Phiên tòa xử vụ đại án Phạm Công Danh - Ngân hàng xây dựng ngày 28/7: Phan Thành Mai xin cho nhân viên cấp dưới
Phiên tòa sáng 26/7: Nhiều bị cáo nói không nhớ
- Cập nhật : 26/07/2016
(Phap luat)
Làm giám đốc nhưng con dấu không được giữ
Tòa hỏi bị cáo Trần Văn Bình - Giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung
-Bị cáo là lái xe Tập đoàn Thiên Thanh, chỉ học đến lớp 7. Làm giám đốc nhưng con dấu không được giữ. Ngoài lương lái xe 4,5 triệu ra còn được nhận lương bao nhiêu?
-5 triệu ạ. Bị cáo được nhận khoảng 1 năm. Sau này thì được nhận 10 triệu.
-Bị cáo lái xe cho ai?
-Bị cáo lái xe 4 chỗ cho nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo có lái xe cho anh Quốc bên Tập đoàn Thiên Thanh.
-Khi ký giải ngân số tiền lớn thế có được chia gì không?
-Dạ không.
10:5226/07/2016
Chữ CoreBanking khá xa lạ nên ký mà không đọc
Tòa hỏi Phạm Việt Thép - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và TM JSC An Phát
-Ai nhờ bị cáo làm giám đốc?
-Anh Phạm Công Danh.
-Sau khi bị cáo Danh nhờ bị cáo đứng tên làm giám đốc thì ai là người thành lập công ty?
-Bị cáo thuê đơn vị dịch vụ làm thủ tục mở công ty.
-Ai đưa các hợp đồng cho bị cáo ký?
-Có lúc thì Nguyễn Thị Quỳnh Trang, có khi Phạm Thị Trang đưa một số hồ sơ.
-Hợp đồng lúc đó đã có chữ ký thế nào rồi?
-Có chữ ký anh Mai.
-Ngoài hợp đồng thì còn các chữ ký trên giấy chuyển tiền. Bị cáo biết không?
-Dạ, nhiều giấy tờ không có thông tin gì.
-Bị cáo có đọc hợp đồng không?
-Thưa Hội đồng xét xử là bị cáo không đọc. Thực tế thì chữ CoreBanking khá xa lạ với bị cáo nên bị cáo tin tưởng và ký, không đọc.
10:3326/07/2016
Điệp khúc không biết của Phan Thành Mai
Tòa hỏi Phan Thành Mai
-Ai chọn công ty An Phát?
-Thực tế bị cáo không biết.
-Bị cáo biết Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) không?
-Có lần bị cáo gặp anh Phạm Công Danh thì có gặp Phạm Thị Trang đang làm việc với anh Danh.
-Bị cáo có biết Phạm Thị Trang làm việc ở đâu không?
-Bị cáo có biết làm việc cùng anh Danh còn chính xác có ký hợp đồng với Tập đoàn Thiên Thanh hay không thì bị cáo không biết.
10:2726/07/2016
Việc chuyển tiền cho ông Phạm Công Danh là có sự đồng thuận của bà Trần Ngọc Bích nhưng không có chữ ký
Viện kiểm sát hỏi Hoàng Đình Quyết - Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang
-Mấy ngày nay bị cáo đã trả lời Hội đồng xét xử về các hành vi mà bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái tương đối rõ và chúng tôi hỏi thêm một số vấn đề. Các hành vi bị cáo bị truy tố, bị cáo cần giải trình thêm hành vi nào cho rõ không?
-Trong cáo trạng truy tố bị cáo việc tham gia lập hồ sơ trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh thì thực tế bị cáo không tham gia lập. Liên quan đến 903 tỷ đồng thì anh Mai có chỉ đạo phía ngân hàng nhận hợp đồng từ quỹ Lộc Việt, kiểm tra lại thông tin liên quan đến ngân hàng có chính xác hay không. Và sau đó thì anh Mai ký.
Về khoản 5.190 tỷ, bị cáo khẳng định rằng việc cho vay 5.190 tỷ này là đúng quy định tuy nhiên việc chuyển 5.190 tỷ sang tài khoản ông Phạm Công Danh (và người ông Danh) là có sự đồng thuận của bà Trần Ngọc Bích nhưng không có chữ ký. Cụ thể các dẫn chứng bị cáo đã nêu trước đó trước hội đồng xét xử. Nay bị cáo xin nhắc lại.
Thứ nhất: Bị cáo đã thực hiện việc cho nợ chứng từ không phải 1 lần mà đã kéo rất dài, nhiều lần từ hồi tháng 12 năm 2012 đến thời điểm cuối cùng bị cáo cho nợ là 26/8/2013. Thứ hai là tất cả những lần này thì bác Bích cố tình giữ chứng từ, không ký trả cho ngân hàng cho đến thời điểm bị cáo cho nợ chứng từ lần cuối và bị cáo bị bắt. Vấn đề thứ 3 là việc bị cáo chuyển 5.190 tỷ từ tài khoản bà Bích sang tài khoản ông Danh là có sự đồng thuận cao của nhóm bà Bích lý do là:
+Hiện trạng tiền trong tài khoản bà Bích ngày 21/8 là không có tiền như lời khai ban đầu của bà Bích. Khoản tiền bị cáo chuyển thực tế là khoản để đáo hạn các khoản vay ngày 21/6, ngày 30/7 và ngày 26/6 của nhóm bà Bích. Cụ thể cũng là số tiền 5.190 tỷ.
-Nhóm bà Bích bắt đầu gửi tiền vào VNCB từ lúc nào?
-Từ tháng 6/2012, lúc đó bị cáo vừa về chi nhánh VNCB với chức danh phó giám đốc.
-Khoản 3.100 tỷ như thế nào?
-Thưa Hội đồng xét xử, những quyển sổ tiết kiệm để cho vay tiền có những quyển sổ đã gửi từ lâu nhưng cũng có những cuốn sổ vừa mới được gửi. Không phải là 1 thời điểm.
-Ở đây có 2 khoản: 3.100 tỷ và 2.090 tỷ thì ai là người giữ sổ tiết kiệm này?
-Khi khách hàng gửi tiền và ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng. Bàn giao cho khách hàng.
-Khi vay 3.100 tỷ vào 21/8 thì thế chấp bằng gì?
-Tất cả các khoản vay 5.190 tỷ đều bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm. Ở đây cho bị cáo giải thích thêm về cầm cố và thế chấp.
09:5626/07/2016
Bị cáo nói mình bị lừa
Viện kiểm sát hỏi Nguyễn Thị Kim Vân - Giám đốc TNHH MTV TM&DV Hương Việt
Bị cáo Vân hôm nay bình tĩnh hơn. Xin phép Hội đồng xét xử cho phép được giải thích rõ hơn vì các phiên trước mất bình tĩnh, khóc lóc.
-Trình độ học vấn bị cáo thế nào?
-Bị cáo học hết lớp 12. Không học đại học.
-Bị cáo bình tĩnh, chúng tôi đang bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Bị cáo phải bình tĩnh trả lời. Bị cáo làm giám đốc công ty Hương Việt, vì sao lại thế?
-Bị cáo chỉ đứng tên, bị cáo không biết gì hết, thời gian đầu không được nhận gì hết. Mãi sau thì được nhận lương giám đốc 5 triệu/ tháng và được hứa sau này 10 triệu/ tháng.
-Việc ký tên thì sao?
-Chị Thúy phòng hành chính có gọi bị cáo lên ký giấy tờ. Trong đó có tờ ủy nhiệm chi của HDBank. Lúc đó bị cáo có hỏi chị Thúy là sao ký nhiều chữ ký thế chị thì được chị Thúy giải thích là cứ ký đi vì chữ ký nào không giống chữ ký chủ tài khoản thì để hành chính ra làm việc vào ngân hàng.
Trong số giấy tờ bị cáo ký có giấy tờ không ghi gì cả, bỏ trống thông tin, thậm chí không có ngày tháng. Lúc đó bị cáo hỏi chị Thúy là sao không điền ngày tháng gì cả và chị Thúy bảo bị cáo cứ về đi, các chị ấy xử lý điền sau.
Mãi sau khi cơ quan điều tra hỏi thì bị cáo mới biết việc ký khống này là để ông Danh rút tiền. Bị cáo vốn dĩ tin tưởng mới ký, bị cáo bị lừa.
-Bị cáo đã chủ động nộp 52,5 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Đây là chi tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Thế nhưng lên đây ban đầu cứ nói quanh co.
(Bị cáo Vân bật khóc)
Học hết lớp 7 làm Tổng giám đốc
- 09:4226/07/2016
Viện kiểm soát hỏi bị cáo Lê Công Thảo - Giám đốc trung tâm công nghệ thông tin VNCB.
-Hợp đồng liên quan Phạm Việt Thép thế nào? Đã làm được những gì để bị cáo ứng tiền?
-Đây là hợp đồng tư vấn để đối tác thực hiện một số việc sau đó họ báo cáo về kết quả sau.
-Nếu bị cáo không ký giấy đề nghị tạm ứng có được chuyển không?
-Không được chuyển nhưng cho phép bị cáo nói thêm một chút. Bị cáo đứng trên cơ sở bộ phận liên quan để ký. Riêng chữ ký của bị cáo không đủ điều kiện để chuyển tiền. Việc tạm ứng tiền cho đối tác tư vấn để thực hiện dự án lớn theo thông lệ của các ngân hàng nên việc phê duyệt là trách nhiệm của Chủ tịch, TGĐ quyết định.
Hợp đồng đã được lãnh đạo thông qua. Có điều khoản chuyển tiền hẳn hoi. Và đây là dự án lớn đã có trong đề án tái cơ cấu và nghị quyết đại hội cổ đông nên việc bị cáo ký tên trên chức danh bộ phận liên quan để đề nghị tạm ứng cũng là hợp lý.
Viện kiểm soát hỏi Bạch Quốc Hào - cán bộ phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh
Kính thưa Hội đồng xét xử xem xét về trách nhiệm của bị cáo vì bị cáo không cố ý. Lúc đó bị cáo là phó giám đốc nhưng được ủy quyền của giám đốc đi họp một số cuộc họp.
Bị cáo biết mảnh đất đó là của Tập đoàn Thiên Thanh nhưng sau khi thấy tên hợp đồng là công ty Trung Dung nên đã yêu cầu bị cáo Khương cho gặp đối tác nhưng bị cáo Khương bảo Trung Dung là công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh và đang làm gấp theo chỉ đạo của chủ tịch. Đây là hợp đồng thuê địa điểm nên bị cáo không nghĩ có sự vi phạm pháp luật.
-Nếu không có chữ ký của bị cáo thì tiền có ra khỏi ngân hàng không?
-Bị cáo cho rằng tiền sẽ không ra khỏi ngân hàng.
-Bị cáo cho rằng cáo trạng là hơi nặng so với bị cáo đúng không?
-Dạ đúng. Bị cáo nhận trách nhiệm khi đặt bút ký hợp đồng nhưng bị cáo hoàn toàn vô tư, không có lợi ích trong việc này.
Viện kiểm soát hỏi Trần Văn Bình - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung
-Bị cáo làm gì?
-Bị cáo là nhân viên lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh
-Bị cáo đã từng học qua trường lớp nào về quản trị công ty không?
-Dạ không.
-Bị cáo học đến lớp mấy?
-Bị cáo học đến lớp 7/12.
-Lương bị cáo thế nào?
-Bị cáo nhận lương 4,5 triệu/tháng lái xe.
-Việc đứng tên làm giám đốc ai chỉ đạo bị cáo?
-Bị cáo chỉ biết là nhân viên hành chính Tập đoàn Thiên Thanh
-Bị cáo được nhận bao nhiêu từ việc đứng tên?
-Bị cáo được phụ cấp 5 triệu/tháng.
- Nhiều bị cáo nói không nhớ09:3126/07/2016
Viện kiểm soát hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn - Trưởng ban kiểm soát VNCB.
-Nếu bị cáo có ý kiến thì VNCB có mất hơn 63 tỷ trong vụ việc CoreBanking không?
-Dạ. Với chức danh trưởng ban kiểm soát thì ý kiến của bị cáo không có tính chất quyết định. Bị cáo làm theo chỉ đạo của anh Danh.
-Thế còn hợp đồng thuê mặt bằng?
-Bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử xem xét lại việc cho thuê mặt bằng. Bị cáo không được họp các cuộc họp này.
-Viện kiểm soát hỏi các bị cáo khác: Bị cáo Viễn có tham gia các cuộc họp liên quan đến việc cho thuê mặt bằng 268 Tô Hiến Thành không?
-Bị cáo Khương: Bị cáo không nhớ rõ lắm
-Bị cáo Mai: Về việc này có 2 cuộc họp. Có 1 cuộc có anh Viễn còn 1 cuộc nữa thì bị cáo không nhớ rõ. Về nguyên tắc thì phải có còn thực tế có hay không thì bị cáo không nhớ.
- Mai Hữu Khương xác nhận việc quyết định giải ngân cho khách hàng nợ chữ ký rồi mới báo cáo09:0026/07/2016
Phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh tiếp tục vào sáng nay. Viện kiểm soát hỏi tiếp bị cáo Mai Hữu Khương - thành viên HĐQT VNCB.
Viện kiểm soát yêu cầu Mai Hữu Khương khẳng định lại việc quyết định giải ngân cho khách hàng nợ chữ ký rồi mới báo cáo. Bị cáo Mai Hữu Khương xác nhận việc này.
-Bị cáo tham gia thế nào trong việc ủy thác 900 tỷ đồng cho quỹ Lộc Việt?
-Bị cáo cung cấp hồ sơ cho quỹ Lộc Việt bao gồm các hồ sơ dự án, báo cáo tài chính….của Tập đoàn Thiên Thanh cho Qũy Lộc Việt để làm hồ sơ trái phiếu.
-Bị cáo liên hệ với ai bên quỹ Lộc Việt?
-Bị cáo liên hệ anh Hà rồi sau đó anh Hà cho bị cáo làm việc với chị Thanh.
-Cáo trạng có truy tố bị cáo có liên quan việc lập hồ sơ ủy thác đầu tư trái phiếu, góp phần giúp bị cáo Danh rút 900 tỷ đồng ra khỏi VNCB. Bị cáo thấy đúng không?
-Đúng ạ.
-Nói như vậy có nghĩa là để rút được 900 tỷ ra khỏi VNCB thì các bị cáo mất 3 tỷ. Bị cáo nghĩ sao việc này?
-Dạ, bị cáo không được bàn bạc liên quan con số 3 tỷ.
Những kỷ lục ở đại án Phạm Công Danh
08:4926/07/2016Đại án Phạm Công Danh ghi nhận nhiều kỷ lục trong lịch sử tố tụng tại Việt Nam.
Số tiền rút ra và gây thất thoát nhiều nhất; là vụ án có các bị cáo là cán bộ ngân hàng và giám đốc nhiều nhất; là vụ án có nhiều luật sư và người liên quan nhất. Ngoài ra, Ngân hàng Xây dựng cũng là ngân hàng âm vốn chủ sở hữu nhiều nhất, có cổ đông nắm quyền chi phối với số cổ phần lớn nhất…
- Toàn cảnh phiên tòa 25/7: Phan Thành Mai: "Tất cả vì muốn cứu ngân hàng VNCB"08:2226/07/2016
Hôm qua (25/7), phiên tòa tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Phạm Công Danh sau 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Trong buổi sáng, tòa phần thẩm vấn liên quan đến việc Phạm Công Danh và đồng phạm rút gần 5.200 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích nhưng không có chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay.
Bà Trần Ngọc Bích – Giám đốc Tân Hiệp Phát mở đầu phần thẩm vấn. Bà Bích cho hay, bà có quan hệ tín dụng với Ngân hàng VNCB từ tháng 6/2012, lúc đó, ngân hàng VNCB còn đang mang tên Ngân hàng Đại Tín. Theo Giám đốc Tân Hiệp Phát, quan hệ giữa bà và tổ chức tín dụng là khi ngân hàng này mời gửi tiền, và bà cũng có vay tiền của ngân hàng này.
Theo bà Bích, giao dịch với nhiều ngân hàng, trong đó Ngân hàng VNCB do ngân hàng này có lãi suất công bố cao hơn so với các ngân hàng khác nên đến gửi tiền. Lúc đó, ngân hàng khác lãi suất là 9% nhưng VNCB khoảng 10%. Do gửi số tiền lớn, nên bà Bích giao dịch trực tiếp với Hoàng Đình Quyết – bị cáo trong vụ án này.
Nói về mối quan hệ với Phạm Công Danh,bà Bích khẳng định, không quan hệ tín dụng với bị cáo Phạm Công Danh. Bà Bích thừa nhận, trong quan hệ tín dụng, có vay tiền của VNCB. Số tiền vay luôn thấp hơn số tiền gửi. Lúc đó tài sản đảm bảo bằng chính số tiết kiệm tại ngân hàng xây dựng.
Bà Bích thừa nhận lúc làm việc với VNCB thì bà có biết bà Phạm Thị Trang (Trang Phố Núi). Khi đó, Trang giới thiệu là Giám đốc nguồn vốn. Trang biết bà Bích có nhu cầu vay ra nên Trang đề nghị cho Bích vay lại.
Đối chứng với lời khai của Hoàng Đình Quyết – nguyên PGĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn cho rằng, số tiền 5.200 tỷ đồng chuyển cho bị cáo Phạm Công Danh có sự đồng thuận của bà Bích, Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát phủ nhận và xác nhận không có ủy nhiệm chi số tiền trong tài khoản của bà cho biết kỳ ai.
Theo bà Bích, tháng 7/2014, cơ quan điều tra mời bà hỏi về việc vay và gửi tại VNCB. Cơ quan điều tra, cung cấp thông tin tài khoản của bà không còn tiền thì lúc đó bà mới biết.
Buổi chiều, Hội đồng xét xử nhắc các bị cáo về quyền tự bào chữa và không coi đó là chi tiết tăng nặng. Việc khai báo thành khẩn có thể được xem xét áp dụng việc giảm nhẹ.
Nói về số tiền 3,2 tỷ mà Phạm Công Danh trả cho Phan Thành Mai về việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng, Phan Thành Mai cho hay thực ra nó cũng không có hợp đồng mà chỉ là bàn thảo và thực hiện. Trước khi làm thì không có thỏa thuận nào về mức giá dịch vụ làm đề án tái cơ cấu, chỉ sau khi đề án thực hiện xong thì Danh trả tiền công, chi phí cho Mai như một lời cảm ơn. Tổng là 3,2 tỷ đồng. Tiền được Tập đoàn Thiên Thanh chuyển dưới hình thức cảm ơn.
Liên quan đến hành vi lập hồ sơ khống để nâng cấp hệ thống Corebanking để rút 63 tỷ đồng của VNCB; hành vi lập khống hợp đồng thuê đất ở 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh rút ra 581 tỷ đồng, huy động vượt trần…bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận tham gia và thừa nhận sai. Mai cho biết, mình là người đề xướng và thực hiện chỉ đạo của Phạm Công Danh.
Nói thêm về phần huy động vượt trần, Mai phân trần với tòa đây là trường hợp là hết sức cấp bách. Nêu quan điểm, Mai cho biết lúc đó bài toán cứu nguy cấp bách hơn bài toán kinh tế.
Phan Thành Mai phân trần : Tất cả những việc này đều là xuất phát từ mong muốn thực hiện thực những vấn đề để cứu VNCB.Học hết lớp 7 làm Tổng giám đốc09:4226/07/2016
Viện kiểm soát hỏi bị cáo Lê Công Thảo - Giám đốc trung tâm công nghệ thông tin VNCB.
-Hợp đồng liên quan Phạm Việt Thép thế nào? Đã làm được những gì để bị cáo ứng tiền?
-Đây là hợp đồng tư vấn để đối tác thực hiện một số việc sau đó họ báo cáo về kết quả sau.
-Nếu bị cáo không ký giấy đề nghị tạm ứng có được chuyển không?
-Không được chuyển nhưng cho phép bị cáo nói thêm một chút. Bị cáo đứng trên cơ sở bộ phận liên quan để ký. Riêng chữ ký của bị cáo không đủ điều kiện để chuyển tiền. Việc tạm ứng tiền cho đối tác tư vấn để thực hiện dự án lớn theo thông lệ của các ngân hàng nên việc phê duyệt là trách nhiệm của Chủ tịch, TGĐ quyết định.
Hợp đồng đã được lãnh đạo thông qua. Có điều khoản chuyển tiền hẳn hoi. Và đây là dự án lớn đã có trong đề án tái cơ cấu và nghị quyết đại hội cổ đông nên việc bị cáo ký tên trên chức danh bộ phận liên quan để đề nghị tạm ứng cũng là hợp lý.
Viện kiểm soát hỏi Bạch Quốc Hào - cán bộ phụ trách Tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh
Kính thưa Hội đồng xét xử xem xét về trách nhiệm của bị cáo vì bị cáo không cố ý. Lúc đó bị cáo là phó giám đốc nhưng được ủy quyền của giám đốc đi họp một số cuộc họp.
Bị cáo biết mảnh đất đó là của Tập đoàn Thiên Thanh nhưng sau khi thấy tên hợp đồng là công ty Trung Dung nên đã yêu cầu bị cáo Khương cho gặp đối tác nhưng bị cáo Khương bảo Trung Dung là công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh và đang làm gấp theo chỉ đạo của chủ tịch. Đây là hợp đồng thuê địa điểm nên bị cáo không nghĩ có sự vi phạm pháp luật.
-Nếu không có chữ ký của bị cáo thì tiền có ra khỏi ngân hàng không?
-Bị cáo cho rằng tiền sẽ không ra khỏi ngân hàng.
-Bị cáo cho rằng cáo trạng là hơi nặng so với bị cáo đúng không?
-Dạ đúng. Bị cáo nhận trách nhiệm khi đặt bút ký hợp đồng nhưng bị cáo hoàn toàn vô tư, không có lợi ích trong việc này.
Viện kiểm soát hỏi Trần Văn Bình - Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung
-Bị cáo làm gì?
-Bị cáo là nhân viên lái xe của Tập đoàn Thiên Thanh
-Bị cáo đã từng học qua trường lớp nào về quản trị công ty không?
-Dạ không.
-Bị cáo học đến lớp mấy?
-Bị cáo học đến lớp 7/12.
-Lương bị cáo thế nào?
-Bị cáo nhận lương 4,5 triệu/tháng lái xe.
-Việc đứng tên làm giám đốc ai chỉ đạo bị cáo?
-Bị cáo chỉ biết là nhân viên hành chính Tập đoàn Thiên Thanh
-Bị cáo được nhận bao nhiêu từ việc đứng tên?
-Bị cáo được phụ cấp 5 triệu/tháng.
Nhiều bị cáo nói không nhớ09:3126/07/2016Viện kiểm soát hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn - Trưởng ban kiểm soát VNCB.
-Nếu bị cáo có ý kiến thì VNCB có mất hơn 63 tỷ trong vụ việc CoreBanking không?
-Dạ. Với chức danh trưởng ban kiểm soát thì ý kiến của bị cáo không có tính chất quyết định. Bị cáo làm theo chỉ đạo của anh Danh.
-Thế còn hợp đồng thuê mặt bằng?
-Bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử xem xét lại việc cho thuê mặt bằng. Bị cáo không được họp các cuộc họp này.
-Viện kiểm soát hỏi các bị cáo khác: Bị cáo Viễn có tham gia các cuộc họp liên quan đến việc cho thuê mặt bằng 268 Tô Hiến Thành không?
-Bị cáo Khương: Bị cáo không nhớ rõ lắm
-Bị cáo Mai: Về việc này có 2 cuộc họp. Có 1 cuộc có anh Viễn còn 1 cuộc nữa thì bị cáo không nhớ rõ. Về nguyên tắc thì phải có còn thực tế có hay không thì bị cáo không nhớ.
Mai Hữu Khương xác nhận việc quyết định giải ngân cho khách hàng nợ chữ ký rồi mới báo cáo09:0026/07/2016Phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh tiếp tục vào sáng nay. Viện kiểm soát hỏi tiếp bị cáo Mai Hữu Khương - thành viên HĐQT VNCB.
Viện kiểm soát yêu cầu Mai Hữu Khương khẳng định lại việc quyết định giải ngân cho khách hàng nợ chữ ký rồi mới báo cáo. Bị cáo Mai Hữu Khương xác nhận việc này.
-Bị cáo tham gia thế nào trong việc ủy thác 900 tỷ đồng cho quỹ Lộc Việt?
-Bị cáo cung cấp hồ sơ cho quỹ Lộc Việt bao gồm các hồ sơ dự án, báo cáo tài chính….của Tập đoàn Thiên Thanh cho Qũy Lộc Việt để làm hồ sơ trái phiếu.
-Bị cáo liên hệ với ai bên quỹ Lộc Việt?
-Bị cáo liên hệ anh Hà rồi sau đó anh Hà cho bị cáo làm việc với chị Thanh.
-Cáo trạng có truy tố bị cáo có liên quan việc lập hồ sơ ủy thác đầu tư trái phiếu, góp phần giúp bị cáo Danh rút 900 tỷ đồng ra khỏi VNCB. Bị cáo thấy đúng không?
-Đúng ạ.
-Nói như vậy có nghĩa là để rút được 900 tỷ ra khỏi VNCB thì các bị cáo mất 3 tỷ. Bị cáo nghĩ sao việc này?
-Dạ, bị cáo không được bàn bạc liên quan con số 3 tỷ.