Theo World Bank, trong giai đoạn 2017-2019, Campuchia, Lào, Myanmar sẽ là các nền kinh tế tăng trưởng nhất châu Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích một số cố vấn kinh tế hàng đầu chống lại nghị trình làm việc của ông qua việc trì hoãn các mức thuế suất áp cho hàng hóa Trung Quốc.
Trong tuần đầu tiên đảm nhiệm chức chánh văn phòng Nhà Trắng, tướng John Kelly triệu tập cuộc họp nhằm thảo luận các kế hoạch của chính quyền Washington tiến tới điều tra nghi vấn Trung Quốc đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ.
“Suốt 6 tháng qua, cũng nhóm người thiên tài này tụ tập lại đây và tôi đã yêu cầu họ là “Thuế quan. Tôi muốn đánh thuế”. Vậy mà họ đã làm gì? Họ quẳng cho tôi tài sản trí tuệ (IP). Tôi chẳng thể nào đánh thuế lên loại tài sản này”, theo trang The Hill ngày 27.8 dẫn lời Tổng thống Donald Trump nói với chánh văn phòng Nhà Trắng.
“Trung Quốc đang cười nhạo chúng ta. Họ đang cười vào mặt chúng ta”, Tổng thống Mỹ lớn giọng.
Theo các nguồn thạo tin, có mặt trong cuộc họp này là Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Giám đốc Hội đồng thương mại quốc gia Peter Navarro, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Gary Cohn và chiến lược gia trưởng Steve Bannon (trước khi ông này bị cách chức).
“John, để tôi nói ông nghe lý do tại sao họ không đưa cho tôi bất cứ thuế biểu nào. Tôi biết có một vài người trong căn phòng này đang bực bội. Tôi biết có một số người theo đuổi cái gọi là toàn cầu hóa đang có mặt tại đây. Và họ không muốn đánh thuế (Trung Quốc)… nhưng tôi thì muốn”, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh với ông Kelly. Sau đó, ông Kelly trấn an thượng cấp rằng đội ngũ cố vấn sẽ tìm ra cách và nhóm họp một lần nữa.
Phản ứng trước các thông tin trên, một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã thể hiện rất rõ nghị trình về vấn đề thương mại của ông, và các cuộc thảo luận về những mức thuế suất cụ thể đang diễn ra và bắt đầu gặt hái những kết quả tích cực.
Thụy Miên
Theo Thanhnien.vn
Theo World Bank, trong giai đoạn 2017-2019, Campuchia, Lào, Myanmar sẽ là các nền kinh tế tăng trưởng nhất châu Á.
Nhiều cuộc tuần hành kêu gọi tẩy chay hàng hóa “made in China” đã diễn ra trong tháng qua ở Ấn Độ. Người Ấn cho rằng Trung Quốc chơi không sòng phẳng.
Sự khiêu khích mới nhất của Triều Tiên sẽ làm tăng thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Trong khi thế giới đang theo dõi xem Trung Quốc sẽ gây khó khăn cho kinh tế Triều Tiên như thế nào, thì dường như nỗ lực của Bắc Kinh lại chỉ nhắm đến nước láng giềng Hàn Quốc.
Nga được dự báo là sẽ soán ngôi Mỹ để trở thành nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới trong vụ mùa 2017-2018.
Trừng phạt thứ cấp các công ty dầu mỏ và ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có thể là cách mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dùng để gây sức ép lên vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Một loạt dự án năng lượng của Nga tại châu Âu đã tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Nga đóng nhiều tàu thuyền hơn để đi qua Bắc Cực vì thời tiết thuận lợi cho vận chuyển dầu xuống Thái Bình Dương.
Tầm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đang chậm lại một cách rõ ràng. Đâu là lý do?
Trong 1-2 năm tới, Trung Quốc có thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng nợ tích lũy sẽ ngày càng nhanh và nhiều lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự