Vì sao trên thị trường có gần 67 loại gạo nhưng người tiêu dùng chỉ chọn 21 loại đặt theo tên Việt Nam?

Giới quan sát đánh giá cách Tổng thống Mỹ Donald Trump đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho thấy định hướng hợp tác không đổi so với chính quyền tiền nhiệm.
"Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Việt Nam diễn ra khi hai nước đang duy trì quan hệ Đối tác toàn diện. Hai bên đã ký kết các thỏa thuận thương mại và đầu tư trị giá hơn 15 tỷ USD. Tất cả những điều đó cho thấy dấu hiệu rằng hợp tác hai nước vẫn đang đi đúng hướng", ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, Mỹ đánh giá khi trao đổi với VnExpress.
Ông Etler nhắc đến Khuôn khổ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ được thiết lập năm 2013, trong thời kỳ tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama cầm quyền.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Việt Nam ngày 31/5 đã có cuộc trao đổi ở Nhà Trắng, khi lãnh đạo Việt Nam thăm chính thức Mỹ ba ngày.
Chuyên gia của Trung tâm Stimson lưu ý cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện rõ ông Trump vẫn quan tâm đến sự can dự của Mỹ ở châu Á, điều dư luận còn băn khoăn cách đây khoảng một tháng.
Theo tuyên bố chung giữa hai nước, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng khẳng định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực.
Tổng thống Donald Trump cũng cho hay Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Điều này được đưa ra ít ngày sau khi tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh một bãi đá trên Biển Đông.
"Không khí thân mật trong cuộc đón tiếp của ông Trump dành cho lãnh đạo Việt Nam là điều được dự báo trước. Cuộc gặp diễn ra ngay sau khi Mỹ chuyển giao tàu tuần duyên cho Việt Nam, nó nêu bật lên cơ hội để hai bên mở rộng hợp tác", ông Rodger Baker, Phó chủ tịch Bộ phận phân tích chiến lược của Stratfor, tổ chức chuyên về tình báo địa chính trị, Mỹ, đánh giá về cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Việt Nam.
Mỹ tuần trước đã bàn giao một tàu tuần duyên tải trọng cao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại thành phố Honolulu, Hawaii. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ chuyển giao 6 xuồng cao tốc Metal Shark cho Việt Nam.
Ông Baker khẳng định Việt Nam và Mỹ còn nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác ở Biển Đông, khi Philippines có thay đổi tạm thời về chiến lược, tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách một đối tác an ninh trong khu vực đang gia tăng.
Đồng tình với ý kiến này, ông Carl Baker, chuyên gia của Diễn đàn Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cho rằng "quan hệ an ninh với Việt Nam là nhân tố quan trọng với Mỹ trong cuộc gặp này và cả sau đó. Chính quyền của Tổng thống Trump sẽ nỗ lực cải thiện hợp tác quân sự với Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực trên biển".
Chuyên gia CSIS cho rằng Washington còn có thể quan tâm đến việc bán thiết bị quân sự cho Việt Nam, một cách để cân đối thương mại giữa hai nước. Mỹ có thể sẵn sàng hơn trong việc phá bỏ những rào cản cuối cùng để gia tăng hợp tác quân sự với Việt Nam.
Ông Brian Harding, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu American Progress, nhận định việc Thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á gặp gỡ Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng thể hiện rõ tình trạng mối quan hệ giữa hai nước, Washington đang coi Hà Nội là một đối tác rất quan trọng. Giao thương về quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ là lĩnh vực có triển vọng, khi nó giúp gia tăng quan hệ và giảm thâm hụt thương mại song phương, điều mà ông Trump coi là một ưu tiên, Harding dự đoán.
Tuy nhiên, ông Harding nhận xét thận trọng về chính sách Biển Đông của Mỹ, cho rằng vẫn chưa rõ chính quyền Trump sẽ đi tới đâu trong vấn đề này. Washington đang nỗ lực giành được sự ủng hộ của Trung Quốc để gây áp lực, buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Ông Rodger Baker cho rằng hiện mối quan tâm chính của Washington ở châu Á là Triều Tiên. Mỹ đang sử dụng mọi kênh liên lạc trong khu vực để gây áp lực với Bình Nhưỡng, và điều này khiến Mỹ bị đẩy vào tình huống thận trọng về mức độ sẵn sàng ở Biển Đông.
Nêu bật sự khác biệt chính sách giữa Tổng thống Trump và người tiền nhiệm Barack Obama, giáo sư John Karaagac, Đại học Indiana, Mỹ, cho rằng ông Trump quan tâm đến sự thương lượng trong cả thương mại và an ninh. Do đó, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Việt Nam hôm qua có thể coi là bước đi đầu tiên trong một loạt thương lượng phức tạp.
"Chúng ta sẽ biết rõ hơn khi ông Trump đến Đà Nẵng dự hội nghị APEC", ông Karraagac nói.
Khánh Lynh
Theo Vnexpress
Vì sao trên thị trường có gần 67 loại gạo nhưng người tiêu dùng chỉ chọn 21 loại đặt theo tên Việt Nam?
Khi TPP đối mặt với nguy cơ bế tắc do sự rút lui của Mỹ, các quốc gia thành viên đang đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy tự do thương mại.
Nếu mọi người khỏe mạnh thì không có tăng trưởng, nhưng nếu mọi người đổ bệnh thì sẽ có tăng trưởng, nhờ chi tiêu cho thuốc men và các bác sĩ.
GDP có thể tăng do chi thường xuyên để nuôi bộ máy khổng lồ, do đầu tư dàn trải hay các công trình xây xong không biết để làm gì.
Bình luận của Đa Chiều rằng chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam "chưa từng có tiền lệ" chỉ phản ánh cái nhìn dựa trên hiện tượng.
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự thay đổi, ít nhất là để có thể tồn tại.
Ba người tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ năm 2005 nay lại cùng ngồi trên chuyên cơ đến Mỹ với vị trí và vị thế mới. Đó là các ông: Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm và Dương Trung Quốc.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) trong quý I/2017 đã giảm 7 điểm so với quý trước xuống còn 78 điểm.
Không chỉ tài xế taxi, nhiều tài xế Uber, Grab cũng kêu than bị xử ép, cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng hoặc có quy định để giảm bớt bất công, hài hòa hơn lợi ích hãng xe - tài xế.
Khi nói đến việc tái khởi động lại các vòng đàm phán cho TPP-11, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe luôn nhấn mạnh hai giá trị làm nền tảng cho Hiệp định Mậu dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương thế hệ mới này là: “Tự do” và “Công bằng”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự