Ngân hàng giảm lãi suất huy động
Doanh nghiệp ‘còng lưng’ gánh 70 loại phụ phí
Thanh long Bình Thuận lại rớt giá thảm hại
Hàng dệt may tạm nhập, tái xuất không phải kiểm tra chuyên ngành
Nhà máy sản xuất vi mạch: Cân nhắc liên doanh với nước ngoài
Tại hội nghị đầu tư diễn ra ngày 25/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giới thiệu danh mục các dự án Hà Nội mong muốn thu hút đầu tư, gồm 17 dự án theo hình thức PPP với tổng số vốn 802.700 tỷ đồng và 119 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng số vốn 303.850 tỷ đồng.
Ngày 25/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng hơn 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị “Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và phát triển”. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 20 trên cả nước mà Thủ tướng tham dự, trực tiếp chỉ đạo.
Trong khuôn khổ Hội nghị, TP. Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74.370 tỷ đồng và cùng các nhà đầu tư ký kết biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến 134.790 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng giới thiệu danh mục các dự án Hà Nội mong muốn thu hút đầu tư, gồm 17 dự án theo hình thức PPP với tổng số vốn 802.700 tỷ đồng và 119 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng số vốn 303.850 tỷ đồng.
Cụ thể, trong 17 dự án theo hình thức PPP với tổng số vốn 802,7 nghìn tỷ đồng: Có 11 dự án lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị; 1 dự án lĩnh vực môi trường và 5 dự án lĩnh vực hạ tầng giáo dục.
Ở 119 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng số vốn 303,85 nghìn tỷ đồng trong các lĩnh vực có 23 dự án công viên, cây xanh; 2 dự án môi trường (xử lý rác thải, nước thải); 4 dự án bãi đỗ xe; 2 dự án y tế (xây dựng bệnh viện); 17 dự án giáo dục (xây dựng trường); 35 dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề; 12 dự án trung tâm thương mại; 2 dự án trung tâm Logistic; 4 dự án hạ tầng du lịch; 5 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 13 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác tổ chức Hội nghị với nhiều đổi mới, lắng nghe nhiều chiều hơn từ các đại biểu trong và ngoài nước, đồng thời đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chân thành, thẳng thắn với nhiều ý tưởng tốt đẹp của các đại biểu.
“Các ý kiến này sẽ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu để từng bước chuyển hóa thành hành động”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ đã nhận được sự hưởng ứng sâu sắc, mạnh mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp. Những chuyển biến tích cực gần đây ở nhiều địa phương khác chứng tỏ tinh thần cải cách phát triển đã được lan tỏa, nhất là tại Hà Nội - niềm tin và hi vọng của cả nước.
“Nhân sự kiện này, một lần nữa tôi khẳng định Chính phủ kiến tạo không thể và không chỉ dừng lại ở lời nói. Chính phủ kiến tạo phải được chuyển hóa thành hành động từ các ngành, các cấp, từ các tư lệnh ngành và lãnh đạo tất cả các địa phương”, Thủ tướng nói.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng biểu dương những nỗ lực trong năm qua của các lãnh đạo Hà Nội. Thủ tướng cho biết, mới đây có doanh nghiệp đã chia sẻ với ông rằng một lãnh đạo của Hà Nội đã giải quyết thấu đáo một vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải chỉ trong 1 ngày, sau 1 tin nhắn của doanh nghiệp.
“Đó chính là hành động kiến tạo của lãnh đạo địa phương. Qua ví dụ này, tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi bộ máy cơ sở phải chuyển biến nhạy bén, kịp thời, sâu sát với các quyết sách từ Chính phủ và Trung ương. Người dân, doanh nghiệp mong mỏi sự chuyển biến cả hệ thống từ Trung ương tới xã phường”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội 20 năm qua đạt mức bình quân 9,5%/năm, quy mô nền kinh tế của Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 8,2% cả nước nay đã tăng lên 13,6%, đóng góp hơn 16,5% ngân sách cả nước. Hà Nội cũng đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận trong cả nước.
Hạ tầng giao thông có nhiều tiến bộ vượt bậc, tình hình giao thông được cải thiện đáng kể. Thành phố đang tập trung ưu tiên huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông, trong bối cảnh ngân sách chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông, Hà Nội đã có hướng đi rất đúng là đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân đầu tư 80% nhu cầu còn lại.
Trong 52 dự án trọng điểm của Hà Nội thì có tới 38 dự án hạ tầng giao thông đô thị với 422.000 tỷ đồng. Nếu 52 dự án này làm tốt, Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông thuộc nhóm tốt nhất nước, Thủ tướng nhấn mạnh.(Bizlive)
------------------------------------
Ngày 19/6 vừa qua, trong e-mail trao đổi với phóng viên, giám đốc khối nghiên cứu một ngân hàng thương mại cho biết, ông đã bị “trệch” nhịp về tỷ giá.
“Tôi đã cá cược vui với một số người rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng giá mua vào USD thêm 50 VND vào cuối tuần đầu tháng 6, trước sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, nhưng đã bị trệch”, ông cho biết.
Tình huống chính sách đã có người trù tính, còn lại là thời điểm. Ngân hàng Nhà nước cuối cùng đã nâng giá mua vào USD, sau khi FED tăng lãi suất vài ngày. Lựa chọn này được bạn đọc trên cho là sự thận trọng của chính sách, lựa theo phản ứng của thị trường - sự ổn định.
Trước đó, tại tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã “lặng lẽ” nâng giá mua vào USD, mà phải đến ngày hôm sau giới truyền thông mới nắm được để thông tin rộng rãi.
Chính sách tỷ giá một năm trở lại đây chủ động đi trong lặng lẽ như vậy. Kết quả đạt được cũng không lấp lánh, ồn ào. Mục tiêu là, nhà điều hành chủ động kiểm soát và lai dắt được thị trường, tỷ giá đến đích đến mong muốn.
Và thêm nữa, sự kiện kết nối sự kiện, tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào ngoại tệ. Cũng không lấp lánh và ồn ào về thông tin, còn nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng lên.
Ngoài các thành viên trực tiếp tham gia thị trường, tuyệt nhiên hoạt động mua vào đó không thấy đề cập ở các kênh truyền thông đại chúng.
Từ đầu năm đến nay, nhập siêu trở lại khá cao. Thế nhưng, tỷ giá USD/VND vẫn ổn định, thậm chí quá ổn định nếu xét đến khía cạnh cần động lực hỗ trợ cho xuất khẩu. Nhập siêu cao, hay một cán cân bị lệch, nhưng hoạt động mua vào ngoại tệ gia tăng dự trữ ngoại hối lại thể hiện.
Có một tính toán dẫn đến: hoạt động găm giữ ngoại tệ đã giảm bớt, dịch chuyển vốn từ USD sang VND trong dân cư đã thể hiện (?). Ở đây có cấu phần quan trọng là trần lãi suất huy động USD vẫn áp 0%/năm.
Và cho đến nay, cơ chế trần lãi suất 0% đó, đặt trong diễn biến FED liên tục tăng lãi suất, vẫn chưa cho thấy điều quan ngại đặt ra thời gian qua là vốn ngoại có thể đảo chiều.
Thực tế, VnEconomy tìm hiểu ở kênh giám sát tổng thể của Ngân hàng Nhà nước, vốn ngoại có độ linh hoạt cao như đầu tư trên thị trường chứng khoán thậm chí còn mua ròng, ước tính nửa đầu năm nay cao hơn đáng kể so với cùng kỳ 2016.
Mua vào ngoại tệ, đối ứng là nguồn vốn VND đưa ra. Đã khoảng bốn tháng qua, Ngân hàng Nhà nước không dùng đến công cụ phát hành tín phiếu để hút bớt VND về, thậm chí cho đến nay vẫn mở kênh hỗ trợ vốn cầm cố, dù hệ thống các tổ chức tín dụng đã tự cân đối nguồn với thanh khoản dồi dào, số dư cho vay hỗ trợ gần đây chỉ vỏn vẹn 50 tỷ đồng, nhiều phiên nhà điều hành chào vốn nhưng “ế”.
Khớp với diễn biến thanh khoản và trạng thái vốn trên, lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm mạnh từ hai tháng trước rồi ổn định ở mức thấp, như lãi suất VND qua đêm chỉ còn 2-2,4%/năm…
Những hoạt động, nghiệp vụ và diễn biến trên đan xen, cùng kết nối với điểm ngắm khác nữa của Ngân hàng Nhà nước: phối hợp và hỗ trợ một cấu phần nhiệm vụ của chính sách tài khóa.
Trong nửa đầu 2017, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ diễn ra thuận lợi, thể hiện ở kết quả huy động và lãi suất phải trả. Không ồn ào và lấp lánh, kết quả ở kênh này có sự hợp tác và điều tiết nói trên của chính sách tiền tệ.
Một trong những giá trị đã thể hiện rõ. Nhìn đến tuần qua, điển hình như phiên đấu thầu ngày 21/6, Kho bạc Nhà nước gần như đã huy động được 100% khối lượng trái phiếu Chính phủ gọi thầu (6.500 tỷ đồng); trong đó, lãi suất tiếp tục giảm, như ở kỳ hạn 5 năm chỉ còn 4,9%/năm.
Nhìn lại hơn một năm về trước, ngân sách Nhà nước đã từng phải trả chi phí huy động lên tới khoảng 6,4%/năm ở kỳ hạn trên, nay đã giảm được rất sâu xuống chỉ còn 4,9%. Và đây cũng là triển vọng lãi suất vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới.
Thời gian tới, cùng với hoạt động điều tiết vốn và thanh khoản tốt và ổn định cho đến nay đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã đặt ra triển vọng tại diễn đàn Quốc hội vừa qua: với nghị quyết xử lý nợ xấu đi vào thực tiễn, lãi suất cho vay có thêm cơ sở để kỳ vọng giảm thêm.(VNeconomy)
--------------------
Aseana Properties dự kiến lãi 5 triệu USD từ việc bán 2 mảnh đất tại dự án Khu Y tế kỹ thuật cao.
Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm-Shangri-La. Ảnh: TBKTSG
Công ty Aseana Properties (Aseana) vừa ra thông báo Công ty TNHH Y Tế Hoa Lâm – Shangri-La (Hoa Lâm - Shangri-La), công ty liên doanh do Aseana sở hữu 72,35% cổ phần, vừa bán 1,23ha đất tại Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao tại quận Bình Tân với giá 5,5 triệu USD.
Theo đó, Hoa Lâm - Shangri-La (HLSL) sẽ bán công ty con HLSL 5, đơn vị sở hữu mảnh đất, cho Công ty Tư vấn Đầu tư Tiến Phát.
Ngoài ra, Hoa Lâm - Shangri-La cũng đồng ý bán Công ty HLSL 6, hiện đang sở hữu 1,19ha đất tại Khu Y tế kỹ thuật cao, cho Công ty Tư vấn Trí Hạnh với giá 7,7 triệu USD. Các giao dịch này dự kiến được chính quyền TP. HCM chấp thuận vào quý III/2017.
Aseana dự kiến lãi 1,2 triệu USD từ việc bán HLSL 5 và 3,8 triệu USD từ việc bán HLSL 6. Tiền thu được từ việc bán đất sẽ được dùng làm vốn lưu động và trả nợ ngân hàng.
Tính đến nay, Aseana đã bán 7 mảnh đất tại Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao. 12 mảnh đất còn lại rộng tổng cộng 11,29ha có giá 37,9 triệu USD tính theo giá thị trường cũng đang được rao bán, Aseana cho biết.
Khu Y tế kỹ thuật cao do Hoa Lâm Shangri-La đầu tư và phát triển, nhằm cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân TP. HCM và khu vực lân cận.
Dự án có diện tích khoảng 37,56ha, được UBND TP.HCM cấp giấy phép đầu tư vào tháng 7/2008, dự kiến hoàn thành trong thời gian 10 năm. Tổng vốn đầu tư của dự án lên đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ, bao gồm 6 bệnh viện với tổng cộng 1.750 giường bệnh.
Bệnh viện quốc tế City là dự án bệnh viện đầu tiên trong Khu Y tế kỹ thuật cao, đã đi vào hoạt động vào năm 2014 với quy mô 320 giường bệnh. Tháng 7/2015, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hoa Lâm khởi công xây bệnh viện quốc tế Hoa Lâm, với tổng vốn 1.500 tỷ đồng trên diện tích hơn 1,5ha.
Theo giới thiệu trên trang web, Hoa Lâm – Shangri-La là công ty liên doanh tỉ lệ 30:70 giữa Công ty Dịch vụ Hoa Lâm (Việt Nam) và Shangri-La Healthcare Investment Pte. Ltd (Singapore). Aseana, cổ đông chính của Hoa Lâm – Shangri-La, chuyên đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam và Malaysia. (Bizlive)
----------------------
HoREA nhận định xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau thời điểm 15/08/2017 là ngày Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành.
HoREA nhận định hoạt động M&A doanh nghiệp lẫn dự án sẽ diễn ra mạnh, nhất là sau khi Nghị quyết xử lý nợ xấu có hiệu lực - Ảnh: Danh Phú.
Nhận định về thị trường bất động sản TP.HCM 6 tháng cuối năm 2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng thị trường bất động sản sẽ vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016, dự báo trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
Theo đó thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị.
“Xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau thời điểm 15/08/2017 là ngày Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành” HoREA cho biết.
Nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật, và sử dụng các công cụ về thuế (như thuế đánh vào người có nhiều nhà, thuế bất động sản); công cụ về tín dụng (như lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước); công cụ về quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở; công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng (như bảo lãnh ngân hàng; xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn; công bố dự án đã thế chấp; chủ đầu tư phải giải chấp hoặc phải được ngân hàng nhận thế chấp đồng ý thì mới được bán nhà ở hình thành trong tương lai...), để điều chỉnh thị trường bất động sản nhằm mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững; dự báo thủ tục hành chính sẽ thông thoáng, đơn giản hơn, giảm thiểu dần tình trạng nhũng nhiễu hiện nay.
Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Quy mô thị trường bất động sản TP.HCM đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "Vùng đô thị TP.HCM", nhất là tại các huyện giáp ranh thành phố; đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi rất cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với khách hàng.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư như internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo; và xu thế phát triển các dự án bất động sản xanh, thân thiện môi trường, an toàn, đầy đủ tiện ích là những đòi hỏi mới của người tiêu dùng mà nhà đầu tư phải đáp ứng.
Hiệp hội cho rằng xử lý các tranh chấp trong chung cư còn diễn biến gia tăng hơn trước đây do ngày càng nhiều người lựa chọn sống trong nhà chung cư trong quá trình đô thị hóa.
Hiệp hội nhận thấy khó có thể xảy ra bong bóng bất động sản, do có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của Nhà nước; do các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường; và do các nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn.
Theo HoREA, chương trình phát triển nhà ở xã hội, sự chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền, giải quyết nhà ở cho sinh viên, công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang, người thu nhập thấp đô thị, người nhập cư sẽ là những chương trình động lực thúc đẩy thị trường bất động sản thành phố.
Kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng đô thị mới kết nối ngày càng đồng bộ hơn, trước hết là đường giao thông, metro, đường sắt trên cao, xe buýt nhanh, xe buýt đường sông, sẽ tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp "ăn theo" để đầu tư, phát triển thị trường bất động sản cả trong trung hạn và dài hạn.
HoREA cũng nhấn mạnh nhân tố tiêu cực về mặt chủ quan, đó là tình trạng lệch pha cung - cầu về phía phân khúc bất động sản cao cấp (bao gồm cả bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng); tình trạng một số tập đoàn bất động sản quy mô rất lớn đang được nhận nguồn vốn tín dụng rất lớn, và huy động rất nhiều nguồn vốn xã hội (trong đó có nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp) cũng là những nhân tố có tiềm ẩn yếu tố rủi ro, tác động đến thị trường bất động sản trong thời gian tới. (Bizlive)
Ngân hàng giảm lãi suất huy động
Doanh nghiệp ‘còng lưng’ gánh 70 loại phụ phí
Thanh long Bình Thuận lại rớt giá thảm hại
Hàng dệt may tạm nhập, tái xuất không phải kiểm tra chuyên ngành
Nhà máy sản xuất vi mạch: Cân nhắc liên doanh với nước ngoài
1.000 tỉ đồng nâng công suất nhà ga sân bay Phú Quốc
Vốn làm cầu đường lên 70.000 tỷ/năm, gọi đầu tư 26 dự án
Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản TP.HCM
Nhà thu nhập thấp giá 6 triệu đồng/m2
Mặt hàng nào được ưu đãi thuế giữa Việt Nam và EU?
Chuyển gần 795ha đất quốc phòng ở Cam Ranh làm du lịch
Đầu tư ra nước ngoài hơn 155 triệu USD
TP.HCM hút khoảng 3,5 tỉ USD vốn ngoại trong năm 2015
Kiến nghị tập trung nguồn lực cho kinh tế tư nhân
Đề nghị phía Đài Loan cung cấp danh mục chất cấm trong sản xuất chè
Bộ Công Thương điều tra nghi vấn gà Mỹ bán phá giá ở Việt Nam
Nhãn lồng miền Bắc sẽ có mặt tại thị trường Mỹ trong tháng 8
ADB viện trợ 500.000 USD tái cấu trúc ngành điện Việt Nam
Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư gần 1.800 tỷ đồng
Vốn hóa TTCK Việt Nam bằng 2,5% tổng khu vực ASEAN
TPHCM điều chỉnh quy hoạch hàng loạt dự án bất động sản.
Giá vàng trong nước vẫn đắt hơn thế giới trên 4 triệu đồng/lượng.
Xe du lịch VN
bán chạy.
Thêm 112 nhà đầu tư ngoại gia nhập thị trường chứng khoán
Đại diện NHNN có thể tham gia điều hành Eximbank
Đàm phán TPP: Mỹ chấp nhận mở cửa thị trường đường.
Thịt lợn, thịt gà nhập khẩu từ EU sẽ được bỏ thuế trong vòng 10 năm tới.
EVN truy thu hơn 45 tỷ đồng từ 6.550 vụ trộm cắp điện.
Mang 1,5 lít rượu được miễn thuế nhập khẩu
“Tối hậu thư” cho dự án nửa tỉ USD
PVN và Vinatex ký kết tiêu thụ xơ sợi polyester Đình Vũ.
Tập đoàn giấy Malaysia đàm phán đơn hàng 5,2 triệu USD tại Việt Nam.
Giá cao su tiếp tục giảm do sức ép từ giá dầu.
Chặt bỏ hàng trăm ha cao su.
Sơn La “khai tử” 35 mỏ khai thác khoáng sản
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa 7 tháng đầu năm giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2014 cho thấy thị trường đã bão hòa, các nhà sản xuất sữa bột đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Truyền hình số vệ tinh K+ vừa cho biết, K+ đã đạt điểm hòa vốn vào tháng 6/2015, sau gần 6 năm tham gia thị trường truyền hình trả tiền, với những khoản lỗ kéo dài.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản phẩm giấy nội địa tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu. Hiện trên thị trường giá giấy nhập khẩu đang bán với giá thấp hơn trong nước để mở rộng thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Lập Ban chỉ đạo triển khai dự án sân bay Long Thành. 80% doanh nghiệp Việt thua 20% doanh nghiệp ngoại. Cổ phiếu châu Á rớt giá vì... Trung Quốc. Giá vải thiều cao nhất 60 năm, thanh long thê thảm. Tập đoàn Đại Dương thay Tổng giám đốc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự