Viện kiểm sát tiếp tục tranh luận vấn đề khởi tố nhóm lãnh đạo cũ của ngân hàng và Hội đồng tín dụng tham gia duyệt các khoản vay của Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc.

Liên quan khoản 5.490 tỷ, Luật sư của bị cáo Danh đề nghị trả hồ sơ để điều tra thêm
Luật sư Phan Trung Hoài (Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) tham gia tranh tụng.
Chúng tôi làm rõ lý do vì sao nhóm Luật sư Phạm Công Danh đề nghị khoản tiền 5.490 tỷ phải được tách ra tại một phiên tòa dân sự như nhóm bà Trần Ngọc Bích cũng đã khởi kiện. Nhóm bà Trần Ngọc Bích có tố cáo bản fax từ Tân Hiệp Phát là giả và ngụy tạo. Cáo trạng ghi rõ bản fax cho rằng được chuyển từ Tân Hiệp Phát sang VNCB nhưng cho đến bây giờ qua các lời khai thì có khả năng là giả và ngụy tạo, Hội đồng xét xử đã xem xét rõ vấn đề này hay chưa?
Các khoản tiền ông Lộc và ông Tuấn (ông Lộc 39 lần nhận chứng từ và tiền), bà Nguyễn Thị Thu Hương của Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã cung cấp những chứng cứ mới tại tòa cho rằng đó là tiền lãi ngoài. Việc này cũng chưa được Hội đồng xét xử thẩm tra làm rõ để thỏa mãn yêu cầu của 2 bên.
Các chứng từ mà ngân hàng xây dựng (CB) đã cung cấp tại tòa trong ngày 22/8 và 27/8 cũng chưa được làm rõ.
Lập luận cho rằng ông Danh chuyển tiền cho ông Thanh và ông Thanh không có nghĩa vụ trả lời tiền này là tiền gì là không đúng. Nếu đây là tiền rút sai từ tài khoản bà Bích chuyển sang tài khoản ông Thanh để tất toán nợ thì có phải là để ông Danh sử dụng không?
Theo Luật sư Hoài, nếu nhiều tình tiết mới chưa được làm rõ mà 2 bên cung cấp tại tòa, có ý nghĩa quan trọng, có thể chứng minh tính chất, hậu quả thiệt hại do phạm tội mà có. Do vậy, chúng tôi đề nghị trả hồ sơ điều tra thêm.
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (bảo vệ quyền lợi nhóm bà Trần Ngọc Bích) lên tham gia tranh tụng.
Luật sư Uyên một lần nữa đặt câu hỏi Ngân hàng Xây dựng (VNCB - nay là Ngân hàng CB) không có yêu cầu, không có đơn kiện đòi đền bù thiệt hại. Không có nguyên đơn đòi đền bù 5.490 tỷ thì không có cơ sở để phán quyết đòi đến bù.
Luật sư Uyên sẵn sàng đối đáp với đại diện Ngân hàng CB liên quan đến các chứng từ mà ngân hàng này có ý kiến hôm qua.
Về chứng từ gốc, Luật sư Uyên cho rằng giao dịch với ngân hàng luôn có 2 chứng từ gốc, 1 chứng từ do ngân hàng nắm giữ và 1 chứng từ do khách hàng nắm giữ nên việc sao y bản gốc ở Bình Dương là chuyện hoàn toàn bình thường.
Còn Luật sư cho rằng khách hàng chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng khi có vấn đề đối với tài khoản, tôi cho rằng việc này không cần thiết. Cũng giống như chúng ta đi gửi cái xe, chúng ta không có nghĩa vụ quay lại chỗ gửi xe để xem xe có bị mất hay không mà việc để bị mất đương nhiên là trách nhiệm của người trông xe. Trường hợp của bà Bích cũng vậy, bà Bích gửi tiền ngân hàng và không có nghĩa vụ phải xem tiền trong tài khoản có bị mất không mà đương nhiên trách nhiệm giữ tiền cho bà là Ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Sáng nay 26/8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng tiếp tục tranh tụng.
Theo lịch trình, Viện kiểm sát sẽ tiếp tục tranh tụng về đề nghị luận tội liên quan khoản tiền 5.190 tỷ đồng. Trước khi Viện kiểm sát bắt đầu, Hội đồng xét xử cho phép bà Trần Ngọc Bích được phát biểu bổ sung.
Bà Bích cho biết, cho đến trước phiên hôm qua, bà Bích luôn tin tưởng vào sự công tâm của tòa. Tuy nhiên, với phần tranh tụng hôm qua của Viện kiểm sát thì bà cảm thấy cần phải phát biểu bổ sung thay vì ủy quyền hầu hết cho luật sư.
Nội dung bài phát biểu hôm nay của bà Bích tiếp tục khẳng định: Không phủ nhận các khoản vay, đề nghị xem xét lại khoản tiền 300 tỷ của nhóm Trần Hoài Phục, Mỹ Dung, Trang; bà Bích cho rằng ông Thanh cũng không có nghĩa vụ phải giải thích tiền từ đâu.
Bà Bích một lần nữa khẳng định bà có quyền hợp pháp với tiền của bà trong tài khoản. Việc chuyển tiền sai là Ngân hàng xây dựng và Ngân hàng xây dựng phải chịu trách nhiệm. Bà Bích nhấn mạnh: "Tôi không có nghĩa vụ phải giải thích những thắc mắc của quý vị về tiền của tôi. Tiền của tôi trong tài khoản và không gì thay đổi được quyền lợi của tôi. Ngân hàng chuyển sai thì phải hoàn trả lại cho tôi và tôi đồng ý dùng tiền trong tài khoản của tôi để tất toán sổ tiết kiệm".
Bị cáo Phạm Công Danh xin phát biểu.
Trong bài phát biểu của bà Bích có khẳng định "Tôi không có quan hệ gì với ông Danh". Khẳng định này là đúng nhưng bảo không biết gì với tôi là không đúng. Tôi vay mượn là vay mượn ông Thanh chứ không phải vay mượn của bà Bích.
Tôi cũng xin Hội đồng xét xử xem lại, tiền lớn như vậy mà không gửi ở ngân hàng khác mà gửi ở ngân hàng tôi chỉ có 1 lý do duy nhất: Tôi trả thêm tiền lãi cho họ.
Nếu tôi có cơ hội đối chất trực tiếp với bà Bích thì sẽ rất nhiều sự thật được làm rõ. Tiền của tôi trả cho ông Thanh là tiền gì? Tiền nhóm bà Bích nhận ở Tập đoàn Thiên Thanh là tiền gì…
Bà Bích liên tục khẳng định chỉ có quan hệ với bà Trang thì đề nghị bà Bích trả lời trước Hội đồng xét xử bà Bích có nhận tiền nhiều lần, nhiều tháng, nhiều năm hay không? Có bằng chứng gì cho thấy việc bà Bích và bà Trang vay tiền là đúng không?
Viện kiểm sát tiếp tục tranh luận vấn đề khởi tố nhóm lãnh đạo cũ của ngân hàng và Hội đồng tín dụng tham gia duyệt các khoản vay của Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc.
Trung bình mỗi năm có tới 8.000 vụ trục lợi bảo hiểm, tốc độ gia tăng nhanh chóng tới hơn 30% số vụ trục lợi hàng năm. Mặc dù, tội danh này đã được đưa vào Bộ luật Hình sự sửa đổi, có thể bị phạt tù 5-10 năm tù nhưng các gói bảo hiểm tiền tỷ vẫn được cho là những món "mồi ngon" của các đối tượng.
Đây là mức thu đang được đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do Bộ Tài chính soạn thảo.
Luật sư đề nghị thu hồi thêm số tiền mà Phạm Công Danh đã vi phạm pháp luật mà có được dùng để trả lãi ngoài cho nhóm Trần Ngọc Bích.
Người giả chữ ký để rút 26 tỷ đồng trong tài khoản của bà Xuân ở VPBank có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân.
Liên quan vụ “26 tỉ đồng trong tài khoản biến mất”, nhân viên kế toán phủ nhận giả mạo chữ ký bà Trần Thị Thanh Xuân - giám đốc Công ty Quang Huân.
UBND TPHCM vừa có công văn khẩn chỉ đạo Công an thành phố và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM nhanh chóng tiến hành giải quyết vụ việc một doanh nghiệp khiếu nại bị mất 26 tỷ đồng trong tài khoản Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
"Do lợi nhuận của người mua bảo hiểm quá lớn, nếu những vụ trục lợi bảo hiểm trót lọt, người mua bảo hiểm bỏ ra một đồng để mua nhưng hưởng lợi gấp hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần. Giá trị siêu lợi nhuận mà bảo hiểm mang tới cho người sử dụng khiến nhiều đối tượng bất chấp, ai càng hiểu về lợi ích của bảo hiểm, càng dễ nảy sinh lòng tham trục lợi", đại diện Hiệp hội bảo hiểm nhìn nhận.
Cần đơn hàng để duy trì sản xuất, cả tin và không chú trọng tìm hiểu hợp đồng trước khi kí… không ít doanh nghiệp Việt đang đặt mình vào “ngưỡng” thiếu an toàn khi hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Đó là những điểm yếu được các luật sư, chủ doanh nghiệp chỉ ra sau vụ việc hàng chục doanh nghiệp gỗ tố công ty chồng của ca sĩ Thu Minh "quỵt nợ".
Điểm chính của sự việc nằm ở mẫu chữ ký và con dấu trong hồ sơ gốc đăng ký mở tài khoản...
VPBanCông ty TNHH Một thành viên Đầu tư và phát triển Quang Huân
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự