tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-06-2017

  • Cập nhật : 26/06/2017

'Ông lớn' phân phối ôtô Ford sắp kinh doanh thêm Mercedes

Doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ôtô Ford tại Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng thương hiệu phân phối và bán 5.400 xe trong năm nay. 

Theo tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần City Auto (mã CK: CTF), doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2017 lần lượt đạt 4.200 tỷ đồng và 36 tỷ đồng, tương ứng mức tăng khoảng 29% so với năm trước. Dự kiến tỷ lệ chia cổ tức là 12% vốn điều lệ. 

Trong giai đoạn 2 năm tới, công ty dự tính mở rộng thị trường thông qua việc thành lập chi nhánh mới tại các địa phương, xây dựng hệ thống phân phối và dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng nhằm đón đầu bùng nổ nhu cầu của thị trường. Công ty cũng lên kế hoạch trở thành đại lý phân phối cho nhiều thương hiệu ôtô nổi tiếng khác như Mercedes, Hyundai… 

Công ty đặt mục tiêu đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020, đồng thời trở thành công ty có doanh thu cao nhất trong nhóm doanh nghiệp phân phối ôtô

Công ty cổ phần City Auto được thành lập từ năm 2009, là đại lý ủy quyền chính thức của Công ty Ford Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, cung cấp phụ tùng chính hãng, bảo trì và sửa chữa xe Ford. 

Hiện, City Auto là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần phân phối ôtô Ford tại Việt Nam với tỷ lệ 17%. Năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3.247 tỷ đồng và 27,9 tỷ đồng. Số lượng xe phân phối ra thị trường là 3.500 xe. 

Tính đến cuối quý I, tổng tài sản của công ty đạt hơn 676 tỷ đồng trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 75% cơ cấu tài sản nhờ khoản phải thu và hàng tồn kho lớn. Công ty đang có 365 tỷ đồng nợ vay tài chính, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 82%.

City Auto chính thức niêm yết trên sàn HOSE từ cuối tháng 5/2017 với giá khởi điểm 12.000 đồng. Cổ phiếu doanh nghiệp này vừa có chuỗi 16 phiên tăng trần liên tiếp, đưa giá lên đỉnh 39.350 đồng một cổ phiếu. Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán ASEAN, nhu cầu tiêu thụ xe bùng nổ và quy định mới về mức thuế tiêu thụ đặc biệt chia theo dung tích động cơ sẽ mang đến lợi ích không nhỏ cho City Auto trong thời gian tới.  (Vnexpress)
------------------------------

6.700 bất động sản Hà Nội được sang tay trong nửa đầu năm 2017

So với giai đoạn đáy vào cuối năm 2013, giá trị tồn kho bất động sản tại Hà Nội đã giảm khoảng 68%. 

Cục Quản lý nhà & Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết theo số liệu báo cáo của một số sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội, chỉ tính riêng trong tháng 6, thị trường này có 1.300 giao dịch thành công. Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, có khoảng 6.700 lượt bất động sản được mua - bán.

Phần lớn các giao dịch thành công đều tập trung tại phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Các dự án có số lượng giao dịch tăng và giá tăng trong thời gian gần đây đều nằm tại các khu vực được hưởng lợi thế từ hạ tầng của các dự án mở rộng đường đã và sắp hoàn thành như dự án mở rộng đường vành đai 2, dự án đường Nguyễn Xiển - Xa La, đường Lê Đức Thọ...

Tính đến ngày 20/6, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên địa bàn thành phố còn khoảng 5.429 tỷ đồng. So với quý I/2013, con số này giảm 11.631 tỷ đồng, tương đương mức giảm 68%. So với cuối năm 2016, con số này giảm 161 tỷ đồng, tương đương gần 3%.(Vnexpress)
-------------------

Thời thế thôi thúc Nhật Bản và EU

Nhật Bản và EU đang gấp rút kết thúc quá trình đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do song phương.

ngoai truong nhat ban fumio kishida reuters

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida REUTERS

EU hy vọng là nghi thức ký kết thỏa thuận thậm chí sẽ được tiến hành ngay trước hội nghị cấp cao của nhóm G20 ở Đức.

Quá trình đàm phán đã được hai bên khởi động cách đây 4 năm và 17 vòng đàm phán đã được tiến hành. Nếu như trước đây cả hai bên đều tỏ ra không vội vã thì hiện tại khác hẳn. Bên nào cũng có lý do và lợi ích để dồn bước như thế.

Nguyên cớ chính là ở Mỹ có chính quyền mới và chính quyền này không mặn mà với thương mại tự do và toàn cầu hóa, lại còn chủ trương thực thi chủ nghĩa bảo hộ và khép kín thị trường nội địa. Với EU, chính quyền mới ở Mỹ trên danh nghĩa thì chưa nhưng trong thực chất đã khai tử kế hoạch hình thành khu vực mậu dịch tự do với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Đại Tây Dương về thương mại và đầu tư (TTIP). Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền ấy đã rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đã ký kết cùng với Nhật Bản và 10 quốc gia khác. Chính quyền này còn cổ súy, vận động cho bảo hộ mậu dịch và thỏa thuận hợp tác thương mại song phương giữa Mỹ với từng nước thay thế cho các thỏa thuận đa phương.

Thời thế như vậy thôi thúc EU và Nhật Bản nhanh chóng kết thúc đàm phán về Hiệp định đối tác EU - Nhật Bản (EPA) để dùng tác động và hiệu ứng từ thỏa thuận hợp tác thương mại này bù đắp cho những thiệt hại và tác động tiêu cực đối với họ từ chính sách thương mại của chính quyền mới ở Mỹ, để chống chủ nghĩa bảo hộ và duy trì đà tiến triển của tự do hóa thương mại trên thế giới.(Thanhnien)
------------------------------

Doanh nghiệp Nhật Bản dần quay lưng với Mỹ, hướng sang Trung Quốc

Quyết định rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Washington đã khiến cho nhiều công ty Nhật Bản ngày càng không chắc chắn về tương lai của họ tại Mỹ.

Theo hãng thông tấn Sputnik, hiện nay các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm con đường nhằm thoát khỏi bế tắc do các chính sách kinh tế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một trong những lựa chọn được xem xét là chuyển sang thị trường mới, đặc biệt là Trung Quốc, với rủi ro thấp hơn và năng suất cao hơn.

Một nghiên cứu vào cuối năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy, 40,1% trong số 8.852 công ty Nhật được khảo sát nói rằng họ đang cân nhắc mở rộng kinh doanh tại Đại lục, nhiều hơn so với con số 38,1% của năm 2015. Trong khi đó, số lượng các công ty Nhật muốn rời khỏi thị trường Trung Quốc lại rất thấp, chỉ có 7,1%.

Được biết, sự lạc quan của các công ty xứ mặt trời mọc đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã được nhìn thấy lần đầu tiên kể từ năm 2001, khi mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh - Tokyo ''hạ nhiệt'' xuống mức thấp nhất.

Theo Ekaterina Arapova, một chuyên gia của Viện Quan hệ quốc tế Mexico (MGIMO), động thái chuyển hướng của các doanh nghiệp Nhật Bản là hoàn toàn hợp lý. “Hiện tại, mục tiêu của họ là tìm kiếm một thị trường có tiềm năng và năng suất cao. Trước đây họ đặt hi vọng vào TPP, nhưng kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi hiệp định, họ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế khác. Và Trung Quốc cho tới thời điểm này dường như là ứng viên khá hoàn hảo, các công ty Nhật Bản dự kiến sẽ tăng cường sự hiện diện của họ ở đó”, ông Arapova dự báo.

Chuyên gia này cũng chỉ ra một số lý do khác, bao gồm vai trò kinh tế ngày càng được được mở rộng và tăng cường của Đại lục trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Nền kinh tế Nhật Bản hiện có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn so với nền kinh tế của các nước đang phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á. Vai trò trung tâm công nghệ trong khu vực của nước này cũng không còn khi Trung Quốc đang dần vươn lên chiếm lĩnh. Vì thế, các công ty Nhật Bản sẽ nắm lấy thị trường của nước láng giềng như một cơ hội lớn để tăng trưởng”, ông Arapova nói.

Các chuyên gia khác cũng lưu ý rằng, rõ ràng Đại lục đang là một thị trường có tiềm năng to lớn mà không một quốc gia nào có thể bỏ qua. “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của 130 quốc gia trên thế giới. Thị trường nước này có sức tiêu thụ khổng lồ. Hơn nữa, chính phủ Bắc Kinh còn đang thực hiện sáng kiến lớn Một vành đai - Một con đường để gia tăng sự hợp tác trên toàn cầu. Vì vậy, dù có những khác biệt chính trị, nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản hai nước Nhật - Trung gián đoạn hợp tác kinh tế”, Liu Ying, một chuyên gia tài chính tại Đại học Renmin, Trung Quốc, phân tích.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục