Trước bối cảnh hội nhập đang đến gần, “hỗ trợ” đã trở thành từ khoá được nhắc tới nhiều nhất, phản ánh lo ngại của DN không có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hay với các nguồn lực ngoại ngay trên chính sân nhà.
Bức tranh "buồn" của kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2016
- Cập nhật : 15/07/2016
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đang đi xuống, đó là nhận định của TS Lưu Bích Hồ. Một bức tranh kém sắc với tốc độ tăng trưởng chững lại.
GDP chững lại, khó đạt mục tiêu tăng trưởng
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%.
GDP có biểu hiện chững lãi, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2015 (đạt 6,32%). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có biểu hiện đi xuống ngay sau năm đầu tiên vượt dốc (năm 2015). Với mức tăng chậm và chững này, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong cả năm 2016 thì trong 6 tháng cuối năm GDP phải đạt 7,6%.
“Mục tiêu này không thể đạt được. GDP năm 2016 chỉ có thể đạt 6%”, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách thẳng thắn nhận định.
Nông nghiệp tăng trưởng giảm
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ngành nông nghiệp (chiếm trên 75% giá trị tăng thêm khu vực I) giảm 0,78%. Nguyên nhân dosản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ đông xuân 2015. Tình trạng khô hạn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng lúa sụt giảm.
Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 5,75%; ngành thủy sản tăng 1,25%.
TS Vũ Đình Ánh nhận định nếu tình trạng khô hạn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp tục kéo dài, cần phải thay đổi cách thức gieo trồng phù hợp với thời tiết.
Công nghiệp tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng,ngành công nghiệp tăng 6,82%, thấp hơn nhiều mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 2,20% (6 tháng đầu năm 2015 tăng 8,48%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2015.
Ngành sản xuất và phân phối điện và ngànhcung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng trưởng khá tốt với mức tăng tương ứng là 11,7% và 8,10%. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,8%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây
Dịch vụ: Tăng trưởng cao nhất kể từ 2012 đến nay
Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao nhấtkể từ năm 2012 tới nay.
Một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 8,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,1%; thông tin và truyền thông tăng 8,76%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,30%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 7,20%; giáo dục và đào tạo tăng 7,15%. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 3,77%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng ước tính đạt 195,5 nghìn tỷ đồng chiếm 11,3% tổng mức và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng năm nay ước tính đạt 15 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước
Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng ước tính đạt 199,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2015
Bản lẻ tăng trưởng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng6 tháng đầu nămnayước tính đạt1724nghìn tỷ đồng, tăng9,5% so với cùng kỳ nămtrước. Nếuloại trừ yếu tố giá tăng7,5%, thấp hơn mức tăng 8,8% của cùng kỳ năm 2015.
Doanh nghiệp
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 54501 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 427,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.
Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2%
Xuất khẩu: Khó đạt mục tiêu tăng trưởng 10%
Tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm 5,9% cách xa so với mục tiêu 10% mà Chính phủ đề ra. Các chuyên gia kinh lo ngại khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2016.
Cải thiện bức tranh cuối năm
Nhận định chung các chuyên gia kinh tế cho rằng bức tranh kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2016 đang tăng trưởng thấp dù đầu tư cao. Các ngành đem lại tăng trưởng chủ yếu là ngành mang tính truyền thống, giá trị gia tăng thấp. Trong khi các ngành thương mại chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn tăng trưởng thấp hơn mức trung bình.
Bốn ngành du lịch, tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản và vận tải có giá trị gia tăng lớn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15,5% tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ và tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của Quý 1 và cùng kỳ năm 2015.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, nửa cuối năm 2016 GDP phải đạt 7,6%. Đây là một bài toán khó.
"Hiện nay dư địa tăng trưởng nằm ở hai ngành nông nghiệp và dịch vụ, trong đó cần tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu để đẩy mạnh tăng trưởng", TS Vũ Đình Ánh cho biết.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)