Thông báo mới đây của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12 khóa XI đã đề ra một loạt chỉ tiêu kinh tế cho năm 2016, có 6 chỉ tiêu đáng quan tâm.
Cuối năm, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ dự thảo phát triển logistics
- Cập nhật : 20/10/2015
(Tin kinh te)
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, tổ công tác đang nỗ lực làm việc, soạn thảo và xây dựng dự thảo về chương trình hành động logistics trình Thủ tướng Chính phủ, dựa trên 2 quy hoạch về logistics trong GTVT và logistics trong giao lưu thương mại.
Sáng nay (16/10), bên lề Diễn đàn Logistics lần thứ 3 tổ chức tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh đã có những trao đổi liên quan đến phát triển logistics Việt Nam.
- Phóng viên: Bộ Công Thương đang tiến hành soạn thảo Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics để trình Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về bản soạn thảo này?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Chúng ta đã có 2 quy hoạch về phát triển ngành logistics. Một là quy hoạch logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ GTVT chủ trì soạn thảo và được Chính phủ ban hành năm 2013. Hai là quy hoạch các trung tâm logistics phục vụ phát triển thương mại trên toàn quốc do Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng và được Chính phủ ban hành năm 2015.
Có thể nói, cả 2 quy hoạch này đều đã nêu lên những quan điểm, định hướng rất quan trọng của Chính phủ về phát triển logistics và định vị logistics trong phát triển kinh tế xã hội, hình thành phát triển ngành công nghiệp logistics ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nghiệp logistics đóng góp vào sự phát triển chung. Trong này có tính đến các biện pháp phân kỳ, kể cả trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng quy chế chính sách..Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/7/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. Ban soạn thảo này do Thứ trưởng Trần Tuấn Anh làm trưởng ban, thành phần gồm các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan và một số hiệp hội, viện nghiên cứu, Kế hoạch hành động này hi vọng tạo ra một bước đột phá về chính sách, tạo cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp logistics phát huy sức mạnh.
Tuy nhiên, qua ý kiến chung của Diễn đàn cũng như từ nhiều đại biểu, đặc biệt là TS. Trần Du Lịch, chúng ta thấy rằng đang có vấn đề liên quan tới quan điểm tổng thể trong đảm bảo sự thống nhất, tập trung của Chính phủ theo định hướng cho logistics tại Việt Nam.
Điều này càng có ý nghĩa cần thiết hơn trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đang hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới. Hàng loạt các nội dung cam kết trong khuôn khổ hội nhập này đều chứa đựng nội hàm liên quan đến hoạt động logistics, vai trò của doanh nghiệp logistics, kể cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, liên quan tới cung ứng dịch vụ logisitics.
Vì vậy, dựa trên thực tế và nhu cầu của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã thành lập tổ soạn thảo, xây dựng dự thảo về chương trình hành động phát triển logistics và sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ, bao gồm có kế thừa tiếp thu những quan điểm, chiến lược dài hạn đã được thể hiện trong 2 quy hoạch về logistics trong GTVT và logistics trong giao lưu thương mại.Dự thảo này nêu lên những mục tiêu, yêu cầu mang tính dài hạn và cả chương trình cụ thể, có những giải pháp cụ thể thể hiện cam kết hội nhập nghiêm túc, đầy đủ, đồng thời khai thác các cơ hội từ hội nhập kinh tế xã hội chung.
- Ông có thể cho biết thời điểm cụ thể chương trình soạn thảo này hoàn thành và trình Chính phủ không?Chúng ta mong muốn chương trình soạn thảo này sẽ sớm trình Chính phủ để ban hành và sớm đưa vào ứng dụng trong cuộc sống. Hi vọng rằng với mức độ làm việc hiện nay của tổ công tác, hi vọng cuối năm nay, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn diện chương trình soạn thảo này.
- TS. Trần Du Lịch có đề xuất giải pháp Bộ Công Thương khuyến nghị Chính phủ cho phép tư nhân tham gia vào đối tác công tư trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng vận tải nội địa. Quan điểm của Bộ Công Thương như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Tất nhiên đây là một nội dung rất quan trọng trong chương trình dự thảo hành động sắp tới mà chúng tôi nghiên cứu vì phù hợp với xu thế phát triển chung của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng như huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển về các ngành dịch vụ logistics và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chắc chắn là xu thế tương đối rõ nét trong điều hành của Chính Phủ. Do vậy, chúng tôi sẽ vận dụng, nghiên cứu những khuôn khổ pháp lý mới được ban hành, những nguyên tắc trong mô hình mới TPP, từ đó có bổ sung, cập nhật trong chương trình hành động phát triển logistics tại Việt Nam.
- Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen có đề nghị các Bộ Công Thương, Bộ GTVT đồng bộ hóa hạ tầng. Điều đó có nằm trong chương trình hành động mà Thứ trưởng vừa nói tới không?
Trong các chương trình của Chính phủ, nhiều phiên họp trực tiếp chỉ đạo, nghiên cứu, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống hạ tầng giao thông, hướng tới việc cắt giảm chi phí đồng thời tạo thuận lợi hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có dịch vụ vận tải cảng biển, vận tải biển cũng như hoạt động cảng biển.Trong chừng mực phối hợp chung với các bộ, Bộ GTVT và Bộ Công Thương thường xuyên có sự phối hợp giữa 2 bộ, ngành cũng như các bộ ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, chủ động rà soát lại những chức năng trong quản lý nhà nước của mình.
Chúng tôi khẳng định rằng không chỉ riêng trong chương trình hành động dự thảo báo cáo Chính phủ mà còn cả trong các khuôn khổ pháp lý, khuôn khổ hợp tác khác, chúng tôi cũng chủ động làm việc với Bộ GTVT. Đây cũng là nội dung chúng tôi đang rất quan tâm và sẽ có định hướng trong chương trình dự thảo phát triển logistics.
- Thứ trưởng có cho rằng, chúng ta cần Luật Logistics riêng hay không?
Đây cũng là yếu tố cần nghiên cứu thêm vì như chúng tôi đã nói, trong các khái niệm liên quan tới logistics, vai trò logistics cũng như điều kiện cụ thể để phát triển logistics ở VN đã được quy định tương đối nhiều và rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, kể cả trong Luật thương mại, mới đây nhất là Luật hàng hải.
Tuy nhiên trong bối cảnh mới khi chúng ta hội nhập, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết thì chúng ta cần căn cứ theo các yêu cầu của những khuôn khổ Hội nhập quốc tế này để rà soát lại luật, xây dựng và điều chỉnh lại các bộ luật. Rõ ràng, các nội dung liên quan đến logistics, môi trường phát triển logistics ở Việt Nam chắc chắn phải được xem xét lại.
Xin cảm ơn Thứ trưởng về cuộc trao đổi này!