tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-08-2018

  • Cập nhật : 02/08/2018

CEO J.P. Morgan Chase nêu hai rủi ro lớn nhất với nền kinh tế

Jamie Dimon, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành J.P. Morgan Chase, nêu ra hai rủi ro lớn nhất với nền kinh tế - vốn đang trong giai đoạn cuối của đợt tăng trưởng dài nhất lịch sử.

Khi được hỏi đâu là rủi ro đơn lẻ lớn nhất đối với nền kinh tế trong chương trình “Closing Bell” của CNBC hôm 30/7, chủ tịch J.P. Morgan Chase Jamie Dimon nêu ra hai câu trả lời.

Thứ nhất là tranh chấp thương mại Mỹ – Trung. Nếu căng thẳng leo thang thành chiến tranh thương mại toàn diện, hầu hết tiến triển mà chính quyền Mỹ đạt được sẽ biến mất, theo Dimon.

ong jamie dimon. anh: yahoo finance

Ông Jamie Dimon. Ảnh: Yahoo Finance

Thứ hai là những nỗ lực chưa từng có của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong vòng 10 năm, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Được gọi là “nới lỏng định lượng”, Cục dự trữ liên bang (Fed) cùng nhiều ngân hàng trung ương khác đã mua hàng nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ giúp khôi phục nền kinh tế. Dimon lo ngại về chuyện xảy ra khi lực hỗ trợ này bị thu hồi.

Dimon, 62 tuổi, trước đó từng cảnh báo về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến, lên án việc hãm đà tăng trưởng. Các nhà lập chính sách đang ở trong tình huống chưa từng trải qua. Rủi ro càng tăng thêm khi chính quyền Mỹ đang cân nhắc áp thuế với thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu.

Dimon đã nói với chính quyền Washington rằng ông cùng các lãnh đạo doanh nghiệp khác phản đối chiến lược thuế nhưng Tổng thống Donald Trump “rõ ràng không đồng ý với chúng tôi”.

Ông cũng thường có quan điểm tích cực về tình trạng kinh tế Mỹ và triển vọng cho các ngân hàng. Trong cuộc trao đổi với các nhà phân tích trong tháng 7 sau khi J.P. Morgan có lợi nhuận quý II 8,32 tỷ USD, ông cho rằng hiện không có quá nhiều yếu tố có thể làm chệch hướng tăng trưởng – vốn đang tăng.

Dimon hiện là CEO lãnh đạo một ngân hàng lớn ở Mỹ lâu nhất. Khi Lloyd Blankfein của Goldman Sachs từ chức vào tháng 10, Dimon sẽ là CEO ngân hàng duy nhất từng lèo lái công ty qua khủng hoảng tài chính còn làm việc. Với uy tín như vậy, các nhà đầu tư và phân tích thường theo dõi từng lời nói của ông, từ trên truyền thông, họp báo đến thư gửi nhà đầu tư thường niên.(NDH)
--------------------

Tập trung cho tăng trưởng đi kèm kiểm soát lạm phát

Ngày 31-7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực hơn tháng 6.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã giảm 0,09% so với tháng trước. Khách du lịch quốc tế đạt hơn 9 triệu lượt người, tăng hơn 25%. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao, dự báo triển vọng tốt của kinh tế Việt Nam…. "Tôi cùng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có đi dự, chủ trì Hội nghị về thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp ở Đà Lạt (Lâm Đồng) thì thấy không khí rất tấp nập" - Thủ tướng nhìn nhận.

Tập trung cho tăng trưởng đi kèm kiểm soát lạm phát - Ảnh 1.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, diễn ra ngày 31-7

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng còn một số yếu kém, hạn chế, khó khăn, thách thức và đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận, bàn kỹ các giải pháp, đối sách cụ thể. Trước hết là tình hình mưa bão, lũ lụt tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, nhất là nông nghiệp, ngay sát Hà Nội cũng ngập úng kéo dài. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ vấn đề này, nêu rõ các biện pháp, nhất là quản lý hồ đập, công trình thủy lợi.

Theo Thủ tướng, dù CPI tháng 7 giảm nhẹ nhưng sức ép lạm phát còn lớn, nhất là trong bối cảnh lãi suất thế giới đang tăng, tỉ giá tăng, xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và đặc biệt, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra… Thủ tướng đề nghị tổ điều hành kinh tế vĩ mô gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương phối hợp xử lý; Thống đốc báo cáo cụ thể về vấn đề này. "Nếu chỉ lo tăng trưởng mà không lo lạm phát thì không ổn định, nhất là đời sống công nhân, nông dân" - Thủ tướng nhắc nhở.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức, nổi bật nhất là sức ép về lạm phát vẫn tiếp tục hiện hữu do các nguyên nhân bên ngoài như giá dầu thô tiếp tục tăng cao (bình quân 7 tháng khoảng 74 USD/thùng, tăng 37% so với cùng kỳ), kéo theo giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tăng cao; thị trường ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ dự kiến sẽ có diễn biến khó lường do những phản ứng điều chỉnh của phía Trung Quốc trong căng thẳng thương mại với Mỹ cũng như việc đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).(NLĐ)
------------------------

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế

Lĩnh vực bất động sản tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong những tháng đầu năm 2018, trong đó nổi bật là 2 siêu dự án tỷ USD vừa được đăng ký đầu tư.

Theo công bố thông từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư), tình hình thu hút FDI 7 tháng đầu năm tiếp tục khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký (cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần) 22,94 tỷ USD tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đáng chú ý, với việc đầu tư vào siêu dự án đô thị thông minh tại Hà Nội cùng với BRG của tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản là là nước đứng vị trí thứ nhất trong 96 nước đầu tư vào Việt Nam 7 tháng đầu năm nay, với tổng vốn đầu tư là 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư.

Dự án "rồng đón ngọc" hơn 4 tỷ USD tại cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô

Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế - Ảnh 1.

Đây là dự án được lập dựa trên đồ án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài có chiều dài khoảng hơn 11km (từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài), do BRG thực hiện.

Để triển khai dự án mang tầm cỡ quốc tế, có quy mô lớn này vào cuối năm 2017, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội, tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân – Nội Bài.

Siêu dự án thành phố thông minh đã chính thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Hội nghị đầu tư và phát triển Hà Nội vào 17/6 vừa qua. Với những bước thủ tục pháp lý cuối cùng đang được hoàn tất, liên doanh nhà đầu tư này kỳ vọng siêu thành phố thông minh dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào khoảng tháng 10 tới đây.

Theo thông tin từ BRG, siêu dự án này sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên toàn bộ diện tích khoảng 272 hecta. Giai đoạn 1, liên danh Sumimoto-BRG sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD trên diện tích 73,11 hecta.

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế - Ảnh 2.

Ý tưởng quy hoạch sẽ tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng chính là "Rồng đón ngọc", do công ty tư vấn P&T Consultants Pte Ltd (Hồng Kông) thực hiện.

Ở một diễn biến khác, trước đó tờ Nikkei của Nhật tiết lộ, có khả năng liên doanh nhà đầu tư sẽ phát triển giai đoạn 1 khoảng 7.000 căn hộ và các cơ sở thương mại, giá nhà dao động từ 93.000 USD đến 140.000 USD (tương đương khoảng 2-3 tỷ đồng mỗi căn). Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cũng đã đưa siêu dự án Thành phố thông minh vào báo cáo thị trường của mình, với dự báo với sự xuất hiện của dự án Thành phố thông minh cũng nhiều dự án khác thì thị trường khu vực phía Đông sẽ rất sôi động vào cuối năm nay, đây sẽ là nguồn cung mới tiềm năng cho thị trường những năm tới.

Xuất hiện dự án khu nghỉ dưỡng kết hợp casino 2 tỷ USD ở Huế

Với việc cấp phép đầu tư cho dự án 4,138 tỷ USD Hà Nội đã vượt qua Tp.HCM vươn lên vị trí số 1 về thu hút FDI cả nước. Bên cạnh đó một dự án bất động sản tầm cỡ khác cũng vừa được chấp thuận tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD tại Thừa Thiên Huế, đó là khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô.

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế - Ảnh 3.

Dự án này do Công ty TNHH Laguna (Việt Nam) đầu tư, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 07/03/2007 do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD vào ngày 25/5/2018.

Việc tăng vốn của nhà đầu tư nhằm mở rộng quy mô kinh doanh casino tại khu nghỉ dưỡng này. Theo kế hoạch, từ nay đến 2020 nhà đầu tư sẽ phát triển quy mô khoảng 30,2ha với vốn đầu tư dự kiến 790 triệu USD, gồm 2 khách sạn 5 sao với 1.000 phòng, trung tâm thương mại cao cấp, casino, 1.653 biệt thự…

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế - Ảnh 4.

Khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô, Banyan tree.

Giai đoạn tiếp theo (2021 – 2025) quy mô 12,46 ha vốn đầu tư 292,9 triệu USD, gồm 2 khách sạn 5 sao với 900 phòng, 250 biệt thự để bán. Giai đoạn (2026 – 2030) quy mô gần 58,4 ha với vốn 707 triệu USD, gồm 2 khách sạn 5 sao 1.000 phòng, 315 biệt thực để bán.

Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế - Ảnh 5.

Khu nghỉ dưỡng Banyan tree Lăng Cô

Dự kiến sau khi được chấp thuận tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ và bổ sung hoạt động kinh doanh casino, dự án sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương 245 triệu USD mỗi năm (kể từ 2021).

Ngoài 2 siêu dự án trên, trong 7 tháng đầu năm nay thị trường bất động sản còn ghi nhận nhiều dự án lớn khác được đăng ký đầu tư như Lotte Mall Hà Nội, tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, nhà máy LG Innitek Hải Phòng (Hàn Quốc) 501 triệu USD…(CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục