Đây là con số ước thực hiện của cả năm 2015 vừa được Chính phủ đưa ra trong Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước QH trong phiên họp chiều 20/10.
“Đẻ” thêm thủ tục làm phiền doanh nghiệp
- Cập nhật : 21/10/2015
(Doanh nghiep)
Các doanh nghiệp có sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất trong các ngành thép, giấy, nhựa... mấy ngày qua đang như “ngồi trên lửa” do chuẩn bị áp dụng thông tư 41...
Các doanh nghiệp có sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất trong các ngành thép, giấy, nhựa... mấy ngày qua đang như “ngồi trên lửa” do chuẩn bị áp dụng thông tư 41 (có hiệu lực từ ngày 27-10) do Bộ Tài nguyên và môi trường (TN-MT) ban hành về “bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”.
Đây là thông tư được nhiều doanh nghiệp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất mong chờ nhất, thế nhưng đến khi ban hành thì nhiều doanh nghiệp “kêu trời” bởi các yếu tố về cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu phiền hà và khó khăn cho doanh nghiệp còn nhiều hơn trước khi có thông tư hướng dẫn.
Cụ thể, trước đây khi nhập khẩu thép phế liệu làm nguyên liệu, các doanh nghiệp sản xuất thép phải xin giấy phép đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (gọi tắt là giấy xác nhận) tại sở TN-MT nơi doanh nghiệp đặt nhà máy.
Tuy nhiên, với thông tư 41, Bộ TN-MT bắt buộc nếu doanh nghiệp nhập khẩu 5.000 tấn thép phế liệu/năm trở lên thì giấy xác nhận phải do bộ cấp, với thời hạn chờ cấp phép là 40 ngày làm việc.
“Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đều nhập hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu tấn. Vậy sao không để sở cấp như trước đây mà phải chạy ra tuốt ngoài bộ vừa mất thời gian, chi phí tốn kém cho doanh nghiệp?” - một doanh nghiệp sản xuất thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc nói.
Tương tự, các doanh nghiệp ngành sản xuất giấy còn lâm vào tình cảnh ngặt nghèo hơn khi quy định số lượng nhập khẩu giấy phế liệu chỉ cần trên 200 tấn/năm cũng đã phải “chạy” ra ngoài bộ, trong khi nhu cầu sử dụng của ngành này mỗi năm lên đến hàng triệu tấn giấy phế liệu.
Chưa kể thời hạn quy định của giấy xác nhận bây giờ chỉ còn hai năm, thay cho ba năm như trước đây, đồng thời buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu ghi trong giấy xác nhận.
Nếu thay đổi về chủng loại hoặc tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu thì phải làm thủ tục xin cấp lại giấy xác nhận.
“Điều này quá vô lý khi bắt doanh nghiệp phải hoạch định chính xác tổng khối lượng phế liệu sẽ nhập trong hai năm. Nếu mỗi lần thay đổi, dẫu chỉ một chút mà phải xin giấy phép lại là làm lại từ đầu thì chúng tôi còn thời gian đâu để tập trung cho sản xuất?” - ông Vũ Ngọc Bảo, phó chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy VN, phản ứng.
Riêng thủ tục nhập khẩu phế liệu là nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp cũng cho biết phải trải qua ít nhất bốn công đoạn, cùng với hàng chục giấy tờ văn bản liên quan hết sức nhiêu khê cho công đoạn thông quan.
“Đây là một bước lùi về thủ tục hành chính khi không phân biệt đâu là rác thải phế liệu - vốn cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, và đâu là nguyên liệu đầu vào vô cùng cần thiết cho hàng loạt ngành sản xuất công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế” - phó tổng giám đốc một công ty sản xuất giấy thở dài nói.
Cần tổ chức đánh giá lại tác động
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ của Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thừa nhận với những quy định như thông tư 41 sẽ gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp khi họ phải từ nhà máy ở các địa phương ra cơ quan trung ương để làm thủ tục xin giấy phép.
“Chúng tôi đề nghị sau ba tháng thi hành cần tổ chức đánh giá lại những tác động cụ thể tới doanh nghiệp cũng như những khó khăn, vướng mắc. Mục đích của thông tư là để kiểm soát chặt chẽ những nguồn gây ô nhiễm môi trường nhưng cũng cần phải tính đến việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất theo nghị quyết 02 của Chính phủ” - vị này đề nghị.