UBND TPHCM vừa có công văn khẩn chỉ đạo Công an thành phố và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM nhanh chóng tiến hành giải quyết vụ việc một doanh nghiệp khiếu nại bị mất 26 tỷ đồng trong tài khoản Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Phiên tòa 24/8: Nhóm bà Bích đòi VNCB trả tiền, ngân hàng phải có trách nhiệm
- Cập nhật : 25/08/2016
(Phap luat)
Luật sư của nhóm Trần Ngọc Bích cho rằng bà Bích chỉ có quan hệ vay mượn với bà Trang
- 11:1024/08/2016
Luật sư tiếp theo của nhóm Trần Ngọc Bích phát biểu bổ sung.
Luật sư nói về nguồn gốc số tiền của các cá nhân về số tiền 5.190 tỷ đồng. Theo thông tin tại tòa, một số tiền trong đó là tiền ông Thanh cho mượn, lãi trả về ông Thanh. Một số tiền khác là tiền họ góp với bà Bích để thực hiện kinh doanh dự án, nếu dự án có lãi thì họ được chia lợi nhuận. Luật sư khẳng định việc chuyển tiền không có chữ ký và cho vay không có hồ sơ vay nhóm Trần Hoài Phục, Mỹ Dung, Thùy Trang là ngân hàng không đúng.
Một Luật sư khác nhóm bà Bích mong muốn Luật sư bảo vệ quyền lợi nhóm ngân hàng VNCB đưa ra quan điểm để Luật sư nhóm bà Bích là nhóm khách hàng lớn đưa ra luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Bích.
Luật sư xác định mối quan hệ vay mượn giữa bà Bích và bà Phạm Thị Trang. Do nhóm ông Danh khẳng định có mối quan hệ vay mượn với bà Bích nên chúng tôi đưa ra những luận cứ xác định rằng bà Bích chỉ có mối quan hệ vay mượn với bà Trang. Luật sư cũng cho rằng lời khai của các bị cáo tại phiên tòa khác lời khai tại cơ quan điều tra. Khi ở cơ quan điều tra, các bị cáo nhận tội còn giờ tại phiên tòa các bị cáo kêu oan và đổ sang chúng tôi là cố tình chiếm đoạt.
- Luật sư nói 5.190 tỷ không phải vật chứng của vụ án, không thể thu hồi
- 10:5624/08/2016
Theo Luật sư Uyên bảo vệ quyền lợi cho Trần Ngọc Bích, những người thực hiện chuyển tiền tại VNCB là những lãnh đạo cấp cao của ngân hàng và ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Không thể thu hồi 5.190 tỷ đồng mà Danh chuyển cho ông Thanh vì việc chuyển tiền từ ông Danh cho ông Thanh là hợp pháp. Ông Thanh không biết nguồn gốc khoản tiền của ông Danh. Số tiền chuyển này không phải vật chứng của vụ án.
Ông Thanh, bà Bích có quyền gửi tiền, vay tiền độc lập vì thế không thể cấn trừ, lấy khoản tiền ông Danh chuyển cho Thanh trả về bà Bích được.
Bích không đồng phạm với Danh, không cùng chung ý chí, không cùng chung hành động với ông Danh. Chẳng lẽ bà Bích đồng phạm với ông Danh để lấy tiền của chính mình?
Theo Luật sư Uyên, thất thoát do VNCB mà có, không thể đổ cho người khác gánh chịu trách nhiệm.
- Luật sư của Trần Ngọc Bích: Quan hệ gửi tiền là đúng luật pháp, cần được pháp luật bảo vệ
- 09:5024/08/2016
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên bảo vệ quyền lợi nhóm bà Trần Ngọc Bích tham gia tranh luận.
Phần 1 nói về các tình tiết theo sự thật khách quan và nói về quan điểm của Viện kiểm sát và các luật sư khác.
Bà Trần Ngọc Bích cùng các cá nhân đã gửi tổng cộng hơn 5.800 tỷ đồng. Đối với khoản tiền 5.190 tỷ đồng, toàn bộ tiền vay đã được chuyển vào tài khoản thanh toán của bà Bích nhưng bị VNCB chuyển đi bất hợp pháp, không có chữ ký của bà Bích. Yêu cầu VNCB trả lại tiền và lãi suất cho bà Bích để bà Bích tất toán sổ tiết kiệm đã bị cầm cố.
Về khoản tiền 300 tỷ đồng của nhóm Trần Hoài Phục, Mỹ Dung, Thùy Trang, đề nghị VNCB trả lại 6 sổ tiết kiệm cho họ.
-Các quan hệ tiền gửi là đúng pháp luật. Nguồn tiền là hợp pháp, cần được pháp luật bảo vệ. Trần Ngọc Bích có đầy đủ quyền đối với tài khoản thanh toán của mình.
-VNCB chuyển tiền trên tài khoản thanh toán không có chữ ký, phải chịu trách nhiệm. Phải trả gốc và lãi cho bà Bích. Chuyển tiền là việc khách hàng lập chứng từ, ngân hàng kiểm tra chứng từ để hạch toán. Bà Bích không lập chứng từ, ngân hàng không thể hạch toán chi là không đúng quy định pháp luật. Nếu VNCB hạch toán sai, không đúng quy định thì xử lý thế nào? Theo quy định thì trong trường hợp thực hiện giao dịch không đúng do lỗi của tổ chức cung ứng dịch vụ thì phải hoàn trả cho chủ tài khoản cả gốc lẫn lãi.
-Bích không sử dụng SMS Banking
-Trách nhiệm của VNCB đối với khoản hơn 300 tỷ đồng của nhóm Trần Hoài Phục, Mỹ Dung, Thùy Trang. Các chủ sổ tiết kiệm không vay, không ký hợp đồng vay, không sử dụng khoản tiền vay thì việc cho vay 300 tỷ đồng trái pháp luật thì VNCB phải chịu trách nhiệm. VNCB phải trả 6 sổ tiết kiệm cho nhóm này.
-Không có căn cứ cho việc Bích nhận lãi ngoài. Tôi khẳng định nhóm bà Bích không nhận lãi ngoài. Các lý do là: VNCB có 1 tổ giám sát tại VNCB và giám sát hoạt động thì không có lý do gì VNCB chi lãi ngoài, khi có vấn đề thanh khoản xảy ra thì VNCB phải báo lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng bị cáo Mai cũng đã khẳng định chưa có văn bản nào gửi lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc Bình cũng đã khẳng định thời điểm đó thanh khoản các ngân hàng ổn định…;
Lý do nữa là VNCB không có tiền để chi trả lãi ngoài. Nếu là tiền ông Danh thì tiền đâu trả lãi ngoài. Nếu tiền của Tập đoàn Thiên Thanh thì có thể hiện trên Báo cáo tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh không? Thực tế ông Danh hay Tập đoàn Thiên Thanh không chi đồng nào lãi ngoài. Việc cho rằng ông Danh chi hàng ngàn tỷ đồng trả lãi ngoài thì thật vô lý hết sức; VNCB không thể chi lãi ngoài. Khoản lãi ngoài theo khai báo của các bên là hàng ngàn tỷ đồng, VNCB không thể làm điều này trong thời gian dài dưới sự giám sát của tổ giám sát.
Trong quá trình điều tra truy tố đã không làm rõ được quy trình chi lãi ngoài thế nào, lưu trữ ở đâu, ai thực hiện, giám đốc chi nhánh nào yêu cầu trả lãi ngoài…Không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy nhóm bà Bích nhận lãi ngoài.
-Các cá nhân liên quan khoản 300 tỷ đồng không đồng ý vay VNCB.
- Bà Trần Ngọc Bích nói Ngân hàng Xây dựng phải có trách nhiệm với khoản tiền 5.190 tỷ
- 08:4824/08/2016
Sáng nay ngày 24/8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại VNCB tiếp tục. Theo kế hoạch, sáng nay, nhóm Trần Ngọc Bích, Trần Qúy Thanh và các Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nhóm này sẽ phát biểu.
Bà Bích mở đầu bài phát biểu bằng việc nêu lên rằng bằng niềm tin vào Việt Nam, nhóm bà Bích, ông Thanh đã gây dựng nên doanh nghiệp lớn, tổng tài sản hiện lên đến hơn 12 ngàn tỷ đồng. Tất cả khoản tiền đầu tư đều được hình thành hợp pháp bằng nhiều năm liền hoạt động kinh doanh, bằng mồ hôi nước mắt của gia đình cũng như người lao động.
Về khoản tiền 5.190 tỷ đồng, bà Bích cho rằng đây là khoản tiền hợp pháp của gia đình bà. Việc gửi tiết kiệm và vay lại để phục vụ kinh doanh là bình thường trên thị trường đề phòng trường hợp hoạt động kinh doanh cần thiết nhưng ngân hàng không cho vay được.
Bà Bích cho rằng, "không có gì chắc chắn và an toàn hơn ngân hàng nên tiền trong tài khoản không chuyển đi thì sẽ luôn ở trong tài khoản. Điều tôi không thể hiểu được là vì sao tiền của tôi không chuyển đi mà lại không còn trong tài khoản."
Bà Bích nói:
Tôi luôn băn khoăn, trăn trở trách nhiệm của ngân hàng ra sao, quyền lợi của người gửi tiền thế nào. Tôi có tiền trong tài khoản mà bị mất thế nhưng lại bị quy chụp đủ điều nào là có câu kết với ông Danh hay không, có cho vay nặng lãi hay không…
Tôi không cho vay là không cho vay, không đồng phạm với ông Danh là không đồng phạm và tôi không có nghĩa vụ phải chứng minh điều này. Tiền của tôi vì sao tôi phải chứng minh, giờ đây tôi phải theo vụ án này, rất mệt mỏi.
Nhiều bị cáo, Luật sư khẳng định tôi cho ông Danh vay 5.190 tỷ đồng. Luật sư của tôi sẽ làm việc về vấn đề này. Ngân hàng xây dựng phải có trách nhiệm về khoản tiền này. Phải chăng Ngân hàng Xây dựng đang đẩy đưa để tránh trách nhiệm. Tôi không có lý do gì để đồng phạm với ông Danh. Tôi biết rằng nước mắt không thể thể hiện được sự oan ức, chứng cứ khách quan, công lý sẽ được thực hiện.
Trước khi trình bày những đề nghị, tôi yêu cầu Ngân hàng Xây dựng trả lời các câu hỏi của tôi:
-Tại sao Ngân hàng Xây dựng lại tự động hạch toán 5.190 tỷ của tôi khi không có sự đồng ý của tôi?
-Tại sao từ năm 2014 đến nay NH Xây dựng luôn tránh trách nhiệm về khoản tiền gửi của chúng tôi?
-Tại sao hiện tại NH Xây dựng hoạt động rất tốt mà không trả tiền cho tôi?
Chúng tôi có những đề nghị:
-Buộc ngân hàng xây dựng trả tiền vào tài khoản của tôi
-Đề nghị ngân hàng trả lãi các khoản tiền của tôi gửi ở ngân hàng từ thời điểm đó đến nay
-Trả lại 118 sổ tiết kiệm cho chúng tôi
-Trả 6 sổ tiết kiệm cho ông Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Mỹ Dung.
Ông Phan Vũ Tuấn đại diện hợp pháp của 16 người nhóm bà Bích và đại diện của Trần Hoài Phục, Ngô Bích Thùy Trang, Mỹ Dung phát biểu:
-3 người này là chủ sở hữu hợp pháp các sổ tiết kiệm của Ngân hàng xây dựng
-3 người này chưa bao giờ vay vốn tại Ngân hàng xây dựng
-Đề nghị Ngân hàng xây dựng trả lại 6 sổ tiết kiệm cho 3 người này.
-Tiền chúng tôi gửi tại Ngân hàng xây dựng là của chúng tôi, hợp pháp, chỉ giao dịch với ngân hàng và được ngân hàng thừa nhận.
Ông Tuấn nói thêm, chúng tôi là những người gửi tiền tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi.
- Phiên tòa chiều 24/8: Luật sư: "Đề nghị khởi tố tại tòa TGĐ Quỹ Lộc Việt là trái quy định"
- Agribank Láng Hạ đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên tài sản
- 17:2024/08/2016
Hội đồng xét xử mời Luật sư bảo vệ quyền lợi Agribank Láng Hạ.
Luật sư tóm tắt giao dịch giữa Tập đoàn Thiên Thanh và Láng Hạ. Giao dịch từ 2011. Các giao dịch đều có đăng ký giao dịch đảm bảo. Kể từ khi ông Danh bị bắt thì cơ quan điều tra kê biên 23 tài sản liên quan ông Danh.
Ngay sau khi nhận yêu cầu kê biên thì chúng tôi nhận thấy kê biên chỉ thực hiện khi các bị can, bị cáo phải đền bù thiệt hại…
Tại thời điểm cơ quan điều tra kê biên thì tài sản đó không còn trọn vẹn thuộc Tập đoàn Thiên Thanh nữa vì khi bên vay có vấn đề dẫn đến nguy cơ không trả được nợ thì ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn. Tuy nhiên, do tài sản sau đó bị kê biên nên việc thu hồi nợ trước hạn không được thực hiện đầy đủ.
tôi nhận thấy việc kê biên là không phù hợp, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giải tỏa kê biên các tài sản này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chúng tôi, giao tài sản kê biên cho Ngân hàng quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sáng mai, đại diện ngân hàng CB và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng. Sau đó là các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Phấn, ông Toàn…Nếu sáng mai việc bảo vệ quyền lợi xong thì chuyển sang phần tranh tụng. Ưu tiên tranh luận cho Viện kiểm sát theo trình tự:
-Vấn đề 5.190 tỷ
-Nhóm bà Phấn
-Tranh luận với nhóm bảo vệ Qũy Lộc Việt
-Tranh luận lại với nhóm ông Toàn - chủ tịch cũ của TrustBank
-Lưu Trung Kiên
-Trần Hiệp
- Luật sư: Việc đề nghị khởi tố tại tòa TGĐ Quỹ Lộc Việt là trái quy định
- 16:1624/08/2016
Luật sư Trần Minh Hải bảo vệ quyền cho Quỹ Lộc Việt bổ sung trên các luận điểm gồm:
Việc đại diện Viện kiểm sát đề nghị khởi tố tại tòa với ông Nguyễn Việt Hà là trái quy định về luật tố tụng hình sự. Chỉ 2 cơ quan được khởi tố bị can là cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát sau khi nhận được kết luận điều tra.
Trong trường hợp này không hề có cơ sở để khởi tố bị can; đề nghị truy trách nhiệm hình sự của ông Nguyễn Việt Hà là đồng phạm, cố ý làm trái là không đúng vì không có cơ sở chắc chắn nào cho thấy ông Hà biết rõ Phạm Công Danh và hành vi phạm tội của ông Danh, ông Hà cũng không có động cơ, mục đích. Ông Danh cũng khẳng định không biết ông Hà, chỉ gặp 1 lần trong 1-2 phút, trước đó cũng không có bàn bạc gì.
Luật sư đặt câu hỏi một mối quan hệ quen biết chỉ vài phút thì quá mờ nhạt, không có cơ sở để quy kết đồng phạm; giao dịch giữa VNCB và Lộc Việt không cần xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Luật sư đưa ra quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu là 9%. Xem xét yếu tố chủ sở hữu của VNCB lúc đó thì tỷ lệ khoản đầu tư này khoảng 0,1%, thấp hơn hẳn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cuối cùng là việc ảnh hưởng các quy trình nội bộ ngân hàng đối với việc thực hiện hợp đồng dân sự.
Luật sư Hải cho rằng phần trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại phiên tòa vô tình gây ra một điều là nhiều ngân hàng non trẻ mới ra đời tự nhiên đủ mọi nghiệp vụ ngân hàng còn những ngân hàng đã lâu đời tự nhiên lại phải đi xin lại mọi giấy phép. Tuy nhiên điều này hoàn toàn trái với quy định là các tổ chức tín dụng hình thành trước khi luật tổ chức tín dụng mới có hiệu lực không cần phải xin lại giấy phép cho những hoạt động như ủy thác đầu tư trái phiếu.
Ngoài ra, ngân hàng có những nghiệp vụ, quy định nội bộ hết sức phức tạp và các đối tác không cần thiết, không có nghĩa vụ thậm chí không được quyền biết.
Luật sư Hải nhấn mạnh rằng trước đây Luật sư đứng ở vai trò là luật sư bào chữa cho bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng sau bản luận tội của Viện kiểm sát thì ông Nguyễn Việt Hà và quỹ Lộc Việt đứng trước nguy cơ bị hình sự hóa nghiêm trọng một giao dịch dân sự.
- Luật sư: Không có lý do gì bắt Quỹ Lộc Việt trả 3 tỷ đồng
- 15:0724/08/2016
Luật sư mời ông Nguyễn Việt Hà, ông Hà không có mặt, người đại diện cho Qũy Lộc Việt lên. Theo người đại diện này, quỹ Lộc Việt đang đối mặt với nguy cơ rất cao trong việc bị hình sự hóa một hợp đồng dân sự. Chính vì thế, quỹ đã mời 2 Luật sư là Bùi Thị Mai và Luật sư Hải bảo vệ quyền lợi của quỹ Lộc Việt.
Luật sư Bùi Thị Mai nói:
Trong vụ án này thì Lộc Việt và ông Nguyễn Việt Hà được xác định là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tôi cho rằng việc hình sự hóa một hợp đồng dân sự cần được xem xét kỹ nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của bên liên quan.
Luật sư Mai cho rằng hợp đồng ủy thác đầu tư là quan hệ dân sự, cần phải tôn trọng xem xét theo quan hệ dân sự, không được coi hình sự hóa và khởi tố tại tòa như đề nghị của VKS.
Thứ nhất: Lộc Việt ký hợp đồng nhận ủy thác đầu tư là đúng với chức năng của quỹ. Hợp đồng có tên gọi là: Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Với tên gọi này thì Lộc Việt có đầy đủ chức năng để cung cấp dịch vụ.
Trái phiếu là một loại chứng khoán vì thế áp dụng luật chứng khoán là hoàn toàn hợp lý và Lộc Việt được phép thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Thứ hai: Quan hệ ủy thác đầu tư là ủy thác đầu tư chỉ định. Bên ủy thác sẽ chuyển tiền cho bên ủy thác và bên nhận ủy thác chỉ việc đầu tư theo chỉ định của bên ủy thác. Có nghĩa là những gì Lộc Việt thực hiện là theo chỉ định của Ngân hàng xây dựng, Lộc Việt không có quyền quyết định. Trong giao dịch này thì Lộc Việt làm đúng theo quy định, ngân hàng chịu trách nhiệm, rủi ro liên quan đầu tư.
Sẽ rất là vô lý khi cho rằng rủi ro đầu tư thuộc về Lộc Việt.
Thứ ba: Lộc Việt chỉ là bên cung cấp dịch vụ.
Đến bây giờ thì hợp đồng đã hết hiệu lực, vấn đề còn lại là giải quyết hậu quả của hợp đồng. Theo hợp đồng thì VNCB sẽ nhận lại 900 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh. Lộc Việt không có trách nhiệm trả khoản tiền này. Trong giao dịch này thì Lộc Việt không phải là chủ thể gây ra thiệt hại nên không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ khoản ủy thác.
Viện kiểm sát cho rằng Lộc Việt, ông Nguyễn Việt Hà phải hoàn trả 3 tỷ đồng phí nhận ủy thác. Luật sư cho rằng không có lý do gì để trả lại khoản tiền này vì Lộc Việt đã hoàn tất dịch vụ và đã hoàn tất việc cung cấp dịch vụ. Đây không phải là tiền có được do làm trái pháp luật.
Trong chuỗi giao dịch này thì thừa nhận quá trình thực hiện hợp đồng có những sai sót nhất định nhưng không phải là trách nhiệm hình sự. Ông Nguyễn Việt Hà không có trách nhiệm phải biết những quy định nội bộ của Ngân hàng.
- Luật sư của bà Bích tiếp tục khẳng định VNCB phải chịu trách nhiệm về khoản 5.190 tỷ
- 14:0324/08/2016
Chiều nay 24/8, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ xảy ra tại ngân hàng Xây dựng tiếp tục.
Luật sư của nhóm Trần Ngọc Bích phát biểu bổ sung. Thông tin chính mà Luật sư bám vào trong bài bào chữa của mình là các quy định của ngân hàng như đầy đủ chữ ký, hồ sơ…không được đáp ứng. Vì không đủ chứng từ nên ngân hàng phải chịu trách nhiệm và phải trả tiền vào tài khoản bà Bích và trả sổ tiết kiệm cho nhóm Phục, Dung, Trang vì khách hàng đã gửi tiền hợp pháp.
Luật sư liên tục nhắc lại là con số thiệt hại là do Phạm Công Danh gây ra. Luật sư một lần nữa khẳng định bà Bích không cho ông Danh vay tiền, chỉ cho bà Phạm Thị Trang vay.
Luật sư đặt câu hỏi nếu có sự đồng thuận chuyển tiền, tại sao đến ngày tất toán tiền không còn trong tài khoản bà Bích mà các bị cáo thuộc VNCB không có hành động gì.
Luật sư cũng nhắc rõ vấn đề bà Nguyễn Thị Thu Hương-nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh- người khai báo đưa tiền lãi ngoài cho ông Lộc và ông Tuấn đã ghi thêm chữ "lãi ngoài" so với giấy tờ đưa cho ông Lộc và ông Tuấn.
Luật sư đề nghị làm rõ bản fax từ Tân Hiệp Phát gửi đến VNCB là ai fax, có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo hay không. Luật sư đề nghị Viện kiểm sát quan tâm vấn đề này vì trong quá trình điều tra chưa làm rõ.
Về các tài liệu được sao y ở Bình Dương, Luật sư cũng yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét vì trong các hồ sơ này không có khoản rút tiền ngày 21/8 và 26/8.
Dù được Hội đồng xét xử nhắc rất nhiều lần về việc chỉ bào chữa liên quan đến quyền lợi của nhóm bà Bích nhưng Luật sư vẫn đề nghị được phân tích lời các Luật sư khác đã đưa ra tại tòa vì liên quan mật thiết đến quyền lợi của nhóm.