Dựa trên phân tích của nhóm tác giả Plummer và Petri về tác động của TPP tới các quốc gia thành viên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất với mức tăng GDP thực tế hàng năm là 8,1%.
Dự báo thị trường nhân lực Việt Nam năm 2018
- Cập nhật : 08/12/2017
Việt Nam có tốc độ tăng lương bình quân năm nhanh nhất khu vực với tỷ lệ từ 20% đến 24% và con số này sẽ ngày càng tăng.
Việt Nam có tốc độ tăng lương bình quân năm nhanh nhất khu vực với tỷ lệ từ 20% đến 24% và con số này sẽ ngày càng tăng.
Có tốc độ tăng lương cao nhất khu vực Đông Nam Á
Việt Nam có tốc độ tăng lương bình quân năm nhanh nhất khu vực với tỷ lệ từ 20% đến 24% và con số này sẽ ngày càng tăng. Đó là thông tin được bà C. Angie Phang – Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam nhận định theo kết quả khảo sát diện rộng của JobStreet.com.
Lý do được đưa ra cho thông tin trên là Việt Nam và Thái Lan là hai nước trong khu vực được dự đoán có sự bùng nổ về tăng trưởng quy mô doanh nghiệp – đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động. Khảo sát cho thấy mở rộng doanh nghiệp chiếm đến 68% ưu tiên tuyển dụng tại Việt Nam và 43% tại Thái Lan. Theo đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ tuyển dụng tăng vì nhu cầu mở rộng kinh doanh cao nhất trong khu vực.
Việt Nam đang khá khả quan với động lực đến từ FDI. Trong 10 tháng năm 2017, vốn đầu tư FDI đã tăng trưởng 37,4% so với cùng kỳ năm trước tạo ra những cơ hội việc làm được mong đợi trong năm 2018. Ba ngành công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng phát triển thần tốc trong năm tới theo phản hồi từ nhà tuyển dụng là sản xuất; bán buôn; xây dựng, kỹ thuật. Đây cũng là 3 ngành có nguồn vốn FDI đổ vào cao nhất.
Bên cạnh dự đoán tăng trưởng lớn về cơ hội việc làm so với các quốc gia trong khu vực, người tìm việc Việt Nam cũng có chỉ số hạnh phúc (Happiness Index) trong công việc cao thứ hai trong khu vực và có tốc độ tăng lương nhanh nhất khu vực với tỉ lệ từ 20% đến 24%.
Tuy nhiên, mặc khác dự đoán khả quan cho thị trường việc làm Việt Nam trong năm tới, vẫn có những trở ngại tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường việc làm. Về những yếu tố ngoại vi, các doanh nghiệp đánh giá rằng các yếu tố như tìm kiếm ứng viên có kỹ năng, tay nghề; phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và sự thiêu hụt thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp trong môi trường tuyển dụng cạnh tranh là những trở ngại lớn nhất. Trong đó, 50% doanh nghiệp tham dự khảo sát lo lắng về khả năng tìm được những ứng viên có kỹ năng tay nghề cao ở các vị trí như Giám Sát, Chuyên viên và Trưởng phòng. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất có nhu cầu cao nhất về những ứng viên cấp bậc Quản lý. Và những lĩnh vực đang thiếu hụt trầm trọng ứng viên có kỹ năng là Xây dựng, Máy tính – Công nghệ thông tin và Sản xuất.
Nhìn từ bên trong doanh nghiệp, các nhà quản lý Nhân sự cũng phải đối mặt với nhiều thử thách, nổi bật nhất là nhu cầu tuyển dụng đột xuất với thời gian hạn hẹp, với hơn 48% người tham dự đồng ý.
85% lao động Việt Nam tìm việc trên mạng
Theo khảo sát của JobStreet.com, 8 trên 10 ứng viên tại Việt Nam tìm cơ hội việc làm mới thông qua kênh trực tuyến.
Ông Daniel Walter, CIO - Giám đốc Công nghệ thông tin của Tập đoàn SEEK Asia, chia sẻ, thói quen tìm việc đang thay đổi từng ngày. Với sự phát triển thần tốc của nền kinh tế và mạng Internet, quy mô của việc tuyển dụng càng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Thêm vào đó, với sự gia tăng hiệu suất sử dụng Internet trên điện thoại, tìm việc càng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điện thoại thông minh và máy tính bảng đã giúp cho ứng viên tìm được việc ở bất kỳ thời điểm nào. Kết quả là, cả nhà tuyển dụng và ứng viên cần một nền tảng thân thiện và tích hợp về 1 mối với tất cả công việc trên thị trường cũng như nhu cầu ứng tuyển.
Khảo sát Xu hướng tuyển dụng 2017 của JobStreet.com thực hiện tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam vừa cho biết, người lao động ưa thích tìm việc trên mạng hơn hẳn so với các kênh thông thường như người giới thiệu, ngày hội việc làm, quảng cáo trên báo, các sự kiện tuyển dụng tại trường học và ngành nghề.
Riêng tại Việt Nam, có đến 8 trên 10 ứng viên sử dụng kênh trực tuyến để tìm việc làm mới. Người lao động tại đây cùng với lao động Indonesia và Singapore xem trang mạng việc làm là sự lựa chọn hàng đầu, tiếp theo là người giới thiệu trong các kênh tìm việc. Ứng viên tại Malaysia, Philippines và Thái Lan thích tìm việc ở trang tuyển dụng/nghề nghiệp của công ty nhất, rồi mới đến các trang mạng việc làm trực tuyến.
Bỏ qua sự khác biệt trong sở thích của ứng viên các nước, 3 kênh tìm việc được đa số ứng cử viên ưa thích nhất hiện là các trang mạng việc làm, trang tuyển dụng/nghề nghiệp của công ty và người giới thiệu.
JobStreet.com cho rằng, sự chuyển dịch mạnh mẽ trong phương thức tìm việc được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghệ số. Cùng với đó, những thay đổi về công nghệ cũng đang tác động lớn đến ngành nhân sự từ năm 2018 về sau.
Lê Trang
Theo Nhipcaudautu.vn