Các cam kết FTA đã có tác động nhất định trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, song lại tác động gián tiếp giúp tăng thu ngân sách từ nội địa, đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu ngân sách.
Chính phủ họp phiên cuối năm 2015: Thủ tướng với ba đột phá chiến lược 2016
- Cập nhật : 30/12/2015
(Tin Kinh Te)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Mấy ngày, người ta đã bay lên vũ trụ rồi bay về, còn ta, thủ tục làm một dự án mấy trăm ngày mới xong”.
Thách thức còn dài với giá dầu giảm
Những dè dặt này là có cơ sở, bởi như ý kiến thảo luận của các thành viên Chính phủ (CP), dù năm 2015 đã tạo điều kiện tiền đề, thuận lợi nhưng dự báo năm 2016 vẫn còn nhiều thách thức. Trong những thách thức ấy, có vấn đề như giá dầu đang diễn biến phức tạp hơn. Tại thời điểm CP họp, giá dầu thế giới được niêm yết trên website Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ ở mức 36,8 USD/thùng, chưa bằng 2/3 mức dự báo 60 USD mà Quốc hội dùng để dự toán thu chi ngân sách 2016. Tình hình còn lo ngại đến mức, như báo cáo của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, là đang phải tính thêm phương án 30 USD...
Cùng đó, Thủ tướng nhấn mạnh hai thách thức lớn là năng lực cạnh tranh và nguồn lực của quốc gia. “Hội nhập sâu rồi, cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp và cạnh tranh ở từng sản phẩm, dù có cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Yêu cầu vốn đầu tư cho phát triển, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cho đảm bảo an sinh, rồi đầu tư bảo đảm an ninh-quốc phòng là rất lớn nhưng nguồn lực thì hạn hẹp. Vừa hạn hẹp về ngân sách, vừa hạn hẹp cả về cơ chế huy động nguồn lực từ bên ngoài. Mâu thuẫn rất lớn ấy đang tiếp tục tìm tòi, tháo gỡ”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: TTXVN
Chưa thể chủ quan với lạm phát
Thách thức trong năm tới còn nằm ở những biểu hiện rất cụ thể, tưởng chừng như không có gì đáng lo ngại - như lạm phát. Năm nay, theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm chỉ tăng 0,63% - vô cùng thấp so với hai con số hồi đầu nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, khả năng dựa vào chỉ số ấy kéo giảm lãi suất cho vay xuống thấp nữa để kích thích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất như mong muốn của các địa phương là rất thấp. Bởi như phân tích của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, lạm phát thấp chủ yếu do yếu tố bên ngoài như giá dầu xuống thấp, kéo giảm chi phí đầu vào của nền kinh tế. Nếu loại trừ các yếu tố bất thường ấy, lạm phát cơ bản phải cỡ 3%.
Kinh tế phục hồi đòi hỏi tín dụng tăng mạnh 18% trong năm 2015 và phải lên 20% trong năm 2016 nhưng tăng trưởng huy động lại chưa theo kịp, mới ở mức 13%. Cùng với biến động tỉ giá ngoại tệ, CP còn phải giữ lãi suất huy động ở mức hợp lý để có thể phát hành lượng lớn trái phiếu, hầu có nguồn đầu tư phát triển lâu dài...
Các yếu tố ấy sẽ gây sức ép rất lớn tới mục tiêu duy trì mặt bằng lãi suất ở mức như năm 2015 mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho năm 2016. Đến mức - như Thống đốc Bình - năm tới chỉ có thể hy vọng giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn khoảng 0,3%-0,5% như đã thực hiện trong năm nay.
Thách thức còn là những gì xưa, cũ, nằm ngay trong thói quen của lãnh đạo các cấp, chi tiêu phung phí. Bởi theo Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, sau chỉ thị siết chặt của Thủ tướng, năm nay số đoàn quan chức ra nước ngoài đã giảm 10% so với năm trước nhưng tổng cộng vẫn còn tới 2.105 đoàn. Trong đó “còn nhiều đoàn chủ yếu đi học tập kinh nghiệm, không đưa lại kết quả hợp tác cụ thể nào”.
Kiên trì “ba đột phá chiến lược”
Giải pháp để vượt qua thách thức ấy, như Thủ tướng kết luận vẫn là “ba đột phá chiến lược, nói ra thì nghe rất thuộc nhưng vẫn phải nhấn mạnh”. Đó là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, không thể hài lòng thứ hạng trong nhóm ASEAN 6. Bởi “mấy ngày, người ta đã bay lên vũ trụ rồi bay về, còn ta, thủ tục làm một dự án mấy trăm ngày mới xong”.
Giải pháp vẫn là phải tinh giản biên chế, việc trung ương đã có nghị quyết, CP đã có nhiều chỉ đạo nhưng thực tế như Thủ tướng kể “có đồng chí sắp về hưu, tăng biên chế lên quá trời, hơn 200”.
Để tinh giản biên chế hiệu quả, thực chất, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, phải “tấn công” vào khu vực hành chính sự nghiệp, quyết liệt như hồi sắp xếp, đổi mới 11.000 doanh nghiệp nhà nước nhiều năm trước. Bởi một thời gian dài buông lỏng quản lý khiến khu vực sự nghiệp bùng nổ lên tới con số hơn 55.000 đơn vị trên cả nước, “tiêu tốn” hai triệu biên chế viên chức.
Các đơn vị sự nghiệp này cung cấp dịch vụ cho người dân nhưng lại chưa vận hành theo thị trường và theo Thủ tướng, “giữ cái này thì vừa không giảm được biên chế, vừa không tăng được chất lượng dịch vụ”. Vì vậy, thời gian tới phải quyết liệt rà soát, phê duyệt lại theo từng nhóm tự chủ 30% hay 50% kinh phí hoặc bao cấp hoàn toàn.
Giải pháp còn là tháo gỡ nút cổ chai nguồn nhân lực. Ví dụ dễ thấy mà Thủ tướng nêu ra là hiện tượng thiếu hụt y, bác sĩ khi hàng loạt cơ sở y tế tư nhân mở ra theo chủ trương xã hội hóa dịch vụ công nhưng kết quả bệnh viện xây lên chỉ có vỏ, không có ruột…
NGHĨA NHÂN (PLO.VN)