Agribank xiết nợ đất và quyền khai thác khoáng sản của Công ty Khoáng sản Miền Trung tại Bình Định; Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc; Mỗi năm Đà Lạt nhập hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc; Giá dầu tăng mạnh hơn 3% do bất ổn tại khu vực Trung Đông
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-11-2017
- Cập nhật : 06/11/2017
Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh sẽ đạt 2.100 tỷ USD năm 2020
Tốc độ bán lẻ qua kênh thương mại điện tử với hàng tiêu dùng nhanh đang tăng trưởng ở mức 20%, dự báo đạt 2.100 tỷ USD vào năm 2020...
Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu và đo lường hiệu quả hoạt động toàn cầu công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh đang vượt trội hơn doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ. Dự tính doanh số bán hàng trực tuyến của hàng tiêu dùng nhanh sẽ vượt qua doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ trong vòng 5 năm tới.
Báo cáo của Nielsen chỉ ra các xu hướng mới nhất trong việc mua hàng tiêu dùng trực tuyến trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và nhấn mạnh những điểm thúc đẩy tăng trưởng trong việc ứng dụng và chi tiêu trực tuyến trên toàn thế giới.
Báo cáo còn có những dẫn chứng thực tiễn cho thấy mặc dù hiện tại ngành hàng tiêu dùng nhanh đã chiếm lĩnh nhiều danh mục khác như điện tử, hàng điện thoại di động và du lịch khi nói về chi tiêu trực tuyến, nhưng xu hướng này sẽ thay đổi trong những năm tới.
Khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đầu tư để giải quyết nhiều rào cản hiện có đối với việc phát triển thương mại điện tử, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng bán lẻ và chuỗi cung cấp, môi trường và các yếu tố văn hoá như các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và các hoạt động giao nhận, thì đó chính là những tiền đề cho việc tang trưởng theo cấp số nhân của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên kênh thương mại điện tử.
Những yếu tố tăng trưởng này được kết hợp thêm bởi sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng vì sự thuận tiện để mua sắm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Trong khi tăng tưởng của tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh hiện đang ở mức khoảng 4% mỗi năm, thì tổng doanh số bán lẻ trên kênh thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 20%, tương đương với 2.100 tỷ USD vào năm 2020.
Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang chững lại trong vài năm trở lại đây hoặc thậm chí không tăng trưởng trên qui mô toàn cầu, nhưng hiện nay chúng tôi đang chứng kiến những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực hầu hết là nhờ thương mại điện tử.
"Và khi nguồn phát triển của ngành FMCG tiếp tục chuyển dần sang các kênh trực tuyến, thì việc hiểu biết về những động lưc cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiến lược kỹ thuật số toàn diện và thành công là rất cấp thiết dành cho các nhà bán lẻ cũng như các nhà sản xuất", ông Prashant Singh, Giám đốc Thương mại điện tử, phụ trách nhóm các thị trường phát triển của Nielsen, cho hay.
Theo ông Singh, có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng tăng trưởng thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Thứ nhất, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, nhưng các yếu tố tăng trưởng không đồng đều. Khả năng kết nối và khả năng tiếp cận với dữ liệu và thiết bị cầm tay đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Trong phạm vi rộng hơn, điện thoại thông minh là một dấu hiệu từ sớm về tiềm năng tăng trưởng thương mại điện tử.
Tuy nhiên, khả năng kết nối của chỉ riêng điện thoại thông minh sẽ là không đủ để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Các yếu tố văn hoá và cấc yếu tố khác từ thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến cũng như mua sắm trực tiếp tại cửa hàng của người tiêu dùng.
Thứ hai là các yếu tố thúc đẩy và rào cản là như nhau, với một ngoại lệ. Yếu tố thúc đẩy nổi trội nhất cho mua bán thương mại điện tử là tiện lợi, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi người tiêu dùng được thúc đẩy bằng các gói giao dịch hấp dẫn.
Ngược lại, có ba điểm chính khi xem xét các rào cản đối với thương mại điện tử. Một là, mong muốn kiểm tra hàng hóa trước khi mua - từ hàng tạp hóa đến các sản phẩm may mặc. Hai là, sự thiếu tin tưởng rằng các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng được những mong đợi về sự tươi mới trong các sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cho thị trường.
Ba là, mối quan tâm về mức độ chất lượng của các sản phẩm mua trực tuyến so với trong cửa hàng. Các nhà bán lẻ cần phải hành động để giảm bớt những rào cản này để thúc đẩy thị phần của họ trong ví điện tử thương mại.
Thứ ba là khả năng chiếm lĩnh được giỏ hàng thực phẩm sẽ là chìa khoá thành công của thương mại điện tử bán lẻ. Giỏ hàng thực phẩm là chủ chốt cho các nhà bán lẻ, tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm vẫn còn vắng mặt trên kênh bán hàng thương mại điện tử. Chiến thắng giỏ hàng thực phẩm là rất quan trọng để thành công trong ngành hàng tiêu dùng nhanh trực tuyến.
Thứ tư đó là sự quan tâm đến xu hướng mua hàng đa kênh của người tiêu dùng. Khi nói đến thương mại điện tử bán lẻ, thì sự tiện lợi, giá cả/giá trị, sự phân loại và trải nghiệm của khách hànglà những yếu tố xếp hạng cao nhất trong danh mục các yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để phát triển chiến lược thương mại điện tử thành công, các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo rằng họ sẵn sàng vượt qua tất cả bốn yếu tố này.
"Ngành bán lẻ đang trải qua sự lặp lại của "thời điểm Kodak". Việc dịch chuyển sự cân bằng giữa các giỏ hàng cho các sản phẩm có biên độ lợi nhuận cao sang các giỏ hàng trực tuyến có biên độ lợi nhuận thấp như hiện nay đòi hỏi sự can đảm, niềm tin và sự hiểu biết toàn diện. Đối với những người sẵn sàng chấp nhận một rủi ro được tính toán kỹ, phần thưởng nằm ngay trong tầm tay trong những năm tới khi phần tăng trưởng tiếp tục nghiêng về các kênh trực tuyến ", ông Singh kết luận.(Vneconomy)
-----------------------------
Nền kinh tế số bị giới hạn là thách thức cho APEC
Rào cản thương mại và giới hạn đối với nền kinh tế số là những trở ngại chính cho các thành viên APEC, theo Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Murray Hiebert.
Ông Murray Hiebert, Phó giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)
Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng. Nhân dịp này, chuyên gia kỳ cựu Murray Hiebert chia sẻ với Thanh Niên những nhận định về cơ hội cũng như khó khăn đối với các nền kinh tế thành viên.
Thanh Niên: Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC, sự kiện quan trọng nhất trong năm APEC 2017 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Ông nhận định như thế nào về thành tựu của APEC trong thời gian qua?
Ông Murray Hiebert: Thành tựu lớn nhất của APEC trong những năm gần đây là việc các quan chức tận lực để dỡ bỏ rào cản thương mại và tạo sân chơi cân bằng giữa khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nhiều bước tiến này có vẻ nhỏ nhưng đã tạo tác động vô cùng lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trong khối APEC.
Thanh Niên: Theo ông, đâu là những khó khăn lớn đối với các nền kinh tế APEC và cần làm gì để vượt qua thách thức đó?
Ông Murray Hiebert: Một trong những thách thức lớn nhất đối với APEC trong năm nay là một số nước có động thái giới hạn nền kinh tế số. Cuối cùng thì điều này sẽ gây bất lợi cho sự phát triển thương mại điện tử và tăng trưởng của mỗi nền kinh tế.
Thanh Niên: Để phát huy tối đa hiệu quả của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các bên cần có hành động gì? Liệu có thỏa thuận nào tốt hơn cho các nền kinh tế trong khu vực không thưa ông?
Ông Murray Hiebert: Từ khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 thành viên còn lại đang đàm phán về việc thành lập TPP-11. Tôi vẫn nghĩ TPP là một trong những động lực tốt nhất để thúc đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên, TPP-11 lại thiếu mất nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có 2 nền kinh tế hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là cần tránh chủ nghĩa bảo hộ và thiết lập các rào cản thương mại.
Thanh Niên: Theo ông thì thỏa thuận thương mại nào phù hợp nhất đối với Việt Nam? Và các nước ASEAN cần làm gì để phát huy tốt nhất các thỏa thuận thương mại?
Ông Murray Hiebert: TPP-12 gồm có cả Mỹ sẽ rất tốt cho Việt Nam. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng có nhiều lợi thế cho Việt Nam khi gia nhập TPP-11, và hy vọng Mỹ dần dần sẽ tham gia trở lại. Các nước ASEAN đang đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thỏa thuận tự do thương mại song phương với một số nước châu Âu. Tôi không nghĩ Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump sẽ đồng ý thỏa thuận tự do thương mại với ASEAN, nhưng khối này nên đưa ra đề xuất và xem phản hồi ra sao.(Thanhnien)
--------------------------
Broadcom sẵn sàng hơn 100 tỉ USD để thâu tóm Qualcomm?
Broadcom dường như đã sẵn sàng để thâu tóm Qualcomm vào đầu tuần tới, và nếu thành công đó có thể là thương vụ khủng nhất trong làng công nghệ với giá trị tối thiểu hơn 100 tỉ USD.
Báo cáo từ Reuters cho biết, Broadcom đang có cơ hội thuận lợi trong việc sáp nhập Qualcomm về công ty mình, đặc biệt khi giá trị cổ phiếu Qualcomm đang gặp khó khăn do yêu cầu chống độc quyền và vụ kiện trị giá tỉ USD với Apple.
Để mua lại Qualcomm, số tiền mà Broadcom bỏ ra sẽ không hề rẻ. Theo Reuters, nó có thể nằm trong phạm vi 70-80 USD/cổ phiếu. Nếu ở mức 70 USD/cổ phiếu, giá trị thương vụ sẽ rơi vào khoảng 103 tỉ USD. Đây là một động thái đầy tham vọng của Broadcom để biến công ty trở thành một ông lớn trong ngành công nghệ và thách thức những cái tên như Intel.
Kế hoạch của Broadcom được đưa ra trong bối cảnh Qualcomm đang cố gắng hoàn tất việc thâu tóm NXP Semiconductors NV với giá 38 tỉ USD. NXP là một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất cho xe hơi và đang mở rộng sang công nghệ xe tự lái. Broadcom cũng sẵn sàng mua lại NXP.
Nhằm tránh các vướng mắc, Broadcom sẽ cần phải di chuyển trụ sở từ Singapore về Mỹ trước khi thỏa thuận với Qualcomm hoàn tất.
Được biết, Qualcomm là công ty tiên phong trong lĩnh vực chip di động, cung cấp chip modem cho các nhà sản xuất điện thoại như Apple, Samsung và LG để truy cập mạng không dây. Trong khi đó, Broadcom cũng là nhà cung cấp chip Wi-Fi chính cho nhiều công ty tương tự.(Thanhnien)
----------------------
Chứng khoán Bảo Minh bị phạt 250 triệu đồng
Ngày 03/11/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1020/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh (địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Paxsky, 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo đó, doanh nghiệp này bị phạt 250 triệu đồng docung cấp dịch vụ tài chính khi chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Được biết, KQKD của Chứng khoán Bảo Minh quý III/2017 không mấy tích cực. Công ty vẫn lỗ gần 1,2 tỷ đồng trong quý III, còn lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của công ty chỉ đạt gần 10 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.(NDH)