"Quan trọng hơn là hai bên cùng chia sẻ để có hướng giải quyết trong thời gian tới”, CEO Đặng Việt Dũng khẳng định.
“Ký kết nhiều FTA giống như bát mì Spaghetti”
- Cập nhật : 29/12/2015
(Kinh te)
Việc ký kết nhiều FTA giống như “bát mì Spaghetti”, có rất nhiều hương vị và màu sắc. Tất nhiên, khi tham gia nhiều FTA như vậy sẽ có sự đan xen, chồng chéo. Nhưng chúng ta sẽ chọn cam kết nào có mức hưởng lợi lớn nhất để thực hiện
Sáng nay (ngày 29/12), Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo “Hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trịnh Minh Anh – Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế (Bộ Công thương) cho biết, trong những năm gần đây, các hiệp định thương mại tự do đã phát triển rất nhanh chóng như một xu thế tất yếu, làm cho tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập mang lại nhiều sắc tố mới.
Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 220 nước và vùng lãnh thỗ. Cách đây 20 năm, Việt Nam đã tham gia ASEAN; 19 năm trước Việt Nam đã chủ động đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM) năm 1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 và gia nhập WTO 9 năm trước.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương với nhiều nước. Các FTA là một dạng thức đặc biệt của hội nhập kinh tế quốc tế với những cam kết đặc biệt, thị trường được mở rộng hơn, nhanh hơn so với WTO.
Cho đến nay, với 11 FTA đã được ký kết, Việt Nam đã có quan hệ FTA với 5 khu vực thị trường lớn nhất thế giới và 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Vấn đề lớn nhất của hội nhập là nhằm giải quyết bài toán thị trường, bài toán mua bán hàng hóa thương mại dịch vụ, đưa ra cam kết theo lộ trình nhất định. Bản chất của hội nhập không phải là cái gì quá cao xa, mà là quá trình làm đẹp” – ông Trịnh Minh Anh nhấn mạnh.
Do đó, năm 2015 là năm bản lề của hội nhập kinh tế quốc tế, là năm chúng ta bắt đầu thực hiện chiến lược xoay trục thị trường từ Đông Bắc Á sang Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế thương mại.
Ông Trịnh Minh Anh cho rằng, trong giai đoạn tới, khi các cam kết hội nhập có hiệu lực như AEC, TPP, FTA Việt Nam-EU... sẽ tạo cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Thông qua các FTA, doanh nghiệp Việt có cơ hội mở rộng và tiến sâu hơn vào các thị trường quan trọng trên thế giới. Điển hình là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan (hầu hết là về 0%, còn lại dưới 5%). Sau đó là việc tháo gỡ các rào cản kỹ thuật.
Đồng thời, nhờ hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng và chất của vốn FTA vào Việt Nam sẽ có điều kiện để gia tăng. Các DN Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức rất lớn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt như áp lực cạnh tranh tăng cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các định chế, các cam kết quốc tế nên tính phụ thuộc lẫn nhau sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Điều này cũng làm gia tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường bên ngoài và khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế.
“Hội nhập không dễ dàng như chúng ta tưởng, kể cả đối với những cường quốc lớn như Hoa Kỳ - người dẫn đầu cuộc chơi TPP” – ông Trịnh Minh Anh chia sẻ.
Theo ông Trịnh Minh Anh, trong 70 năm qua, thế giới đã làm được hai cuộc cách mạng lớn trong hội nhập. Cuộc cách mạng thứ nhất về thương mại hàng hóa, di chuyển nhanh hơn từ nước này đến nước khác. Và cuộc cách mạng thứ 2 về thương mại dịch vụ.
“Việc ký kết nhiều FTA giống như “bát mì Spaghetti”, có rất nhiều hương vị và màu sắc. Tất nhiên, khi tham gia nhiều FTA như vậy sẽ có sự đan xen, chồng chéo. Nhưng chúng ta sẽ chọn cam kết nào có mức hưởng lợi lớn nhất để thực hiện” – ông Trịnh Minh Anh cho biết.
Đồng thời, ông Minh Anh cũng khẳng định, kết quả của hội nhập người hưởng lợi lớn nhất là doanh nghiệp, người tiêu dùng. Giá trị cốt lõi của hội nhập là làm cho mức sống của người dân được nâng cao hơn.