tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-07-2018

  • Cập nhật : 09/07/2018

Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội

Bất ngờ đồng loạt kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại nội đô, lực lượng QLTT Hà Nội đã thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, không có hoá đơn chứng từ.

Ngày 6-7, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, chỉ trong 1 ngày đồng loạt ra quân kiểm tra 10 điểm kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn toàn thành phố, các tổ công tác QLTT đã thu giữ hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ.

 

Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội - Ảnh 1.

Đội QLTT số 13 đang kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm "Skin House" tại địa chỉ: Số 19 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.

Trong đó, Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thảo - chủ kinh doanh tại địa chỉ Số 70, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Qua kiểm tra phát hiện 151 sản phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa nhập lậu; trị giá hàng hóa vi phạm 9 triệu đồng.

Đồng thời, kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Hoàng Hải Anh - chủ kinh doanh tại địa chỉ tại C4 ngõ 53 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội; Qua kiểm tra, QLTT đã phát hiện 239 sản phẩm mỹ phẩm các loại là hàng hóa nhập lậu.

Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội - Ảnh 2.

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Cùng thời điểm, Đội QLTT số 2 tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh số 26 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội thuộc Công ty TNHH Việt Hà Phát do bà Nguyễn Thị Mai Hương, HKTT tại số 94B, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện mặt hàng mỹ phẩm L’oreal có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp. Đội QLLTT số 2 đã tạm giữ 26 sản phẩm mỹ phẩm trên.


Đội QLTT số 13 tiến hành kiểm tra Cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm “Skin House” do ông Trần Văn Tiến làm chủ kinh doanh tại địa chỉ: Số 19 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Quá trình kiểm tra, ngoài các hàng hoá có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng bày bán hàng hoá gồm: 396 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, ước tính trị giá hàng hoá theo gía niêm yết tại cửa hàng khoảng 49.440.000 đồng. Đội Quản lý thị trường số 13 đã tạm giữ toàn bộ hàng hoá vi phạt để làm rõ và xử lý theo quy định.

Ngoài ra, Đội QLTT số 14 cũng tiến hành kiểm tra: Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, địa chỉ tại số 22 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội do Bà Đặng Thị Thu Thùy là chủ hộ kinh doanh.

Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng có 608 sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, là hàng hóa nhập lậu; trị giá hàng hóa vi phạm là 48.950.000 đồng. Đội QLTT số 14 đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên để xử lý theo quy định.

Đội QLTT số 14 còn kiểm tra Cơ sở kinh doanh mỹ phẩm Skin House, địa chỉ: số 56, Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Qua kiểm tra phát hiện khoảng hơn 600 sản phẩm mỹ phẩm các loại do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ theo quy định và 8 chai nước tẩy trang nhãn L’ore’al loai 400 ml/chai có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam.

 

Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội - Ảnh 3.

Phát hiện hàng ngàn sản phẩm dởm tại 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội - Ảnh 4.

Đội QLTT số 3 tiến hành kiểm tra, xác minh Cơ sở kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm tại địa chỉ số 36 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Sau khi xác minh tại địa chỉ trên không hoạt động kinh doanh và đang trong thời gian xây dựng, sửa chữa nhà cửa...

Ngày đầu tiên đồng loạt ra quán kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn TP Hà Nội, lực lượng QLTT Hà Nội đã phát hiện,tạm giữ: 2.028 sản phẩm mỹ phẩm các loại vi phạm có tổng trị giá khoảng 149 triệu đồng.(CAND)
-------------------------

Xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu vẫn là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế của Việt Nam. Nhiều người kỳ vọng xuất khẩu sẽ đạt nhiều thành tích mới trong những tháng cuối năm 2018.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Kinh doanh chế biến Thủy sản xuất khẩu Quốc Việt (Cà Mau). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017 và xuất khẩu tiếp tục là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế, được kỳ vọng sẽ đạt nhiều thành tích mới trong những tháng cuối năm. 

* Kết quả khả quan 

Trong nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã chính thức cán mốc 225,29 tỷ USD, tăng 13%, so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16%; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10%. 

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 85,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Những con số này là điểm sáng của xuất khẩu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay. Gạo là một trong các mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm 20 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Còn dẫn đầu vẫn là các mặt hàng như điện thoại và linh kiện chiếm 99,7%; điện tử, máy tính và linh kiện 95,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 89,7%; hàng dệt may 60,6%. 

Một điểm đáng chú ý trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam đó là sự tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước đã chiếm tới 20%. Trong đó, ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, cà phê, cao su, trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp trong nước đã tham gia xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp khác. 

Dù phải chịu rất nhiều biến động từ các thị trường như các rào cản phòng vệ thương mại liên tiếp được dựng lên… nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường tiềm năng cũng vẫn tăng, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung so với cùng kỳ năm trước. Điển hình với Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch đạt 21,5 tỷ USD, tăng 9,2%; tiếp đến là EU đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,3%; Trung Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 28%; thị trường ASEAN đạt 12,2 tỷ USD, tăng 17,4%; Nhật Bản đạt 9 tỷ USD, tăng 12,5%; Hàn Quốc đạt 8,6 tỷ USD, tăng 31,8%... 

Cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu, cán cân thương mại thặng dư vẫn được ghi nhận là một trong những điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm xuất siêu 2,71 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,94 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,65 tỷ USD. 

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 7,5 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó dịch vụ du lịch đạt 5,2 tỷ USD tăng 18,9%; dịch vụ vận tải đạt 1,4 tỷ USD tăng 11,8%. 

* Tạo đà cho các tháng cuối năm bứt phá 

Chặng đường nửa đầu năm 2018 đã kết thúc với những kết quả tích cực đó sẽ tạo đà tốt để xuất khẩu những tháng cuối năm bứt phá hơn, Việt Nam tiếp tục xuất siêu cả năm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, theo nhận định từ giới phân tích, quy luật lượng đơn hàng thường rơi vào các quý cuối năm, do đó kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng của cả năm 2018 được kỳ vọng sẽ đạt nhiều thành tích mới. 

Dự báo về tình hình xuất nhập khẩu năm 2018, ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đánh giá, xuất khẩu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Cụ thể, xuất khẩu tăng trưởng 2 con số và có thể cao gấp 2 lần GDP. Trong đó, xuất khẩu ước đạt từ 240-242 tỷ USD, tăng 13% so với 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt từ 475-477 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2017. Thặng dư cán cân thương mại hàng hoá mức thấp. Cùng với đà tăng trưởng này, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ cán mốc 525 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 265 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018, tăng 50 tỷ USD so với năm 2017. 

Để tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, thời gian tới, ngành Công Thương sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về các FTA. Qua đó, để tận dụng những lợi thế, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng tham vấn doanh nghiệp trong quá trình đàm phán ký kết, sửa đổi, nâng cấp các FTA. 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hướng bám sát các quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng cơ hội ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường mà các FTA mang lại, đồng thời giảm áp lực nhập khẩu. Tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành phù hợp hơn. 

Và để xuất khẩu hướng đến tăng trưởng bền vững cần có giải pháp tổng thể từ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao giá trị gia tăng, đến sự chuyển động tích cực về mặt chiến lược của doanh nghiệp. Theo Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3-8-2017, mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021-2030 (TTXVN)
-------------------

Thị trường chứng khoán chờ mảnh ghép khối ngoại

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần lễ đầy kịch tính. Trước khi phiên ngày thứ Sáu diễn ra, tâm lý nhà đầu tư (NĐT) đã thật sự rơi vào trạng thái hoảng loạn với những phiên giảm sốc ở những phiên trước đó trong tuần.

Tính chung cả tuần VN-Index ghi nhận mức giảm mạnh 4,5% và mức giảm này trước phiên hồi phục mạnh vào cuối tuần thậm chí ghi nhận mức -6.4%.

Người viết nhìn nhận rằng việc thị trường chứng khoán Việt Nam có một pha điều chỉnh khá mạnh trong quí 2-2018, ở một chừng mực nào đó là diễn biến hợp lý khi mà trước đó mức độ hưng phấn của thị trường đã có phần thái quá và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung cũng có diễn biến không thuận lợi trước những thông tin xấu liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Dù vậy cho đến giai đoạn gần đây, đặc biệt là hai tuần qua, chúng tôi đánh giá mức độ và tốc độ giảm của TTCK Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu của sự quá đà và phần nào phản ánh tâm lý hoảng loạn (ở mức không cần thiết) của các NĐT, đặc biệt là các NĐT trong nước.

Tính từ ngày 25-6 đến nay (2 tuần), các thị trường tại khu vực Châu Á chỉ ghi nhận mức giảm trung bình 1% và Dowjone gần như đi ngang thì VN-Index của Việt Nam trong giai đoạn này đã giảm đến 7,4%. Điều này cho thấy mức độ giảm giá tại thị trường Việt Nam trong khoảng hai tuần qua đã không thể còn được lý giải bằng việc thị trường toàn cầu tiêu cực. Đây là điểm rất cần chú ý.

Những tính toán của người viết cho thấy mức độ bán tháo hiện nay của thị trường đã vượt xa với trạng thái các đợt bán tháo thường có trong giai đoạn từ 2013 – 2017. Còn nếu so sánh với giai đoạn xấu hơn, 2011-2012 thì mức độ bán tháo hiện tại vẫn yếu hơn. Tuy nhiên khi nhìn về tốc độ rơi của giá thì đã vượt cả giai đoạn 2011-2012. Trừ khi NĐT nghĩ rằng Việt Nam đang quay lại thời kỳ 2007-2008 – giai đoạn sau bong bóng chứng khoán thì mới có thể nói rằng tốc độ rớt giá như hiện nay là hợp lý.

Tính đến hiện tại PE 2018 của thị trường Việt Nam (tính đầy đủ) đã về lại mức gần 17 lần (từ mức đỉnh điểm gần 22 lần), mức định giá này đã bắt đầu thấp hơn so với nhiều quốc gia tương đồng khác trong khu vực như, Indonesia (19,5 lần) , Phillipines (18,5 lần), Malay (17,3 lần). Điều này cho thấy định giá tại thị trường Việt Nam đã không còn đắt so với những gì giới đầu tư lo ngại vào giai đoạn quí 1-2018. Đó là chưa kể nếu chúng ta “bóc tách” sự ảnh hưởng từ cá biệt một số cổ phiếu đặc biệt tại TTCK Việt Nam thì PE trung bình của thị trường sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 14 lần, một con số đáng suy ngẫm về độ hấp dẫn của thị trường.

Dù đánh giá mức độ bán tháo hiện tại của thị trường đã ở mức thái quá, điều này không đồng nghia với việc thị trường chắc chắn sẽ có phục hồi mạnh. Ở chiều hồi phục, như đã lưu ý trong bài viết cuối tuần trước, người viết cho rằng thị trường Việt Nam cần “nới lỏng” được ba nút thắt, vốn là những vấn đề mà NĐT sẽ nhìn vào đó để đánh giá lại triển vọng của thị trường.

Ba “nút thắt” này bao gồm: (1) Khối ngoại giảm cường độ bán ròng; (2) Diễn biến tại thị trường các quốc gia mới nổi ít nhất đi ngang và (3) Chỉ số sức mạnh USD không vượt 95.

2/3 nút thắt đã thỏa khi diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu đã ghi nhận khởi sắc bất chấp những thông tin chính thức đầu tiên về việc áp thuế qua lại giữa Mỹ - Trung đã thành hiện thực. Đồng đô la cũng có diễn biến thuận lợi khi chỉ số DXY đến cuối tuần thậm chí đã về dưới mức 94 – vùng gần đáy trong một tháng trở lại đây.

“Nút thắt” cuối cùng khiến tâm lý NĐT bị kìm hãm chính là trạng thái bán ròng của khối ngoại vẫn duy trì. Tính trong tuần rồi khối ngoại đã gia tăng cường độ bán ròng lên hơn 1.600 tỉ đồng tính riêng tại HSX, gấp 3 lần con số bán ròng trong tuần trước đó.

Không quá lời khi nói rằng đây sẽ là mảnh ghép quan trọng nhất trong tuần sau để quyết định đà hồi phục của thị trường sau phiên tăng mạnh mẽ trong thứ Sáu vừa rồi, có tiếp tục được duy trì hay không. Một kết quả tiết giảm mạnh bán ròng trở lại của khối ngoại hay “ngoạn ngục” hơn là quay lại mua ròng sẽ tạo ra cú hích rất mạnh để “giải tỏa” tâm lý cho NĐT trong bối cảnh hiện nay, khi mà phần lớn những vấn đề khác đã dần trở nên thuận lợi. (TBKTSG)

Trở về

Bài cùng chuyên mục