Tòa hoài nghi rằng, liệu Trang Phố Núi và Phạm Công Danh có mối quan hệ nào lớn hơn quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và nhân viên hay không thì mới có thể tin tưởng nhau đến vậy.
Phiên tòa 29/7: Phạm Công Danh xin phép được gặp người nhà nộp tiền mua đất nếu tòa định giá 1.260 tỷ
- Cập nhật : 30/07/2016
Tòa mời luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh)
Ý kiến của bị cáo Phạm Công Danh liên quan đến giá trị khu sân vận động Chi Lăng với đối tác là có thật. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố nên việc đàm phán không thực hiện được. Trong 2 năm qua, ông Danh bị bắt nên chưa có cơ hội đàm phán lại được.
Thay mặt nhóm luật sư cho ông Phạm Công Danh, luật sư Hoài đưa ra các ý kiến gồm:
+2 bản định giá mà tòa đưa ra đều thiệt thòi cho bị cáo Danh. Đề nghị tòa cho bị cáo Danh được lựa chọn phương án thứ 3 là phương án đã trình bày.
+Thứ hai là những tài sản đó hiện đang bị cơ quan điều tra kê biên làm tài sản đảm bảo nên bị cáo Danh cũng không thể đàm phán bán được.
Hội đồng xét xử: Nếu ngày mai, ngày mốt có đối tác chuyển tiền mua các tài sản kia thì tòa sẽ xem xét chứ không thể chờ đợi Tập đoàn Thiên Thanh đàm phán thời gian dài được.
Hoặc nếu có hội đồng thẩm định độc lập nữa thẩm định giá trị tài sản có giá trị nhỏ hơn 1.260 tỷ hoặc lớn hơn 2.600 tỷ thì chúng tôi sẽ xem xét.
Luật sư: Nếu trong quá trình xét xử có thể có hội đồng xét xử chấp thuận xem xét hội đồng thẩm định tài sản thì xin phép cho ông Phạm Công Danh và luật sư của ông Danh được phép có ý kiến về thẩm định.
Hội đồng xét xử quyết định thành lập Hội đồng định giá độc lập của Bộ tài chính và dù kết quả thẩm định này như thế nào thì cũng phải chấp nhận không được có ký kiến về kết quả này.
Luật sư: Thưa Hội đồng xét xử là theo quy định của luật thì không được tước đi quyền của người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Công Danh.
-Hội đồng xét xử: Chúng tôi không cướp đi quyền của ông Phạm Công Danh nhưng luật sư và ông Danh lưu ý là sau khi Hội đồng định giá thẩm định giá lại thì mức giá nào cũng sẽ phải chấp nhận.
Hội đồng xét xử yêu cầu thư ký tòa lưu ý một lúc nữa sẽ công bố Thành lập hội đồng định giá của Bộ tài chính.
- Phạm Công Danh: Ý kiến của luật sư Hoài là hoàn toàn đúng nhưng tôi xin bổ sung thêm. Tôi thực sự bàng hoàng khi có định giá cho rằng lô đất của tôi chỉ còn 1.260 tỷ đồng. Tôi thực sự cảm ơn tòa đã cho phép thành lập hội đồng định giá độc lập để tôi yên tâm hơn. Ngoài ra, việc định giá cần bao gồm khoản đền bù cho những khu đất của dân mà giờ đã toàn quyền sử dụng của tôi.
Còn nếu mà tòa có định giá 1.260 tỷ đồng thì cho phép tôi được gặp người nhà nộp tiền mua lại dự án này và cũng đem dự án này đi thế chấp ngân hàng khác (họ định giá 100 triệu/m2) để khắc phục.
-Bị cáo lưu ý là 1.260 tỷ là để xem xét trách nhiệm hình sự của bị cáo chứ không phải là giá trị lô đất. Còn nếu mà người nhà bị cáo nộp tiền vào đúng khoản tiền tín dụng các bị cáo đã vay ngân hàng thì mới là yếu tố để xem xét hành vi gây hậu quả.
-Xin Hội đồng xét xử xem xét vấn đề này. Nếu người nhà tôi thanh toán dứt điểm khoản nợ này với ngân hàng thì không thể xem xét hình sự tôi ở hạng mục này vì tôi không có gây thất thoát thì không thể xử lý phạt tôi. Mong Hội đồng xét xử làm rõ chỗ này để chúng tôi có động lực thực hiện hành vi khắc phục hậu quả.
Tòa kết thúc, thứ Hai tuần tới tiếp tục xử án.
Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh
-Dạ thưa, có một số thông tin là bảo mật nên luật sư của bị cáo sẽ trực tiếp làm việc với tòa.
-Bị cáo lưu ý đây là phiên tòa công khai. Vì thế nếu mời đối tác của bị cáo lên thì chúng tôi cũng sẽ hỏi công khai. Hiện tại đã có 2 định giá như chúng tôi đã nói và chúng tôi đã lựa chọn mức định giá cao hơn là 2.600 tỷ để có lợi cho bị cáo. Bị cáo lựa chọn định giá nào?
-Tôi rất cảm ơn quý tòa đã cho tôi cơ hội được trình bày. Tôi cũng cảm ơn quý tòa đã lựa chọn mức định giá cao cho tôi nhưng nếu cho tôi lựa chọn 1 trong 2 bị cáo thì tôi xin phép không lựa chọn cả 2. Vì tôi là chủ sở hữu nên tôi hiểu rõ giá trị khu đất của tôi.
Các đồng nghiệp của tôi định giá tài sản là định giá trong tương lai chứ không phải định giá thực tế. Tức nếu không có gì biến động thì giá trị tương lai của dự án sẽ là như thế. Đây là mảnh đất ở vị trí rất đẹp.
Trong phạm vi được pháp luật cho phép thì tôi xin được tự bán lô đất để khắc phục hậu quả.
Tòa hỏi Phạm Công Danh
-Bị cáo Phan Thành Mai trả lời thế đúng không?
-Theo nguyên tắc thì là như thế. Tôi không khẳng định là tôi không sai nhưng mong Hội đồng xét xử xem xét thêm.
-Về đề án CoreBanking mà các bị cáo khác đã khai thì bị cáo có thấy đúng vậy không?
-Con số rút tiền đó là đúng. Cho tôi trình bày là bối cảnh đó. Tại sao các anh, chị khác không nói thẳng ra bối cảnh đó? Là vì họ sợ trách nhiệm và tôi hoàn toàn thông cảm với họ.
Tôi đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn, liên tục chi tiền. Chính vì thế họ đặt niềm tin rất lớn vào tôi. Đến giai đoạn gần như khủng hoảng, không có tiền để chăm sóc khách hàng. Thậm chí tôi lấy cả tài sản của vợ tôi để xử lý việc chăm sóc khách hàng.
Chính bối cảnh đó khiến chúng tôi phải xử lý rút tiền như thế.
Lúc đó tôi cũng tìm hiểu các ngân hàng khác và cũng nghiên cứu cách thức họ làm. Chênh lệch lãi suất từ 6-8% dành để chăm sóc khách hàng.
Trong hoàn cảnh hết sức căng thẳng, bức xúc như vậy, tôi mới hỏi anh Mai có cách gì để xử lý được tình trạng hiện tại và lúc đó anh Mai có nói cách thức mượn tạm ứng hơn 63 tỷ từ dự án CoreBanking.
-5 người hay 7 người hay 3 người thì tôi không rõ nhưng tôi xin chịu trách nhiệm việc này. Tôi tôn trọng tòa trong câu hỏi có bao nhiêu người tham gia nhưng tôi không nhớ và dù là 10 người thì cũng là ý chí của tôi, tôi xin được nhận trách nhiệm việc đó.
-Toàn bộ số tiền hơn 63 tỷ đồng là dùng để chăm sóc khách hàng hay còn dùng việc khác?
-Trước khi tiền chuyển vào tài khoản của bị cáo thì tiền chuyển vào tài khoản đồng sở hữu của Mai Hữu Khương, Phan Minh Tùng, Trần Anh Thi hoặc là từ tài khoản Nguyễn Thị Quỳnh Trang đi. Bị cáo giải thích gì chỗ này, các bị cáo khác nói làm dưới sự chỉ đạo của bị cáo?
-Tôi có chỉ đạo hay không thì tôi cũng không nhớ nữa nhưng tôi chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc đó thì tôi cần nhiều nhân viên và tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh làm việc đó.
Lúc đó chúng tôi chia chỉ tiêu huy động cho các chi nhánh, ứng trước tiền cho họ. Ý tôi như thế này: Nếu huy động 1 đồng thì phải chi bao nhiêu đồng thì phải ứng trước chứ không phải huy động rồi mới trả. Lúc này hoạt động nó là như thế.
-Các bị cáo khác khai ngoài việc rút hơn 63 tỷ đồng thì cũng rút 581 tỷ đồng thông qua hợp đồng thuê 2 trụ sở khống. Xung quanh việc rút 581 tỷ đồng thuê trụ sở có đúng không?
-Cho phép tôi trình bày thêm một chút để rõ hơn các ý kiến của các đồng nghiệp của tôi. Tôi cũng tôn trọng các đồng nghiệp của tôi về nhận thức, có thể trước đó họ nhận thức khác, trước Hội đồng xét xử nhận thức khác, cũng có thể là họ sợ trách nhiệm. Tôi không trách họ.
Đến bây giờ tôi vẫn nhận thức là khoản này là rút ra để tạm ứng, sau đó sẽ bán tài sản để khắc phục. Về chứng từ có thể chúng tôi dựng khống nhưng bản chất bên trong là như thế.
Từ khi tôi bị bắt đến nay tôi chưa có cơ hội để khắc phục, nếu cho tôi cơ hội để khắc phục thì tôi tin tôi khắc phục được.
-Thôi được rồi, bị cáo sẽ có cơ hội để khắc phục. Như vậy là bị cáo xác nhận việc thuê trụ khống là có thật. Bị cáo đang xin Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh đó để xem xét đúng không?
-Tôi mong Hội đồng xét xử xem xét lại là việc này là Tạm ứng chứ không phải là rút toàn bộ. Tạm ứng để hoàn trả chứ không có ý định chiếm đoạt.
268 Tô Hiến Thành là tòa nhà 8 tầng. Tòa nhà này đã được xây dựng rồi, được quyền sử dụng còn 40 năm. Lúc đó ngân hàng ở chung cư, căn hộ…nên các tổ kể cả tổ giám sát cũng đi rồi và biết rằng nhu cầu thuê trụ sở là có thật.
Ngoài ra, tôi xin Hội đồng xét xử xem xét lại vấn đề bảo rằng Trung Dung không hoạt động. Thực tế là Trung Dung hoạt động rất lớn có nhiều dự án.
Tôi không nhớ hết cụ thể việc này vì đây không phải là vấn đề chủ trương của tôi mà mọi người đều biết trên cơ sở nhu cầu sử dụng trụ sở mới khang trang.
Bị cáo mong muốn nói rằng là bị cáo còn nhiều tài sản khác và mong muốn có cơ hội khắc phục, bị cáo chỉ mượn tạm thôi và khắc phục về sau. Với mong muốn đó thì Hội đồng xét xử sẽ tạo điều kiện, tạo bằng mọi giá để bị cáo khắc phục.
Bị cáo nghĩ thế nào khi các bị cáo khác trong đó có Phan Thành Mai khai rằng là hợp đồng là rút tiền cho Phạm Công Danh rút tiền ra để chăm sóc?
-Ở đây có thể anh Phan Thành Mai có chút hiểu nhầm hoặc không hiểu hết trong việc đó. Nếu là rút để chăm sóc thì tôi cũng sẽ nhận thôi nhưng sự thật là không đúng. Tôi thấy may mắn là tòa này tổ chức ở TP.HCM, tòa có thể xem 2 mặt bằng 268 Tô HIến Thành và Sư Vạn Hạnh. Tôi đã bỏ rất nhiều tiền bạc, công sức vào đó để xây dựng, trang hoàng 2 mặt bằng này. Tôi hoàn toàn không đồng ý việc 2 hợp đồng đó là khống để rút tiền. 2 trụ sở này là có thực, Hội đồng xét xử xem xét lại, không phải để rút tiền.
Bị cáo trình bày khoản đầu tư tài chính 900 tỷ thông qua Lộc Việt?
-Bối cảnh ngân hàng lúc đó rất khó khăn. Tôi có làm việc với anh Mai xem có cách gì để huy động vốn, mượn tiền cổ đông, mượn tiền nhân viên…để lo được tiền cho ngân hàng. Anh Mai cũng không trả lời ngay.2-3 tuần sau đó thì anh Mai có bảo với tôi có phương án như thế. Trước đó tôi không hề biết anh Hà. Anh Hà muốn gặp tôi thì tôi cũng gặp anh Hà và cũng chỉ gặp vài phút thôi. Tôi đồng ý hoàn toàn chủ trương đầu tư tài chính còn cách làm cụ thể thì anh Hà và anh Mai làm việc với nhau để thực hiện.Tôi cũng xin nói thêm là lúc đó tôi có nhiều tài sản, bất động sản chưa có thế chấp ở đâu và sẽ bán. Anh Mai cũng tin tưởng thế chứ tôi không có sự lừa đảo ở đây.
-Tôi làm thì tôi nhận. Tôi không có chối vấn đề này.
Thế còn hợp đồng cho các doanh nghiệp vay, thế chấp các tài sản ở Chi Lăng?
-Khi chưa có bên khác thẩm định lại giá trị đất ở Chi Lăng thì mong Hội đồng xét xử khoan hẵng xem đó là khoản gây thất thoát. Tài sản đó là công sức, trí tuệ của tôi và bằng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì tôi rất hài lòng với lô đất ở đó.Các đồng nghiệp của tôi rất sợ khi trả lời trước Hội đồng xét xử. Họ nhìn thấy thất thoát thì sợ trách nhiệm. Còn thực tế thì tôi hiện tại không định giá các bất động sản này. Tôi chưa bán bất động sản này.
-Tức bị cáo không đồng ý kết luận của cơ quan điều tra là gây thất thoát hơn 2 nghìn tỷ vì khi chưa có đơn vị thẩm định giá khác thì Hội đồng thẩm định giá Đà Nẵng định giá dự án đó là 1.260 tỷ đồng. Còn công ty thẩm định giá Miền Nam định giá 2.600 tỷ đồng. Chúng tôi lấy con số có lợi nhất cho bị cáo là 2.600 tỷ đồng. Như vậy, cấn trừ khoản tiền mà các bị cáo đã rút ra thì gây thất thoát hơn 2 nghìn tỷ đồng.Bị cáo muốn con số nào?
-Tôi chưa có cơ hội trình bày thì tôi không đồng ý sử dụng những kết quả thẩm định này. Lúc nãy quan tòa đã bảo sẽ tạo điều kiện cho tôi khắc phục hậu quả nhưng tôi chưa có cơ hội để khắc phục. Đã có đối tác trả giá cho tôi để mua khu đất của tôi 250 triệu đô cách đây 3 năm. Nếu bị cáo có cơ hội khắc phục, bị cáo xin bán các tài sản này.
-Bây giờ họ có ý định mua không?
-Vì bị cáo chưa có cơ hội làm việc lại với họ nên hiện không biết.
-Nếu bây giờ tòa muốn mời họ lên để hỏi liên quan thì có được không?
-Dạ được.
-Vậy bị cáo cung cấp địa chỉ cho luật sư của bị cáo. Và luật sư cung cấp địa chỉ cho thư ký tòa. Nếu việc mời bên này đúng quy định của pháp luật thì chúng tôi sẽ mời đối tác của bị cáo theo địa chỉ bị cáo cung cấp.
Hội đồng xét xử mời Phan Thành Mai
- Bị cáo là TGĐ VNCB. Bị cáo cho biết vì sao có sự thua lỗ nặng nề như thế? 2 nguyên nhân Phạm Công Danh đưa ra đúng không? Còn nguyên nhân nào khác nữa?
- Về khoản thua lỗ thì cho phép bị cáo được nói thêm về trách nhiệm của nhóm cổ đông cũ và nhóm mới. Số liệu trước năm 2012 là trách nhiệm của nhóm cũ Phú Mỹ. Sang năm 2013 là trách nhiệm của nhóm cổ đông mới. Nguyên nhân thua lỗ là trích lập dự phòng rủi ro nhóm Phú Mỹ và Phương Trang. Năm 2012 chưa trích lập dự phòng cho các khoản này.
Năm 2013 trích lập khoảng 12-15 nghìn tỷ, chủ yếu do nhóm cũ. Còn năm 2014 là trích lập dự phòng cho nhóm mới, chủ yếu là cho các khoản cho vay.
-Việc trích lập dự phòng thì về sau ngân hàng có thể được hoàn nhập. Qũy nào để ngân hàng trích lập như thế?
-Phần trên báo cáo tài chính là theo nguyên tắc kế toán. Việc trích lập đó cũng là vấn đề kế toán. Số liệu đầu 2014 đến cuối 2014 là do lỗi của các bị cáo khiến thua lỗ. Còn sang 2013 thì là trích lập dự phòng trên sổ sách. Lúc đó VNCB không có tiền mặt nên trích lập trên sổ sách.
Phiên tòa buổi chiều tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Tôi rất mệt nhưng tôi cố gắng.
-Sau một thời gian nhóm cổ đông mới tiếp quản VNCB thì ngân hàng này kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nhiều nghìn tỷ (cụ thể xem chi tiết tại đây). Bị cáo có ý kiến xung quanh chỗ này?
(Phạm Công Danh yêu cầu sử dụng viết và giấy, tòa đồng ý)
- Bị cáo Phạm Công Danh xác nhận số lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu mà tòa đọc. Tuy nhiên, việc điều hành có chức danh khẳng định được là anh Phan Thành Mai. Tôi không có ý định đổ tội cho anh Mai nhưng anh Mai có thể làm rõ hơn vấn đề này. Mong tòa tạo điều kiện cho anh Mai nói thêm về vấn đề này.
Tôi sử dụng không quá 5% thời gian ở Tập đoàn Thiên Thanh. Thời gian còn lại tôi dành cho việc tái cơ cấu ngân hàng.
Trong suốt thời gian đó ngân hàng VNCB ở dưới dạng kiểm soát đặc biệt, không được tăng trưởng tín dụng. 95% không thu hồi được nợ. Áp lực dồn hết lên chúng tôi và chúng tôi không được tăng trưởng nên việc lỗ là tất yếu.
-Bị cáo trả lời ngắn gọn là việc âm vốn, thua lỗ này tiền chạy đi đâu?
-Trách nhiệm điều hành lớn nhất là ở tôi. Tôi thừa nhận trách nhiệm ở đây. Các nhóm nợ không trả được trong nhiều tháng, nhiều năm. VNCB không được tăng trưởng tín dụng. Những yếu tố đó khiến VNCB bị lỗ.
Tôi cũng xin nói thêm là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan chức năng cũng không làm được thì không cách gì mà chúng tôi làm nổi. Lúc đó tôi cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là xem xét và theo dõi những khó khăn của chúng tôi.
Tôi cũng đã gửi văn bản đi khắp các nơi để xem xét cho chúng tôi.
- Như vậy, bị cáo khẳng định thua lỗ có những nguyên nhân như: Trả lãi, nợ khó đòi. Còn nguyên nhân gì nữa không?
- Nguyên nhân chính thì tôi đã trình bày, có nguyên nhân gì nữa thì mong Hội đồng xét xử hỏi thêm để tôi biết trả lời.
SÁNG
-Tình trạng ngân hàng vốn 3.000 tỷ, âm vốn chủ sở hữu làm tròn khoảng 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6 nghìn tỷ. Bị cáo nghĩ thế nào mà lại chi ra khoản tiền lớn hơn 4 nghìn tỷ để mua?
-Thưa Hội đồng xét xử là lúc đó chúng tôi nhận định bất động sản sẽ hồi phục lại. Chúng tôi kỳ vọng vào việc đó. Việc mua ngân hàng cùng tài sản đảm bảo bất động sản là để chúng tôi sở hữu bất động sản đó, sau này bất động sản hồi phục thì chúng tôi sẽ có lợi.
Lúc đó tiền để bảo đảm sự hoạt động của ngân hàng này rất khó khăn, phải duy trì trên 5 ngàn tỷ. Tôi trả tiền không phải để mua ngân hàng này mà là để mua các bất động sản của nhóm khoảng 30 doanh nghiệp trong này. Chúng tôi định giá các bất động sản đó có giá trị và bất động sản tốt lên, sẽ bán được.
Tôi cũng tin tưởng bà Phấn. Tôi cũng hỏi anh Mai về định giá các tài sản bất động sản. Anh Mai cũng nói thẩm định giá các bất động sản này theo thẩm định cho vay (tôi không phân tích cho vay đúng hay sai) thì sẽ có lợi tầm 700 tỷ.
-Cho phép tôi trình bày.
-Bị cáo chỉ trả lời đúng hay sai còn từng hạng mục sẽ cho bị cáo trình bày sau. Đây tôi chỉ liệt kê các hành vi theo cáo trạng thì có đúng không?
-Vì tình trạng sức khỏe của tôi không cho phép nên tôi xin phép Hội đồng xét xử hỏi từng hạng mục một thì trí nhớ của tôi không cho phép. Câu thứ nhất chủ tọa hỏi là khoản 4.700 tỷ
Còn câu hỏi thứ hai là đưa những người không có tiền vào danh sách để xin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duyệt phương án tái cơ cấu, tôi xin trình bày là bối cảnh lúc đó khiến tôi phải làm như vậy. Đến cả bố tôi tôi cũng đưa vào thì Hội đồng xét xử xem xét việc này.
Bối cảnh khiến tôi phải đưa tên họ vào chứ không phải tôi lừa họ để có tên vào.
-Bị cáo không trả lời đúng câu hỏi của tôi. Tôi hỏi bị cáo là có phải họ không có năng lực tài chính nhưng bị cáo đưa tên họ vào để hợp thức hóa khi làm thủ tục đúng không?
-Câu hỏi của chủ tọa thì là đúng nhưng nếu không đưa được bối cảnh đó vào câu trả lời thì không đúng. Mong Hội đồng xét xử xem xét.
-Thế tiền được ghi cùng tên của các cổ đông vào đề án là tiền của ai?
-Cho phép tôi trình bày vì đây là cơ hội để tôi được nói về bối cảnh đẩy tôi đến phạm lỗi. Họ không có tiền thì tôi đưa tên họ vào. Tiền của tôi.
-Về dự án ở Tô Hiến Thành thì cũng những người này đứng tên, là tài sản của họ hay cũng chỉ hợp thức hóa hồ sơ? Câu hỏi này là để làm rõ thôi chứ không phải để truy tố gì.
-Dạ tôi không nhớ. Còn họ là những người không có tiền. Tôi hết sức cố gắng để đứng đây trình bày, tôi không có lòng vòng.
-Lúc nào bị cáo mệt thì tòa cho phép bị cáo ngồi.
-Tôi nhận thức rõ là tôi là bị cáo, có sai phạm nên lúc nãy tòa cho ngồi nhiều lần nhưng tôi đã rất cố gắng đứng đây cả buổi để trả lời để thể hiện sự tôn trọng tòa. Tôi hoàn toàn mong muốn tòa xét xử đúng bản chất sự việc. Tôi không có ý định lòng vòng gì ở đây.
HĐXX tiếp tục hỏi Phạm Công Danh
-Bị cáo đại diện nhóm cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn (hay còn gọi là Sáu Phấn) có hợp đồng, thỏa thuận gì không?
-Bị cáo không nhớ rõ nhưng hình như có bản thỏa thuận.
-Số tiền bao nhiêu bị cáo nhớ không?
-(Ngừng một lúc), số tiền thì tôi không nhớ chính xác nhưng khoảng cỡ thì tôi cố gắng trình bày nhưng cho phép tôi trình bày. Tôi không biết bà Phấn trước đó mà làm việc với anh Thắm. Tôi cũng không đặt vấn đề gì với bà Phấn hết.
Khi làm việc với anh Thắm thì anh Thắm có nói tôi là: Anh làm ngân hàng mới làm chi, để tôi giới thiệu cho anh một ngân hàng.
Rất may là chưa ai ở đây vay tiền Nhà nước mà chỉ có tôi bỏ tài sản của tôi ra để tái cơ cấu.
Việc anh Thắm nói với tôi tôi cũng nghiên cứu rất nhiều.
Khoản tiền tôi cho rằng tôi trả nợ cho nhóm Phú Mỹ khoảng 30 doanh nghiệp khoảng bốn ngàn mấy ấy. Sau khi trả nợ cho nhóm Phú Mỹ thì toàn bộ tài sản tôi được nhận lại.
-Tức theo bị cáo thì đầu tiên là anh Thắm, sau nhiều ngày mới gặp bà Phấn, đàm phán trả nợ bao gồm cả 2 bất động sản với tổng số tiền khoảng 4,6 nghìn tỷ đồng.
Tòa đưa các tài liệu cho bị cáo Danh xem. Sau đó thì bị cáo Danh báo cáo tiếp nhưng trí nhớ bập bõm.
-Thưa Hội đồng xét xử thì bị cáo chuyển tiền liên quan 2 tài sản bất động sản và cổ phần. Tôi nhớ là chưa trả hết tiền, đã trả khoảng 3.700 tỷ gì đó. Đây là sai lầm của tôi. Bà Phấn đại diện nhóm cổ đông và các doanh nghiệp. Khi tôi trả nợ hơn 3.600 tỷ rồi thì lý do tôi không chuyển nữa là vì không hiểu sao tôi không lấy tài sản ra được.
-Dạ là như bị cáo đã trả lời trước đó. Là vì tài sản của tôi nằm hết trong chăm sóc khách hàng. Toàn bộ tiền trả nhóm Phú Mỹ là tôi lấy từ tiền ngân hàng (từ nhóm Bích hay ông Thanh) gì đó để trả nợ nhóm Phú Mỹ.
Tòa chỉ đang hỏi là các khoản tiền từ việc trả nợ nhóm bà Phấn lấy từ đâu?
-Tôi bị lừa. Vì tài sản tôi không bán được nên nguồn tiền này là tôi mượn từ ngân hàng lấy ra trong đó có tiền từ nhóm bà Bích, cụ thể là ông Thanh.
-Tại thời điểm chuyển nhượng cổ phần thì tình trạng tài chính của ngân hàng Đại Tín thế nào?
-Tình hình tài chính ngân hàng thì thể hiện rất rõ trong cáo trạng rồi. Tuy nhiên, tình trạng ngân hàng này rất khác các ngân hàng khác là 95% tài sản của ngân hàng này là nằm trong nhóm nợ của một nhóm, phần còn lại là nợ lẻ tẻ.
Tình trạng ngân hàng lúc đó rất tệ. Có khách hàng ở Cần Thơ cần rút tiền cũng cần huy động để trả. Có khi tôi phải lấy tiền của tôi gửi vào cho khách hàng rút ra. Tôi cũng đã nghĩ tình trạng ngân hàng là xấu nhưng không ngờ xấu đến thế.
Tòa hỏi tiếp Phạm Công Danh
-Ai là người làm đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín?
-Lúc tôi làm doanh nghiệp và biết anh Mai. Biết nhu cầu các doanh nghiệp trong ngành và thấy anh Mai có cùng chung ý tưởng như tôi nên tôi đã nhờ anh Mai viết.
Chủ tọa nhắc lại những điểm chính trong đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín cho ông Phạm Công Danh vì ông Danh trí nhớ kém. Tòa nhắc lại để ông Danh nhớ lại đề án. Chủ tọa cho biết sẽ làm rõ một số mảng trong bản đề án. Còn các hành vi đã tách ra xét xử trong vụ án khác thì trong vụ án này sẽ không nhắc đến.
-Thưa Hội đồng xét xử là cơ cấu cổ đông trong đề án khác
-Bị cáo đại diện cho bao nhiêu người ở nhóm Tập đoàn Thiên Thanh?
-Bị cáo không nhớ rõ.
-Các bị cáo dự kiến bao nhiêu tiền để tái cơ cấu?
-Hội đồng xét xử cho phép cho tôi trình bày bối cảnh để thấy rõ bản chất vấn đề, khiến chúng tôi bị sa đà vào việc này. Thời điểm đó không có ngân hàng nào dám nhảy vào ngân hàng này, cũng không có ngân hàng nào dám công khai họ làm sai. Đại Tín cũng không công khai. Tình hình chung là một số ngân hàng khác xin cho phép tôi không nêu tên cũng đều thực hiện như vậy, khoản chi ngoài chăm sóc khách hàng để tồn tại là điều phải làm.
-Quay lại đề án thì bị cáo đại diện bao nhiêu cổ đông?
-Ở trong suy nghĩ của tôi thì ở trong hồ sơ tôi đã khai còn trí nhớ của tôi thực sự không cho phép. Tôi mong Hội đồng xét xử cho tôi xin một người hỗ trợ tôi về số liệu…
-Không cần thiết người hỗ trợ. Vì bị cáo không nói và khẳng định có trong
+Phạm Công Danh
+Phạm Thị Trang
+Nguyễn Như Mai
+Phan Minh Tùng
+Nguyễn Thị Minh Sâm
+Bùi Thị Hà Thu
+Lê Dũng
+Quách Kim Chi
+Phạm Toàn (ông Toàn là bố bị cáo Phạm Công Danh và do sức khỏe yếu nên tòa không triệu tập)
+Phạm Thị Kim Hạnh
+Phạm Thị Kim Loan
+Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Đó là 20 cổ đông cá nhân, có 1 cổ đông tổ chức là Tập đoàn Thiên Thanh.
-Danh sách đúng không?
-Tôi không nhớ nhưng tòa đọc chắc là đúng. Nhưng tôi xin phép được nói thêm là danh sách dự kiến mà tòa đọc là đúng trong đề án trình NHNN nhưng sau đó họ rút nên thực tế không phải vậy. Cụ thể thì tôi không còn nhớ nhưng mong Hội đồng xét xử xem xét lại cổ đông.
-Vì sao có nhiều người không có tiền mà vẫn đứng tên nắm cổ phần trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và họ cam kết có nguồn tiền để mua cổ phần? Bị cáo có thấy lỗi sai của bị cáo?
-Lúc thực tế vào ngân hàng thì chúng tôi mới thấy được tình trạng thực của ngân hàng. Có lúc tôi đã trả hồ sơ mặc dù đã trả 500 tỷ cho ông Hà Văn Thắm. Có lúc tôi chấp nhận mất đi khoản tiền lớn như vậy.
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó cũng động viên chúng tôi là thực trạng Đại Tín lúc đó như vậy và không thể dùng tiền Nhà nước tái cơ cấu. Phải dùng nguồn lực tư nhân. Lúc đó tôi mới làm tiếp dù tôi không có nghiệp vụ ngân hàng. Tôi cảm ơn chủ tọa đã hỏi câu hỏi này để cho tôi được nói lên điều này. Lúc đó tôi cũng không nắm rõ luật ngân hàng nên mới chạy theo đi thực hiện như vậy. Tôi xin lỗi các nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh, các đồng nghiệp của tôi đã vì tin tưởng tôi mà liên lụy.
-Ông Chánh thanh tra tên gì?
-Dạ tôi không nhớ. Xin phép Hội đồng xét xử hỏi anh Mai. À, đó là ông Quốc Anh. Sau đó là ông Nghĩa.
-Họ ép bị cáo hay động viên bị cáo?
-Dạ thưa là họ không ép được tôi. Họ chỉ có thể động viên được tôi. Họ phân tích cho tôi.
-Tức họ có phân tích, động viên bị cáo và bị cáo không vượt qua được cá nhân và tiếp tục theo đuổi đề án tái cơ cấu Đại Tín?
-Dạ đúng. Lúc đó tôi đã dùng tài sản cá nhân của tôi, từ cái xe máy, căn nhà của tôi tôi cũng đem ra đi thế chấp, bán đi để tái cơ cấu. Lúc đó tôi chỉ muốn tái cơ cấu thành công Đại Tín.
-Tôi quay trở lại danh sách cổ đông trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong đề án tái cơ cấu. Họ thực sự không có tiền nhưng bị cáo đã đưa họ vào danh sách để đầy đủ hồ sơ pháp lý, có cam kết có tiền thực để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính Phủ. Bị cáo thấy việc làm này thế nào?
-Những người này không có khả năng tài chính nhưng khi biết thực trạng của Ngân hàng Đại Tín thì họ không có tham gia. Những người tham gia chính thức sau khi họ tìm hiểu thực trạng của ngân hàng này thì họ không làm, trong đó có Ngân hàng Đầu tư, có Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, có 1 loạt doanh nghiệp.
Trước bối cảnh như vậy thì tôi phải liên tục làm việc với các bên. Lấy tài sản của tôi, bất động sản của tôi để để cứu ngân hàng. Tôi đã nghĩ tài sản của tôi bán đi để thực hiện việc này và tôi xin lỗi những người đã bị tôi làm liên lụy.
Tiếp tục hỏi Phạm Công Danh
-Ông và nhóm bà Hứa Thị Phấn thực hiện thế nào?
-Thực tế bây giờ bảo tôi nhớ thì tôi không thể nhớ và tính toán được. Đến khi tôi vào tiếp quản thì tôi phải trả tiền cho nhóm anh Thắm. Ông Thắm đòi 1.000 tỷ, sau đó là 800 tỷ, cuối cùng là 500 tỷ. Khoản này ông Thắm giải thích là chi chăm sóc khách hàng.
Còn thực sự thì khi đến tiếp quản tôi phải dùng từ như anh Mai đã dùng là: Sốc.
Lúc tôi về thì các chi nhánh liên tục đòi tiền chi chăm sóc khách hàng đã thực hiện từ trước đó.
-Số tiền 500 tỷ có giấy tờ không?
Chi phí cho các khoản tiền chi nhánh ứng ra chi chăm sóc khách hàng (thậm chí dùng tiền nhà để chi chăm sóc) thì tôi không có giấy tờ nhưng tôi có chứng cứ cho thấy việc huy động vượt trần trái quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là có thật và tôi phải đứng ra chi trả đầy đủ các chi phí này thì ngân hàng (chi nhánh) mới huy động được. Việc này có buổi họp HĐQT và anh Phan Thành Mai có thể biết điều đó.
-Tức khi vào Đại Tín thì ngoài việc chi trả 500 tỷ cho ông Hà Văn Thắm là có giấy tờ. Đối với VNCB thời điểm đó thì bị cáo đã phải chi rất nhiều tiền để trả lãi suất vượt trần, không có giấy tờ. Ý bị cáo thế đúng không? Khoảng bao nhiêu tiền, những ai là người dưới quyền bị cáo chi khoản này?
-Tại cuộc họp đó tôi có yêu cầu thư ký và những người liên quan xem rõ các khoản tiền như thế nào, từ chi nhánh nào, họ huy động ra sao. Lúc đó một trăm mấy chục chi nhánh và mấy trăm tỷ được chi ra, cụ thể tôi không nhớ nổi. Lúc đó tôi dùng một số nhân sự của Tập đoàn Thiên Thanh, anh Mai, anh Tùng.
-Thưa Hội đồng xét xử là tôi không nhớ. Bối cảnh lúc đó nhân sự chưa ổn định nên tôi không nhớ rõ.
-Các khó khăn đó có được đưa vào đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín không?
-Không thể nói hết được khó khăn của ngân hàng trong đề án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín. Có nhiều khoản chi ngoài và không thể nói được.
HĐXX tiếp tục hỏi Danh
-Đầu tiên là ông Hà Văn Thắm. Khi tôi gặp ông Thắm thì tôi với tư cách có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp đã làm việc với ông Thắm. Ông Thắm nói rằng việc mua cổ phần nhóm bà Hứa Thị Phấn hoàn tất rồi.
-Lúc đó ông Thắm có đưa các giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng cổ phần ngân hàng Đại tín từ bà Phấn. Sau khi tôi đề đạt nhu cầu thì ông Thắm đã chuyển nhượng cổ phần cho tôi và đã nhận của tôi 500 tỷ đồng có giấy tờ hẳn hoi.
Sáng nay, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và những sai phạm nghìn tỷ ở VNCB tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh - nhân vật chính của vụ án.
Hội đồng xét xử hỏi bị cáo Danh về tình hình sức khỏe. Yêu cầu bị cáo Danh đứng, lúc nào sức khỏe không cho phép thì xin phép ngồi.
Hội đồng xét xử: Bị cáo nghĩ sao về hành vi cáo trạng đã viết về bị cáo?
-Về hành vi thì có nhiều điểm mang tính chất thời gian đó nên mong Hội đồng xét xử xem xét.
-Bị cáo học hết phổ thông. Sau đó là vừa học chuyên ngành quản trị kinh doanh vừa làm.
-Bị cáo học ở đâu? Trung tâm đào tạo nào về quản trị kinh doanh?
-Tôi vừa học vừa làm nên tôi cũng không nhớ. Tôi đã trả lời trong bản gửi Hội đồng xét xử chứ bây giờ trí nhớ của tôi rất kém. Tôi đứng đây là cố gắng lắm rồi, mong Hội đồng xét xử xem xét cho trí nhớ của tôi.
-Bị cáo không trả lời thì tôi sẽ công khai hồ sơ bị cáo đã khai. Bị cáo có khai thạc sỹ kinh doanh Úc, thời gian học 1987-1991 tại TP.HCM. Ở đây có vấn đề về thời gian học. Lý lịch bị can được xác định từ 1982-1990: Làm sản xuất tại Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước thì bị cáo ghi thời gian này đang học thạc sỹ kinh doanh. Đại học kinh tế tài chính TP.HCM cũng xác minh không có học sinh nào tên Phạm Công Danh. Đây có thể là bằng giả. Đề nghị Viện kiểm sát xem xét truy tố việc bằng giả nên Viện kiểm sát có phương án nếu có đủ chứng cứ xác minh.
Ngày 28/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên làm việc thứ 8 xét xử Đại án Phạm Công Danh cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ cho ngân hàng.
HĐXX và đại diện VKS đã xét hỏi nhóm bị cáo nguyên là nhân viên, cán bộ của VNCB trong việc thẩm định các hợp đồng tín dụng, quy trình cho vay tiền cũng như xác minh các tài sản bảo đảm thế chấp cho vay.
Cáo trạng cho thấy các bị cáo này đã không thực hiện đúng chức năng của mình, vi phạm về quy định cho vay, để thông qua hồ sơ vay vốn 12 công ty sân sau của Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty khác làm thất thoát của ngân hàng hơn 2.000 tỷ.
Các bị cáo là cán bộ ngân hàng với chức danh trưởng phòng kinh doanh, phòng tín dụng, phòng kế toán, nhân viên tín dụng của VNCB đều cho rằng tất cả các hợp đồng cho vay đối với 12 doanh nghiệp của Tập đoàn Thiên Thanh đều nhận được sự đồng thuận từ Hội đồng quản trị VNCB cũng như các lãnh đạo ngân hàng. Vì thế họ chỉ ký để hoàn thiện hồ sơ, chỉ thẩm định hồ sơ trên giấy tờ chứ không phải thực hiện chức năng thẩm định thực tế.
Các bị cáo khai nhận do đây là khách hàng lớn có uy tín, có quan hệ với các sếp của ngân hàng nên các cán bộ, nhân viên của VNCB đều tin tưởng để làm các thủ tục cho vay. Có bị cáo còn cho rằng việc các bị cáo làm là thực hiện đúng nghiệp vụ, chức năng và vì sự phát triển của ngân hàng chứ không bởi tư lợi cá nhân.
"Chúng tôi làm việc vì ngân hàng, mong ngân hàng có lợi nhuận, nhưng bây giờ lại thành ra làm thiệt hại nghìn tỷ cho ngân hàng", một bị cáo nói.
Theo lời các bị cáo khai tại tòa, với trách nhiệm phải kiểm tra tài sản thế chấp, nhưng họ không kiểm tra tài sản thế chấp vì có phần sơ duyệt từ trên đưa xuống. "Nhận thức của bị cáo lúc đó là mình làm đúng dù bị cáo không đi thực tế, bởi hồ sơ sếp đưa cho nên bị cáo nghĩ không cần thiết phải đi thực tế mà chỉ thẩm định trên hồ sơ, cán bộ tín dụng cũng không đi, bị cáo chỉ gặp doanh nghiệp lên ký hợp đồng", bị cáo Võ Ngọc Nguyên Bình khai.
Tuy nhiên, lời khai về việc gặp các giám đốc để ký hợp đồng vay tiền của Bình đã bị 3 trong 4 bị cáo nguyên là giám đốc phản đối. Những người này cho rằng họ không hề đến ngân hàng để gặp Bình mà hồ sơ vay đều được ký tại Tập đoàn Thiên Thanh rồi nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh mang đến VNCB.
Tại tòa ngày hôm nay, các bị cáo cho rằng cáo trạng quy tội họ quá nặng, mong Hội đồng xét xử xem xét vì họ đều là nhân viên cấp dưới làm theo chỉ đạo. Bị cáo Lê Khắc Thái, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn đã gửi đơn kêu oan lên HĐXX.
Bị cáo Phan Thành Mai xin phép Hội đồng xét xử xem xét giúp các bị cáo là các nhân viên tại các chi nhánh vì đây là các chỉ đạo của Hội đồng quản trị, nhân viên cấp dưới phải thực hiện nên Hội đồng xét xử xem xét cho họ.
Theo CafeF