Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại và dịch vụ hỗn hợp, được đánh giá là dự án đạt công trình cấp I, với kiến trúc hiện đại. Sau khi hoàn thiện sẽ là tòa nhà cao nhất TP Quy Nhơn (Bình Định) nhưng giờ chỉ còn trên giấy tờ.
Hội An “kêu cứu” vì thiếu 5.200 tỉ đồng đầu tư 113 công trình thiết yếu
- Cập nhật : 25/04/2016
(Tai chinh)
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, giai đoạn 2016-2020, TP.Hội An sẽ cần đầu tư 112 công trình với tổng mức đầu tư hơn 5.200 tỉ đồng.
Đây là những dự án cấp thiết nhằm xúc tiến 112 công trình trọng điểm, tạo điều kiện để TP.Hội An - đô thị cổ - di sản văn hóa thế giới càng trở nên quyến rũ, là điểm đến của du khách nước ngoài và nhân dân cả nước, làm gia tăng giá trị cho ngành du lịch, dịch vụ và thương mại.
Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn vốn đầu tư đang khiến các dự án chậm, thậm chí không thể triển khai. Ông Nguyễn Văn Sơn trăn trở: "Có khả năng nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Hội An sẽ buộc phải dừng lại vì không đủ vốn để đầu tư khi chính quyền tỉnh cũng không có khả năng hỗ trợ. Hội An chưa đủ nguồn lực để có thể đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng 40 năm qua đã xuống cấp, kiến thiết đô thị mỹ quan… khi nguồn đầu tư quá lớn".
Để tháo gỡ vấn đề này, HĐND TP.Hội An đã đề xuất Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế, chính sách mới cho Hội An, đề nghị tỉnh nghiên cứu, có chủ trương riêng về tổ chức bộ máy, bổ sung thêm biên chế quản lý hành chính, sự nghiệp. Tiếp tục phân cấp mạnh hoặc ủy quyền cho thành phố quản lý một số lĩnh vực mà thành phố có khả năng thực hiện tốt như cấp phép tu bổ di tích, phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 trở xuống, cấp phép xây dựng trên các tuyến đường chính, phân cấp về các quyết định đầu tư các công trình xây dựng cơ bản và ưu tiên hỗ trợ mọi nguồn lực để Hội An có điều kiện phát triển trong tương lai…
Trong khi đó, hiện tại một số cơ chế, chính sách không thể thực hiện được do bị ràng buộc bởi các văn bản pháp luật của trung ương; cơ chế, chính sách còn mang tính ngắn hạn, chỉ xử lý một số bất cập từ thực tiễn…