Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đang nổi lên như một điểm đến được yêu thích...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng cung cấp nhiều việc làm thu nhập cao cho người dân.
Tận dụng lợi thế, nắm bắt cơ hội
“Chúng tôi đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn của Bloomberg TV vài ngày trước khi rời Việt Nam tới Davos, Thụy sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019.
“Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong các ngành mà chúng tôi có lợi thế như thủy sản, hàng hóa, giày dép và hàng điện tử. Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng cung cấp nhiều việc làm thu nhập cao cho người dân”, Thủ tướng nói.
Với một loạt hiệp định thương mại tự do đang và sắp có hiệu lực, nguồn lao động tương đối rẻ và có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, Việt Nam định vị mình là nơi trú ẩn cho các nhà sản xuất đang lo sợ bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thách thức cho năm 2019
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy xu hướng dịch chuyển ồ ạt của các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thủ tướng cho biết. Hơn nữa, kinh tế Việt Nam đang gặp phải một số thách thức nghiêm trọng như thiếu cơ sở hạ tầng và lao động lành nghề. Những điều này khiến Việt Nam khó có thể thu hút các nhà sản xuất ngoài công đoạn lắp ráp.
Tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng tồi tệ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn tiếp diễn và tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Nhu cầu mua hàng của thế giới cũng suy yếu, và đây sẽ là rủi ro đối với một nền kinh tế mà thương mại đóng góp phần lớn cho GDP như Việt Nam. Đáng chú ý hơn là khoảng 1/4 giá trị thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn tự tin rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất trong khung dự báo của chính phủ là 6,6 – 6,8% trong năm 2019. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,1% và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cam kết sẽ giữ tiền đồng ổn định trong năm nay.
“Chúng tôi nhìn thấy động lực tăng trưởng ở nhiều ngành khác nhau, và chúng tôi có nền tảng tốt để đạt được mục tiêu của mình”, Thủ tướng cho biết.
Một trong những lo ngại hiện nay của Thủ tướng là tâm lý hạn chế tự do thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thủ tướng cam kết sẽ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, từ máy bay của Boeing tới các sản phẩm từ dầu mỏ.
“Thách thức cho năm 2019 sẽ là căng thẳng thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu và thiếu cơ sở hạ tầng”.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải tiếp tục tăng trưởng để mang về nhiều việc làm hơn cho người dân và xóa bỏ tình trạng nghèo đói. “Chúng tôi phải tăng trưởng hơn 6% mỗi năm để thúc đẩy thu nhập bình quần trên đầu người và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chính phủ đang nỗ lực rất nhiều để giúp giới đầu tư nước ngoài phát triển kinh doanh trong dài hạn ở Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Nguồn: ndh.vn
Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đang nổi lên như một điểm đến được yêu thích...
Tại hội thảo về diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng thuộc Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra những dự báo về quan hệ thương mại giữa 2 nước trong năm 2019.
quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳquan hệ thương mại Việt -Mỹ
Năm 2019, ngành Công Thương đặt mục tiêu dự kiến Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 9-10% so với năm 2018 trong bối cảnh khá khó khăn như: nội lực còn yếu, trình độ công nghệ vẫn còn lạc hậu, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn thực sự đóng vai trò dẫn dắt, sự liên kết của các doanh nghiệp còn hạn chế…
Các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông...
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công của Việt Nam ở mức bình quân 18,1%/năm thì giai đoạn 2016 - 2018 đã xuống bình quân còn 8,6%/năm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 có thể dao động từ 6,7-6,9%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đã giao (6,6-6,8%). Để đạt kết quả này, Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội từ các FTA, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đặc biệt là tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú nhận định, điểm nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2018 chính là sự cạnh tranh. Mặc dù cạnh tranh sẽ đem đến nhiều điểm lợi cho người tiêu dùng, song cũng làm xuất hiện nhiều mảng tối.
Doanh nghiệp cần có giải pháp chống thâu tóm hoặc tìm cách phát triển bền vững hơn để không bị lấn sân, mất cơ hội ngay trên sân nhà
Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, hệ thống tiền tệ thế giới thắt chặt hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại những rủi ro cho kinh tế Việt Nam trong năm 2019, theo BVSC.
Bức tranh có gam màu sáng chủ đạo với mức tăng GDP cao nhất 10 năm trong khi lạm phát thấp hơn dự kiến...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự