nhiễm chất độc da cam, được hưởng chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước.a

Xử lý hình sự chủ khách sạn căng băng rôn bêu tên cán bộ

Các cơ quan liên ngành tố tụng thành phố Mỹ Tho đã họp phân tích, thống nhất xử lý hình sự bà chủ khách sạn căng băng rôn diễu phố bêu tên cán bộ.

chiec oto cua ba chu khach san cang bang ron beu ten hai can bo chay tren duong le loi, p.1, tp my tho sang 16-2 - anh: v.tr.

Chiếc ôtô của bà chủ khách sạn căng băng rôn bêu tên hai cán bộ chạy trên đường Lê Lợi, P.1, TP Mỹ Tho sáng 16-2 - Ảnh: V.TR.

Ngày 2-3, thượng tá Lê Văn Kiệm - phó trưởng công an TP Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết các cơ quan liên ngành tố tụng thành phố đã họp phân tích, đánh giá, thống nhất quan điểm xử lý vụ bà Huỳnh Thị Lệ Trinh, chủ khách sạn 2222 lái ôtô căng băng rôn bêu tên cán bộ diễu phố vào ngày 15 và 16-2 vừa qua. 

Tại cuộc họp, cơ quan điều tra Công an TP Mỹ Tho đề nghị xử lý hình sự bà Trinh cả hai hành vi: vu khống và chống người thi hành công vụ.

Đại diện Viện kiểm sát và TAND TP Mỹ Tho cũng thống nhất cho rằng bà Trinh có dấu hiệu tội phạm, đủ yếu tố để xử lý hình sự.

Thường trực Thành ủy Mỹ Tho nói hành vi của bà Trinh gây bức xúc trong dư luận và đề nghị các cơ quan tố tụng xử lý đúng pháp luật, không bao che.

“Do đây là vụ việc được dư luận quan tâm và “nhạy cảm”, nên liên ngành thành phố muốn trao đổi thêm với các cơ quan liên ngành tố tụng tỉnh Tiền Giang để có sự thống nhất cao trước khi xử lý. Hôm nay chúng tôi hoàn tất biên bản họp liên ngành thành phố rồi chuyển hồ sơ và chứng cứ đến liên ngành tỉnh”- ông Kiệm nói.

Theo ông Kiệm, các cơ quan liên ngành xác định hành vi vu khống thể hiện việc bà Trinh in băng rôn có nội dung: “Yêu cầu khởi tố tên Hồ Văn Bá - phó bí thư đảng ủy P.1 cầm đầu, chủ trương tổ chức lén lút phá hoại đường dây cáp điện của khách sạn 2222”.

Trước đó cơ quan điều tra Công an TP Mỹ Tho đã kết luận vụ này và trả lời cho bà Trinh biết vụ việc không phải do UBND P.5 chủ trương. Ông Bá lúc đó làm phó chủ tịch P.5 cũng không chỉ đạo việc này.

Tuy nhiên bà Trinh lại cho rằng ông Bá chủ trương và căng băng rôn bêu tên ông rồi diễu phố với từ ngữ có tính chất nhục mạ (tên Hồ Văn Bá) là có dấu hiệu tội phạm vu khống.

Ngày 16-2, ông Bá đã có đơn yêu cầu cơ quan điều tra xử lý hình sự bà Trinh về hành vi này.

Hành vi chống người thi hành công vụ thể hiện khoảng hơn 8g ngày 16-2 bà Trinh lái ôtô dán băng rôn hai bên hông xe bêu tên ông Hồ Văn Bá đến trước quán Garden Beer Club, đường Lộ Tập Đoàn, P.5, lực lượng công an thành phố chặn dừng để vận động, giải thích và yêu cầu bà gỡ băng rôn trên xe.

Tuy nhiên bà Trinh đã phản ứng, giật đứt cầu vai bên phải (quân hàm đại úy) và đánh vào mặt đại úy Võ Thanh Tuấn (đội phó Đội điều tra tổng hợp Công an TP Mỹ Tho).

Lực lượng công an vẫn kiên trì vận động và tháo hai băng rôn bà Trinh dán bên hông ôtô. Sau đó bà Trinh đã lái xe đến gửi ở bãi giữ xe Trung tâm trên đường Lộ Tập Đoàn rồi lấy xe máy chạy đến trước quán Beer Clup tiếp tục có lời lẽ xúc phạm lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Thượng tá Lê Văn Kiệm cho rằng quân hàm công an là do Nhà nước cấp. Chỉ khi nào cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật thì mới bị tước quân tịch. Không ai có quyền giật quân hàm của công an ném xuống đất và đánh công an đang thi hành nhiệm vụ.

Hành vi của bà Trinh được các cơ quan liên ngành tố tụng thống nhất cao là có dấu hiệu tội phạm, phải xử lý hình sự.

Từ khi vụ việc xảy ra đến nay Công an TP Mỹ Tho chưa bao giờ cung cấp thông tin có nội dung “không xử lý hình sự bà Trinh” như một số báo đăng. 


Thua kiện, cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu kháng cáo

 Trong đơn kháng cáo, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cho rằng quyết định quyết định tịch thu lô hàng rượu trị giá 3,7 tỉ đồng đã ban hành là đúng.

nguyen don va bi don tham gia phien toa so tham hoi thang 1-2016 - anh: t.l

Nguyên đơn và bị đơn tham gia phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1-2016 - Ảnh: T.L

Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục hải quan vừa gửi đơn đến TAND TP Hà Nội để kháng cáo một phần bản án mà tòa này đã tuyên trước đó.

Trước đó, vào tháng 1-2016, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên hủy định hành chính của cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đối với Công ty Camellia Trading International INC (Belize) vì quyết định này có nhiều sai phạm.

Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc phải giao trả lô toàn bộ lô hàng rượu trị giá 3,7 tỉ đồng đã bị tịch thu cho Công ty Camellia.

Vụ việc bắt đầu từ năm 2013, khi Công ty Camellia gửi vào kho ngoại quan của Công ty TNHH quốc tế Sao Bắc toàn bộ lô hàng rượu gồm 349 kiện, trị giá 3,7 tỉ đồng.

Công ty Sao Bắc được ủy quyền nhận hàng, làm thủ tục khai báo hải quan, nhập lô hàng về cảng Hải Phòng. Chiều 21-6-2013, toàn bộ lô hàng đã được nhập kho dưới sự kiểm tra, giám sát của Chi cục hải quan cảng Cái Lân thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên sau đó Chi cục hải quan cảng Cái Lân đã không làm thủ tục xuất lô hàng ra khỏi kho ngoại quan với lý do: Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực phía Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đề nghị tạm thời chưa làm thủ tục để chờ kết quả kiểm tra xác minh hồ sơ hải quan của lô hàng.

Tháng 10-2013, Cục Điều tra chống buôn lậu ra quyết định phong tỏa lô hàng. Đến tháng 4-2015, Cục Điều tra chống buôn lậu ra quyết định tịch thu toàn bộ lô hàng nêu trên với lý do tịch thu tang vật vi phạm hành chính không xác định được chủ sở hữu.

Sau đó, Công ty Camellia làm đơn khởi kiện đến TAND TP Hà Nội và yêu cầu hủy hai quyết định do cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành vì hai quyết định này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.

Tại đơn kháng cáo, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu cho rằng quyết định hành chính là đúng. Trong khi đó, ông Loh Mun Sang, đại diện Công ty Camellia cũng kháng cáo một phần bản án sơ thẩm.

Ông Loh Mun Sang cho rằng bản án không tuyên buộc Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu phải trả lại giấy tờ liên quan đến lô hàng và số lượng 18 kiện hàng bị cục này lấy mẫu, từ đó dẫn đến việc lô hàng bị thiếu số lượng và và công ty không thể tái xuất lô hàng.

Phía công ty cũng đề nghị tòa án phải kiến nghị xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến việc ban hành quyết định trái pháp luật.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục