Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long...

Đây là mức thu đang được đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do Bộ Tài chính soạn thảo.
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để thay thế Thông tư số 197/2014/TT-BTC ngày 18/12/2014.
Theo dự thảo, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Mức thu phí thẩm định được đề xuất như sau: Đối với trường hợp cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận là 5 triệu đồng/1 lần thẩm định còn đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận thì mức phí là 3 triệu đồng/1 lần thẩm định.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 197 thì mức phí thẩm định được đề xuất giữ nguyên. Tuy nhiên, dự thảo này không đề cập đến việc thu lệ phí khi cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Hiện theo Thông tư 197 thì lệ phí cấp mới, gia hạn Giấy chứng nhận là 400.000 đồng/1 giấy chứng nhận; lệ phí sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận là 200.000 đồng/1 giấy chứng nhận.
Dự thảo này cũng nêu rõ, tổ chức thu phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước.
Hiện tại, dự thảo này đang được Bộ Tài chính đăng tải lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử của bộ.
Kinh doanh đa cấp đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, nhất là thời gian vừa qua liên tục xảy ra nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn liên quan đến "đa cấp biến tướng" bị phát giác. Cho đến nay, Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 1 triệu người tham gia mạng lưới này.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp được cấp phép không phải là nhiều song vẫn có tình trạng doanh nghiệp hoạt động "chui" trong lĩnh vực này. Mới đây, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cập nhật các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp chưa đăng ký. Danh sách này bao gồm 16 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long...
25 tháng qua ngày nào bị cáo cũng day dứt. Mình được gia đình, xã hội, Đảng cho ăn học mà mình lại gây ra trọng tội.
Trong nội dung khiếu nại về việc mất tiền trong tài khoản của bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty Quang Huân, có một số tình tiết khó hiểu và mâu thuẫn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Xuân để làm rõ những mâu thuẫn này.
Thu hồi khoản tiền từ nhóm Trần Ngọc Bích 500 tỷ đồng liên quan Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc. Các khoản tiền này được chuyển vào tài khoản công ty Nhà Quốc Thắng. Công ty Nhà Quốc Thắng chuyển hơn 500 tỷ đồng vào tài khoản ông Trần Qúy Thanh. Đề nghị thu hồi khoản tiền này do ông Phạm Công Danh phạm tội mà có.
Viện kiểm sát tiếp tục tranh luận vấn đề khởi tố nhóm lãnh đạo cũ của ngân hàng và Hội đồng tín dụng tham gia duyệt các khoản vay của Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc.
Trung bình mỗi năm có tới 8.000 vụ trục lợi bảo hiểm, tốc độ gia tăng nhanh chóng tới hơn 30% số vụ trục lợi hàng năm. Mặc dù, tội danh này đã được đưa vào Bộ luật Hình sự sửa đổi, có thể bị phạt tù 5-10 năm tù nhưng các gói bảo hiểm tiền tỷ vẫn được cho là những món "mồi ngon" của các đối tượng.
Luật sư đề nghị thu hồi thêm số tiền mà Phạm Công Danh đã vi phạm pháp luật mà có được dùng để trả lãi ngoài cho nhóm Trần Ngọc Bích.
Người giả chữ ký để rút 26 tỷ đồng trong tài khoản của bà Xuân ở VPBank có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân.
Liên quan vụ “26 tỉ đồng trong tài khoản biến mất”, nhân viên kế toán phủ nhận giả mạo chữ ký bà Trần Thị Thanh Xuân - giám đốc Công ty Quang Huân.
Liên quan khoản 5.490 tỷ, Luật sư của bị cáo Danh đề nghị trả hồ sơ để điều tra thêm
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự