Bà Phấn nói khi rời ngân hàng là hoàn toàn tay trắng
Phiên tòa 01/8: Phạm Công Danh xin lỗi Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh
- Cập nhật : 03/08/2016
Viện kiểm sát tiếp tục xét hỏi Phạm Công Danh
-Bị cáo cho biết trong cáo trạng có nhiều đoạn cho rằng có nhiều khoản tiền liên quan đến bị cáo không xác định được không biết tiền đi đâu. Có khi nào có chuyển tiền đi đâu như chuyển cho cô Trang vài tỷ, vài chục tỷ hay không? Tôi lấy ví dụ có chi trả công cho ai tiền thế nào không?
-Tôi khẳng định có chi còn tôi không nhớ. Một số doanh nghiệp có nguồn tiền lớn mà cô Trang có quan hệ như một số doanh nghiệp ngành dầu khí, một số doanh nghiệp quân đội…Tôi xin phép không nêu tên cụ thể vì đây là các doanh nghiệp có nguồn tiền lớn, đang hoạt động trong khi cụ thể thì là mối quan hệ là mối quan hệ cá nhân của cô Trang. Tôi không nói được vì tôi chi cho Phạm Thị Trang còn cụ thể Trang có chi cho người ta hay không thì tôi không biết nên tôi không nói, tránh ảnh hưởng đối tác.
Còn một số khoản nữa thì tôi chi nhưng cụ thể tôi không nhớ. Chi trong quá trình quan hệ thị trường 2.
-Cụ thể bị cáo chi cho ai? Bị cáo nói chi để quan hệ trong thị trường 2 thì chi cho ai?
-Trong quá trình làm thì tôi cũng cần có những mối quan hệ giúp đỡ tôi để công việc trôi chảy. Việc chi này tôi xin phép không nói rõ và nó cũng rất tế nhị. Tôi cũng không nhớ rõ.
Nhóm Bích vay tiền nhưng Phạm Công Danh là người trả lãi
Viện kiểm sát hỏi tiếp
-Khoản tiền vay 3.100 tỷ đồng vào 31/6/2013 của nhóm bà Bích thì ai là người đóng lại?
-Thời gian đã lâu rồi nên tôi không nhớ được nhưng tôi chắc chắn được là tiền lãi của tôi còn ai chi trả thì tôi không nhớ nữa. Có thể Khương, Trang hay ai đó nhưng tôi không nhớ.
-Lý do gì mà người ta vay tiền mà bị cáo trả?
-Chi tiết thì tôi không nhớ ai làm nhưng tiền lãi vay là tôi trả.
-Có phải là thỏa thuận với bà Bích là bà Bích vay ra để cho bị cáo vay tiền nên khoản lãi là bị cáo phải trả đúng không?
-Dạ đúng.
-Khoản vay ngày 21/8/2013 là như thế nào?
-Tôi không nhớ chính xác nhưng chắc chắn là tiền chuyển từ tài khoản của tôi đi thì phải được sự đồng ý của tôi, có thể có chứng từ hoặc không có chứng từ. Còn việc tiền của Bích chuyển vào tài khoản của tôi đã có chữ ký hay không thì tôi không biết.
-Tiền chuyển đến ông Thanh có dư khoảng hơn 60 tỷ có phải là tiền lãi không?
-Cụ thể như thế nào thì tôi không nhớ rõ nhưng có điều tôi rất rõ là nếu không chi trả đầy đủ lãi ngoài thì lần sau bà Bích không cho vay nợ nữa nên tiền lãi phải trả đầy đủ.
-Giữa bị cáo và bà Bích có thỏa thuận là khi tiền vay của bà Bích chuyển sang tài khoản của bà Bích thì được chuyển sang các tài khoản khác không cần có chữ ký bà Bích?
-Tôi chưa bao giờ thỏa thuận với bà Bích về việc nợ chứng từ hay gì cả. Quan hệ vay mượn thì chủ yếu cô Trang làm việc đàm phán với bà Bích nên tôi không rõ.
Giờ tôi mới xâu chuỗi lại sự việc. Có thể trong quá trình làm thì cô Trang có mượn uy tín của tôi để nói rằng cho phép nợ chứng từ với những người khác như anh Quyết. Sáng nay anh Quyết khai báo là tôi có chỉ đạo cho nợ chứng từ nhưng tôi chưa từng có chỉ đạo này. Tôi rất tiếc không có cô Trang (Phạm Thị Trang) ở đây để làm rõ vấn đề nợ chứng từ này.
-Về bản chất thì tôi nghĩ không khác nhau. Chỉ có lãi suất có thể có sự khác nhau. Thời điểm đó lãi suất liên tục thay đổi nên có lúc tiền chi chăm sóc ngoài có khi lên đến 7-8%. Ngoài ra còn tùy thời điểm và tình hình tài chính mà thay đổi về vấn đề lãi suất.
-2 khoản tổng cộng 5.190 tỷ có khi nào ra khỏi VNCB không hay chỉ chuyển khoản lòng vòng trong VNCB?
-Theo tôi nhớ thì chủ yếu là chuyển lòng vòng trong ngân hàng. Có chuyển ra ngoài thì chỉ một ít thôi. Tiền lãi ngoài là Tập đoàn Thiên Thanh chuyển và chúng tôi phải lo khoản tiền trả lãi ngoài.
-Chủ trương đi vay tiền của bà Bích thì có mặt của bị cáo Mai, bị cáo Khương không?
-Tôi không nhớ chính xác vì cũng lâu nên tôi không nhớ chính xác nữa. Việc dùng tiền liên quan đến Bà Bích không chỉ dùng để chi chăm sóc khách hàng mà để tất toán hợp đồng nọ kia.
Việc cho vay thì chắc chắn anh Mai, Anh Khương có biết. Còn việc bà Bích cho tôi vay họ có biết hay không thì thực sự tôi không biết nhưng theo nhận thức của tôi thì họ cũng biết phần nào vì việc này diễn ra nhiều ngày, tháng thì họ cũng biết một phần nào.
Tôi mong Hội đồng xét xử làm rõ khoản tiền hơn 17 nghìn tỷ xem bản chất có giống các vụ liên quan đến 5.490 tỷ không, có nợ chứng từ không, nếu nợ thì đã trả chứng từ chưa, chưa trả vì sao…
Tòa cho biết là phạm vi của vụ án này đã được giới hạn nên đề nghị bị cáo không đi quá xa vấn đề. Hội đồng xét xử ghi nhận và xem xét nhưng không đi quá xa vấn đề này.
Viện kiểm sát hỏi tiếp Phạm Công Danh
Ông Danh không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà cảm ơn Hội đồng xét xử đã tạo điều kiện cho bị cáo Danh gặp ông Trung để bàn việc xử lý hậu quả. Ông Danh muốn xử lý 100% hậu quả chứ không phải chỉ một phần hậu quả.
Về câu hỏi của Viện kiểm sát, bị cáo Danh trả lời giống phần đã trả lời Hội đồng xét xử sáng nay.
Trong việc liên quan bà Bích, tôi có bảo cô Trang là họ là khách hàng lớn và cần quan tâm sâu sát hỗ trợ họ. Bà Bích tôi không nhớ rõ nhưng đã có quan hệ với Ngân hàng Đại Tín trước đó nhưng sau đó cô Trang sâu sát hơn. Mọi người có thể hiểu nhầm là tôi chỉ đạo chăm sóc nọ kia nhưng thực tế tôi không có chỉ đạo gì cả.
-Nếu không có bà Trang thì bị cáo có quan hệ với bà Bích để vay mượn không?
-Câu này tôi rất khó trả lời vì nó chưa xảy ra. Đã nhiều lần bà Trang khi mong muốn không làm việc nữa thì có đề đạt với tôi gặp mặt ông Thanh để tạo điều kiện làm việc nhưng khi tôi sắp xếp được thì ông Thanh không sắp xếp được.
Mãi sau thì tôi mới có cơ hội gặp ông Thanh tại trụ sở Tân Hiệp Phát. Lần gặp mặt đó có đặt ra câu hỏi là nếu Phạm Thị Trang không còn là cộng tác nữa thì có làm việc với tôi không và tôi nghĩ là họ vẫn có nhu cầu làm việc với tôi. Việc vay nợ cá nhân của cô Trang và cô Bích thì tôi không biết.
Hiện tại tôi vẫn chưa được xử lý tài sản liên quan nhóm Phú Mỹ mà đã phải trả 3.600 tỷ. Như thế nên tôi mới khó khăn về vấn đề tiền giai đoạn vừa rồi.
Tôi có biết rằng nếu lãi suất VNCB huy động bằng lãi suất các ngân hàng khác thì không bao giờ huy động được vốn. Vì thế phải có lãi suất ngoài cho rủi ro của họ vì VNCB nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.
Tòa nhận được thư kiến nghị của nhóm luật sư của ông Phạm Công Danh và em trai ông Danh là Phạm Công Trung về việc sử dụng cấp định giá trung ương. Những người này đồng thuận cho rằng không cần sử dụng hội đồng định giá cấp trung ương.
Ông Phạm Công Trung là Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh theo ủy quyền của ông Danh có đơn xin phép gặp ông Danh trong giờ nghỉ giải lao để bàn việc xử lý khắc phục hậu quả. Tòa chấp nhận cho ông Trung gặp ông Danh phiên giải lao sáng ngày mai dưới sự giám sát của C46.
Một luật sư (Luật sư Tân-không phải bảo vệ cho ông Phạm Công Danh) cho rằng nếu lập hội đồng thẩm định giá cấp trung ương thì cũng cần mở rộng đối tượng định giá. Có thể mời thêm các chuyên gia ngành bất động sản.
Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh về việc thuê trụ sở
-Việc lập 2 hợp đồng giữa AMC với Trung Dung và VNCB ký với Hương Việt thuê mặt bằng để rút ra 581,6 tỷ. Việc rút tiền này nhằm mục đích gì?
-Việc thực hiện 2 hợp đồng này không phải là để rút tiền chi chăm sóc dù lúc đó cũng rất khó khăn. Hợp đồng đầu tiên chắc có sai sót gì đó và phải trả lại còn vị trí thì rất tốt. Rất nhiều lần tôi có nói với anh Mai là bối cảnh huy động vốn khó khăn, vị trí này càng không huy động được. Cần trụ sở khang trang hơn. Tôi yêu cầu anh Mai nghiên cứu kỹ để có thể chuyển trụ sở.
-Nếu không phải rút tiền để chi chăm sóc thì tiền này được sử dụng thế nào?
-Ở hợp đồng thuê Tô Hiến Thành, vị trí đẹp rồi nhưng sau đó trả lại địa điểm và lấy về 20 tỷ. Lý do là khi chúng tôi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hỏi với quy mô như vậy thì thế nào và thấy rằng vị trí ở Tô Hiến Thành không có phòng hội trường lớn. Tôi bảo anh Mai nghiên cứu các vị trí đó trong đó có Sư Vạn Hạnh để lựa chọn vị trí hợp lý hơn. Sau đó chúng tôi quyết định nghiên cứu sang Sư Vạn Hạnh.
-Lúc đó có sự trùng lặp một chút. Đáng lẽ chuyển hết luôn về VNCB nhưng lúc đó lại cần tiền chi chăm sóc nên chúng tôi mượn tạm.
-Tại sao Tập đoàn Thiên Thanh không ký trực tiếp với VNCB mà phải qua 2 công ty con do 2 nhân viên đứng tên giám đốc?
-Việc này tôi đã nhiều lần muốn nói và xin nói nhưng chưa có cơ hội nói. 2 công ty này là có thật, chúng tôi mong muốn làm thực nhưng lúc đó ít nhân sự nên không có nhân sự vô. Việc này chúng tôi không lừa đảo gì cả. Có chị Bùi Thị Hà Thu cũng hiểu rõ điều này.
Việc Tập đoàn Thiên Thanh không ký trực tiếp thì thực tế Viện kiểm sát xem xét cho là thông thường các tập đoàn không ký trực tiếp mà họ chỉ thông qua chủ trương, lập các công ty con để thực hiện.
-Khi họp bàn vụ thuê trụ sở thì bị cáo Viễn (trưởng ban kiểm soát) có tham gia không?
-Thời gian lâu quá rồi nên tôi không nhớ rõ nữa. Tuy nhiên, tôi mong Hội đồng xét xử xem xét vì bối cảnh lúc đó rất rối ren nên việc này là chủ trương của tôi. Ông Viễn có thể có tham gia nhưng nói thật là tôi cần những con người có năng lực để hiểu vấn đề này và có lẽ anh Viễn có tham gia cũng không nắm rõ vấn đề này. Ông Viễn có họp hay không họp thì cũng không có ảnh hưởng gì vì thực tế lúc đó một số thành viên của ngân hàng họ không biết và cũng tin tưởng vào lãnh đạo.
-Bị cáo cho biết những khoản chi ngoài không hạch toán trên sổ sách ngân hàng mà hạch toán trên Tập đoàn Thiên Thanh?
-Lúc đó có nhiều khoản trong đó còn có khoản 500 tỷ của ông Thắm. Thời điểm giao thời rất nhiều việc phải làm và nhân sự cũng rất khó khăn.
Bị cáo Phạm Công Danh liên tục khẳng định việc thuê trụ sở không phải là hồ sơ khống. Lúc thực hiện là nhu cầu thực, đã có hồ sơ xin NHNN việc chuyển đổi trụ sở và NHNN chi nhánh TP.HCM đã nhiều lần xuống kiểm tra trụ sở.
Sau phần trình bày của luật sư, Viện kiểm sát bắt đầu xét hỏi Phạm Công Danh
-Trong giai đoạn chúng tôi nỗ lực đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng thì tôi đã bỏ ra khoản tiền lớn nhưng sau đó không tiếp tục được nữa. Tôi có hỏi anh Mai các giải pháp chăm sóc khách hàng của ngân hàng khác. Chúng tôi không được tăng trưởng tín dụng, không được cho vay. Chúng tôi đưa ra nhiều giải pháp trong đó có việc mượn tạm tiền CoreBanking. Bối cảnh lúc đó chi tiền nhiều quá rồi. Không có tiền chăm sóc thì chỉ có cách ngân hàng đổ vỡ. Chúng tôi họp nhiều buổi.
Sức khỏe của tôi không tốt, không nhớ việc này. Tôi nhận trách nhiệm việc tạm ứng khoản 63 tỷ này.
-Lý do gì tạm ứng không làm thủ tục tạm ứng mà lại rút tiền CoreBanking?
-Đã làm việc không đúng quy trình thì không thể tạm ứng.
-Từ hôm 19/7 đến giờ không ai, không bị cáo nào khai báo rút tiền ra sử dụng mục đích cá nhân cả nên bị cáo yên tâm không ai quy kết bị cáo dùng tiền để sử dụng cá nhân cả. Bị cáo yên tâm. Bị cáo nói tiếp về các khoản tiền trong các chứng từ?
-Bị cáo không nhớ chính xác nhưng thường những khoản có chứng từ đầy đủ là đúng. Tòa cho phép bị cáo nhìn lại 1 lần nữa để xác minh nhưng thông thường những khoản nào đã đầy đủ chứng từ thì đúng là như thế.
-Có khi nào HĐQT không họp mà ký hợp thức hóa rồi đưa cho mọi người xử lý không?
-Việc bàn thảo các vấn đề thường là phải thực hiện còn tổ chức họp có thể trước hoặc sau đó. Có nhiều cuộc họp, một số người không có mặt nhưng cũng vẫn thực hiện theo nghị quyết.
Phiên tòa buổi chiều tiếp tục. Tòa mời luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh).
Luật sư Phan Trung Hoài có ý kiến rằng sáng nay có nghe tòa công bố quyết định thành lập hội đồng định giá Trung ương. Ông đại diện nhóm luật sư của ông Danh và nhận được ủy quyền của ông Danh có ý kiến:
-Ông Danh đề nghị cho phép mời một đơn vị định giá độc lập thực hiện việc bán tài sản ở Sân vận động Chi Lăng, ông Danh cũng được gặp gia đình, Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện việc đánh giá tài sản hoặc bán tài sản đó. Hoặc gia đình, người thân nộp tiền khắc phục.
Ông Danh nói thêm là mong muốn của ông là khắc phục bằng mọi giá. Trong khuôn khổ luật cho phép, ông Danh muốn gặp người thân, Tập đoàn Thiên Thanh, em trai hoặc vợ bị cáo để xử lý vấn đề tài sản.
Tòa nhắc lại là khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết giảm nhẹ.
Ông Danh nói thêm là ông tự tin nếu có cơ hội để khắc phục thì ông sẽ khắc phục được.
SÁNG
Sau phần hỏi Phan Thành Mai và Hoàng Đình Quyết, Hội đồng xét xử mời Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Quỳnh Trang không có mặt.
Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh.
Danh nói:
Anh Quyết cần xem lại lời khai. Mặc dù tôi không có chỉ đạo việc chuyển tiền hay cho nợ chứng từ nhưng tôi sẵn sàng nhận vì vấn đề chi nhánh hỗ trợ khách hàng. Việc liên quan đến nhóm Bích có chị Phạm Thị Trang sẽ nắm được rõ hơn.
Tôi rất tôn trọng anh Mai về khả năng điều hành, tổ chức. Tôi không hề có chỉ đạo nào về việc cho nợ chứng từ cho nhóm bà Bích. Còn Anh Quyết cho nợ có thể vì là quan hệ với khách hàng và có lòng tin với khách nên cho nợ. Tôi nhất quyết không có chỉ đạo nào việc nợ này.
Hội đồng xét xử hỏi Phan Thành Mai
-Anh Phạm Công Danh không giao bị cáo vấn đề chuyển tiền nhưng sau này đến khoảng tháng 2/2014 thì bị cáo có ký nghị quyết HĐQT liên quan khoản 5.490 tỷ để hợp thức hóa giấy tờ nhằm xin tăng room tín dụng 2014.
-Với tư cách Tổng giám đốc, bị cáo cho biết cô Phạm Thị Trang làm gì?
-Cô Phạm Thị Trang liên quan đến việc huy động vốn và thực tế cũng không liên quan đến bị cáo nên bị cáo cũng không nắm rõ.
-Thế còn việc chi chăm sóc khách hàng, bị cáo có nắm rõ?
-Thực tế thì có những buổi họp lớn và bị cáo phải nghe giám đốc các chi nhánh báo cáo. Họ đều có báo cáo về việc lãi vượt trần và các khoản chi nhưng số liệu bị cáo không được tiếp cận.
-Thế còn trong đề án thì có tên 22 người làm cổ đông nhưng không có tiền. Bị cáo nói sao?
-Bị cáo làm đề án còn cổ đông cụ thể là anh Danh quyết định.
-Việc này thì bị cáo không biết.
-Thế còn việc đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin trả đề án?
-Việc này là có thực. Đã nhiều lần bị cáo cùng anh Danh xin trả việc tái cơ cấu cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Thế đã cố trả thì sao đề án vẫn được thông qua và các bị cáo tái cơ cấu?
-Vì trong đề án có mấy điểm chính trong đó có việc bán tài sản từ nhóm Phú Mỹ để tái cơ cấu. Còn điểm nữa mà những cổ đông khác không được biết là thực tế dùng tiền ngân hàng khác để tái cơ cấu bằng cách: Tập đoàn Thiên Thanh có tài sản thực nên thế chấp tài sản này tại các ngân hàng, lấy tiền tái cơ cấu.
-Theo luật thì các cổ đông phải có thực tiền, không vay nợ….để mua cổ phần. Họ không có tài chính thật nhưng vẫn bị đưa tên vào. Bị cáo thấy chỗ này là sai nhưng vẫn thực hiện. Đã nhiều lần bị cáo và bị cáo Danh muốn trả lại đề án tái cơ cấu. Có ai ép buộc bị cáo và bị cáo Danh không?
-Dạ, ép buộc thì không ai ép buộc. Lúc đó anh Danh chi quá nhiều tiền vào việc tái cơ cấu. Như anh Danh khai thì đã chi cho ông Thắm, chi chăm sóc khách hàng từ trước năm 2012…Càng đi sâu vào tái cơ cấu thì càng chi nhiều lần.
-Trực tiếp thì bị cáo không biết nhưng bị cáo đều được các giám đốc chi nhánh nói. Chi rất nhiều.
-Nhiều là bao nhiêu?
-Theo nhẩm tính của bị cáo thì huy động vốn thời điểm trước tái cơ cấu khoảng 14 nghìn tỷ. Tính sơ bộ thì chi ngoài khá nhiều còn con số cụ thể bị cáo không nắm được.
Sau lời khai của Phạm Công Danh, HĐXX chuyển sang hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết
-Bị cáo đã khai và hoàn toàn thành thật nên không khai lại. Đó là sự thật. Còn phần anh Danh trả lời liên quan đến bà Bích
Tại sao bị cáo chuyển tiền từ bà Bích sang tài khoản ông Danh mà không phải sang tài khoản của bị cáo là biết bị cáo hoàn toàn làm việc này theo chỉ đạo.
-Thế chuyển tiền từ tài khoản ông Danh sang tài khoản ông Thanh thì ai chỉ đạo?
-Dạ thưa, anh Danh.
-Thế còn về phần lãi suất huy động?
-Tại thời điểm 20/6 khoảng 6% sau. Khi bị cáo được chuyển về phụ trách thì cũng tiếp quản ý kiến về khoản nợ cũ của những người cũ.
-Sao không trích một phần trong huy động để trả tiền lãi suất mà lại phải lấy tiền túi? Trong quá trình lôi kéo khách hàng thì bị cáo có dùng tiền nhà để chi trả lãi suất ngoài không?
-Thời điểm đó thì bị cáo không. Lúc anh Danh bị bắt thì bị cáo có vay mượn để chi lãi cho khách hàng. Còn về hạch toán thì không thể, chỉ dùng hình thức xổ số, game….để trả lãi.
-Theo thông lệ thì vẫn dùng tiền ngân hàng để trả lãi vượt trần thông qua các chương trình như quay xổ số, game…để trả. Vì sao không dùng cách đó?
-Vì lúc đó VNCB đang nằm trong kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên không được thực hiện điều gì kể cả cho vay…Vì thế phải sử dụng tiền chi ngoài. Tiền trả lãi có lúc được ứng trước, có lúc trả sau.
-Tiền hạch toán như thế nào, từ đâu ra?
-Việc này bị cáo không biết cụ thể. Tiền từ Tập đoàn Thiên Thanh và Tập đoàn Thiên Thanh chủ động. Tại hội sở thì bị cáo giao cho 1 người ở chi nhánh tổng hợp, người này gửi lên 1 người ở hội sở, người ở hội sở chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh để chi trả.
-Cụ thể người ở chi nhánh là ai?
-Bạn Thương cán bộ hành chính ở chi nhánh Lam Giang. Việc này bị cáo có báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lúc anh Danh và anh Mai bị bắt thì vẫn nhiều khách hàng đòi tiền chi ngoài, ngoài khả năng giải quyết của bị cáo. Vì thế bị cáo có báo cáo thật cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bị cáo và một số bị cáo khác có phải ứng tiền nhà để chi vì đến hẹn với khách hàng không thể không chi. Các ngân hàng khác họ chi trực tiếp.
-Số tiền chi ngoài lãi suất cho nhóm Trần Ngọc Bích thì tại chi nhánh Sài Gòn ai là người chi?
-Đây là khách hàng lớn của ngân hàng nên người chi trả là phía Tập đoàn Thiên Thanh.
Tòa tiếp tục hỏi về khoản tiền liên quan nhóm Trần Ngọc Bích
Tôi chưa hề chỉ đạo anh Quyết, anh Khương trong việc chuyển tiền của nhóm bà Bích sang tài khoản tôi mà không có chữ ký.
-Tức anh Quyết tự chuyển?
-Thực tế là áp lực của chi nhánh thì tôi không biết cụ thể họ xử lý như thế nào. Tôi không có sự chỉ đạo nào liên quan việc chuyển tiền này. Thưa Hội đồng xét xử là để làm rõ được việc này thì mong Hội đồng xét xử xem xét kỹ khoản tiền tổng cộng hơn 17 nghìn tỷ thế nào.
-Sau khi chuyển tiền vào tài khoản bị cáo thì bị cáo chuyển đi đâu?
-Vì tiền xử lý không phải xảy ra ngày một, ngày hai nên tôi không có nhớ.
-Theo các chứng cứ thì Phạm Thị Trang và bị cáo phải có quan hệ lớn hơn mối quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và nhân viên. Có lý do nào bị cáo tin tưởng bà Trang đến thế không?
-Thưa Hội đồng xét xử là mối quan hệ giữa tôi và bà Trang chỉ có một mối quan hệ. Đó là bà Trang phụ trách việc huy động vốn và nhóm bà Bích là khách hàng lớn.
Mong Hội đồng xét xử xem xét kỹ giúp.
-Bị cáo quen biết bà Trang lúc nào?
-Tôi gặp bà Trang ở Hà Nội khi tôi còn làm việc nhiều với doanh nghiệp. Lúc này tôi nhận định bà Trang là người giỏi huy động.
-Bị cáo trả công cho bị cáo Trang như thế nào?
-Thường thì có hợp đồng lớn thì thường tôi trích một ít % cho bà Trang. Không nhiều.
-Việc cô Trang lâu nay đi đâu, làm gì thì bị cáo không biết. Cô đi nước ngoài hay đi đâu tôi không rõ. Cô Trang chỉ có mượn tôi cái xe và cô Trang trả lại tôi. Chỉ có thế thôi.
-Trong cáo trạng thì có Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Cô này là như thế nào?
Ông Danh kêu mệt, xin phép nghỉ 5’ rồi nói tiếp. Tòa hỏi hay là nghỉ giải lao 15’ rồi bị cáo trả lời tiếp thì ông Danh bảo để ông cố gắng trả lời.
Cô Quỳnh Trang là nhân viên bình thường, không phải quá giỏi giang gì. Bị cáo cũng không có chỉ đạo gì. Cô Trang làm việc cô ấy phải làm cho ngân hàng cũng như nhiều bị cáo khác. Họ không được lợi gì trong việc này nên mong Hội đồng xét xử xem xét.
Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh
-Cụ thể bị cáo giao cho ai chi tiền vượt trần lãi suất?
-Có thể tòa cho rằng đây là hành động sai nhưng tôi xin thưa lại là để huy động thì có chi phí huy động. Có khi chi phí này là khuyến mại, xổ số, game…chứ không chỉ là tiền.
Kính mong Hội đồng xét xử xem xét việc này. Những khoản rút tiền chi ra không có giấy tờ nhưng tôi không sử dụng tiền cho cá nhân của tôi. Chúng tôi liên tục làm ngày đêm để trả nợ chăm sóc khách hàng cũ, ứng tiền chăm sóc khách hàng…Tôi cảm ơn HĐQT cũ của VNCB thời điểm đó. Chúng tôi làm việc ngày đêm để có tiền.
-Bị cáo có nắm được việc nhóm Trần Ngọc Bích gửi gần 6 nghìn tỷ bằng 124 sổ tiết kiệm không?
-Bà Bích có gửi tiền, vay ra rồi lại cho bà Trang vay tiền…Bà Bích khai vay tiền để kinh doanh. Bị cáo có biết không?
-Bà Bích làm gì thì là việc của bà Bích nên tôi không nói về vấn đề này.
-Bà Bích khai có việc rút tiền không có chữ ký. Bị cáo nói gì việc này?
-Tôi xin lỗi tòa là vì lý do sức khỏe nên có thể tôi nói ra những điều gây bất lợi cho tôi nhưng nó là có thực nên tôi phải nói. Bản thân tôi không có kinh nghiệm, nghiệp vụ ngân hàng nhưng việc trả lãi có nhiều lần tôi trực tiếp.
Việc trả lãi ngoài tôi khẳng định là có.
Việc trả lãi ngoài tôi cũng xin nói thêm là do nhóm Phú Mỹ không đem tài sản để tôi bán đi chăm sóc khách hàng nên tôi phải đi vay lãi cao để trả lãi ngoài. Để trả được lãi ngoài có lúc tôi phải vay 3-4%/ tháng. Tôi khẳng định 3-4%/tháng chứ không phải là năm.
Sáng nay ngày 01/8, Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và những sai phạm tại VNCB tiếp tục.
Cuối tuần trước, Phạm Công Danh đã trình bày về bối cảnh ngân hàng dẫn đến những sai phạm, xin lỗi những người đã vì ông mà liên lụy, xin có cơ hội khắc phục sai phạm liên quan đến đất sân vận động Chi Lăng.
Tòa lưu ý bị cáo Danh là tòa chỉ giới hạn xét xử ở phần vi phạm về quy định cho vay nên những mong muốn của bị cáo cần giới hạn trong những hành vi bị truy tố. Những hành vi không liên quan thì không xem xét.
-Hội đồng xét xử: Bị cáo quen bà Trần Ngọc Bích không?
-Quen biết thì không biết ở mức độ nào nhưng tôi quen biết bà Bích không phải một năm, hai năm mà từ khi bà Bích có quan hệ giao dịch với Đại Tín thì tôi đã quan tâm và tìm hiểu đến nhóm này từ lâu. Cả bà Bích, ông Thanh, Tân Hiệp Phát….
-Nhóm bà Trần Ngọc Bích có gửi tiền tại VNCB không?
-Có.
-Nhóm này tự gửi hay có ai kêu gọi gửi?
-Điều này tôi không biết vì là mối quan hệ này có từ trước khi tôi tiếp quản. Tôi được biết nhóm này qua anh Quyết (Hoàng Đình Quyết).
-Bị cáo có biết gửi tiền bao nhiêu không?
-Việc điều hành trực tiếp thì anh Mai và anh Quyết. Bị cáo không biết cụ thể. Thời điểm lúc đó có cô Trang (Phạm Thị Trang-Trang Phố Núi) có xử lý việc này.
-Cô Trang làm việc gì?
-Lúc đó VNCB rất khó khăn về nhân sự nên cô Trang xử lý các việc liên quan đến huy động tiền gửi lớn về cho ngân hàng. Cụ thể thì tôi cũng không nhớ chức danh. Tôi được cô Trang giới thiệu về bà Bích.
-Cô Trang được bị cáo nhận về đây (VNCB)?
-Mối quan hệ giữa tôi và cô Trang thế nào không quan trọng. Cô Trang làm việc cho ngân hàng và nhiệm vụ huy động nhiều vốn cho ngân hàng. Cô Trang là người làm việc với nhóm bà Bích.
-Tiền chăm sóc khách hàng thì thông qua ai để chăm sóc khách hàng?
-Cô Trang không chăm sóc khách hàng. Cô Trang chỉ tiếp xúc để tháo gỡ khó khăn thôi. Còn việc chăm sóc thì lúc đó có tổ chăm sóc khách hàng, theo quy trình.
-Việc chăm sóc cho khách hàng này thực hiện như thế nào?
-Vì đây là khách hàng lớn nên tôi trực tiếp chỉ đạo. Rồi thì anh Khương, anh Quyết làm.
Theo Trí thức trẻ/CafeF