“Trung tâm chống ngập nên thực tế một chút. Đừng có sa đà vào những con số nữa, những công trình lớn nữa. Những công trình này chủ yếu về thủy lợi thôi. Ở đây tôi muốn nói là những công trình bên trong đô thị. Tức là những cống trong nhà, trong hẻm, trên đường, cống xuống kênh thì giải quyết bao nhiêu tiền. Chứ đừng có nói con số 66.820 tỉ để xây dựng những công trình khổng lồ”, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông phát biểu.
Đồng Nai hướng tới phát triển bền vững
- Cập nhật : 19/09/2015
(Tin kinh te)
Hạ tầng giao thông hoàn thiện, tiện lợi đã kéo nhà đầu tư đến với Đồng Nai ngày một nhiều hơn, kích thích kinh tế phát triển, làm tăng nhu cầu nhân lực, dẫn tới tăng nhu cầu nhà ở tại Đồng Nai.
Đồng Nai được biết đến là một trong những tỉnh luôn trong top đầu cả nước (xếp vị trí thứ 3) về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 8,5% trong 8 tháng đầu năm 2015.
Tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, nơi phần lớn các khu công nghiệp (KCN) có tỷ lệ lấp đầy trên 90% nhờ qua nhiều năm thành lập và vận hành. Song giá thuê KCN tại đây lại cao hơn gấp hai lần so với Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Không vì thế mà Đồng Nai chịu lép vế, trái lại, các dự án FDI có vốn đầu tư không lớn nhưng tạo ra giá trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường và hướng nguồn vốn đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
Với phương châm thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên vào các dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, mục tiêu xanh hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp, Đồng Nai chủ trương phát triển các KCN với cơ sở hạ tầng hoàn thiện; quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của DN trong KCN như cung cấp nguồn nhân lực, nhà ở cho người lao động, dịch vụ thương mại, hoạt động văn hóa phục vụ cuộc sống ổn định, lâu dài.
Chưa dừng lại ở đây, Đồng Nai chủ trương mở hướng thu hút dự án công nghệ cao, mà Dự án KCN công nghệ cao Long Thành là một ví dụ.
Dự án do CTCP Đô thị Amata Long Thành làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 282 triệu USD, sử dụng 400 ha đất bằng vốn của Tập đoàn Amata (Thái Lan). Và theo lý giải của ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thì: “Các dự án mới của Amata tại Đồng Nai có quy mô lớn, số vốn đầu tư nhiều và có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” và cho biết thêm
Đây là lần đầu tiên, tỉnh Đồng Nai thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai một dự án đầu tư KCN. Hiện trên địa bàn tỉnh mới có 4 dự án công nghệ cao được cấp phép, dù đã có 31 KCN với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 20 tỷ USD.
Thị trường BĐS tại Đồng Nai chỉ thực sự “nóng” sau khi Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường BĐS tại Đồng Nai đang “hồi sinh” sau 10 năm trầm lắng do hội tụ nhiều yếu tố thiên thời địa lợi.
Thống kê từ Công ty tư vấn BĐS Savills Việt Nam, các dự án nhà ở tại Đồng Nai chủ yếu tập trung tại những huyện lân cận TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, bao gồm Nhơn Trạch, Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu và Thống Nhất.
Nhơn Trạch là huyện có nguồn cung lớn nhất với 34% thị phần, trong khi Biên Hòa đứng đầu về số lượng dự án với 18 dự án. Dự kiến trong tương lai, thị trường BĐS Đồng Nai sẽ đón nhận 47 dự án nhà ở với tổng quy mô 4.850 ha tại huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Biên Hòa. Tuy vậy, hầu hết các dự án còn trong giai đoạn lên kế hoạch hoặc giải phóng mặt bằng.
Thêm nữa, thị trường vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh BĐS dự kiến sẽ chính thức được ban hành trong tháng 9/2015, nhằm tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường BĐS bền vững hơn. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà đầu tư mạnh dạn đổ vốn vào thị trường BĐS Đồng Nai nhằm đón đầu nhu cầu nhà ở của các chuyên gia, cán bộ, kỹ sư công nghệ…
Tuy nhiên, theo đại diện của Savills, hiện các nhà đầu tư vẫn là khách mua chủ yếu của thị trường nhà ở Đồng Nai vì người mua với mục đích đầu tư thường ưa chuộng đất nền; đặc biệt là các BĐS có giá cả hợp lý và giấy chứng nhận quyền sở hữu/sổ đỏ. Trong dài hạn, việc hoàn thiện các hệ thống giao thông trọng điểm và phát triển tiện ích công cộng sẽ góp phần thu hút người dân đến định cư lâu dài, làm tăng nguồn cầu chính là vấn đề mấu chốt để BĐS Đồng Nai “tỏa sáng”.
Hoàng Hà
Theo Thời báo ngân hàng