tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-09-2017

  • Cập nhật : 03/09/2017

Tăng cường tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Tỷ lệ các DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu còn thấp so với các nước trong khu vực.

Mới đây, Công ty Samsung Việt Nam đã chia sẻ thông tin, hiện con số các DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng cho tập đoàn đã tăng lên đến 215 DN, thay vì chỉ có 4 nhà cung cấp nội địa như giai đoạn đầu. Như vậy, số lượng DN phụ trợ đáp ứng các yêu cầu mà Samsung đưa ra đã tăng lên gấp 50 lần và dự kiến sẽ còn tiếp tục được mở rộng thêm trong thời gian tới. 

neu co su lien ket tu khau dau den khau cuoi nghiem ngat thi dn trong nuoc tham gia chuoi lien ket khong kho 

Nếu có sự liên kết từ khâu đầu đến khâu cuối nghiêm ngặt thì DN trong nước tham gia chuỗi liên kết không khó 

Theo ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam, năm 2017 Samsung Việt Nam đã đạt bước tiến trong việc tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 35% lên 57%. Bắt đầu trong năm nay, Samsung sẽ mở rộng sang lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật nhằm hỗ trợ DN Việt Nam sản xuất các linh kiện điện tử phức tạp và có hàm lượng công nghệ cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn này.

Nghiên cứu mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra rằng, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhất là khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới, thì DN trong nước không thể thờ ơ với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo đó, việc tổ chức và thực hiện quy trình chuỗi cung ứng hiện đại sẽ có sự liên kết giữa 3 bên bao gồm nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các tổ chức tài chính. Mối liên kết này sẽ giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, tăng khả năng tiếp cận vốn, đồng thời gia tăng sự tham gia có lợi vào chuỗi cung ứng toàn cầu để mở rộng sang các thị trường mới, phát triển DN và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đơn cử có thể dẫn ra câu chuyện mới đây trong một lĩnh vực được cho là rất khó để các DN Việt chen chân vào, đó là nông nghiệp. Ba DN chăn nuôi gà của Việt Nam đã liên kết với Công ty Bel Gà, Tập đoàn thức ăn chăn nuôi De Heus và Koyu& Unitek, cùng với MB để xuất khẩu sản phẩm gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc sang Nhật Bản.

Chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm này đã cho thấy, nếu có sự liên kết từ khâu đầu đến khâu cuối và DN trong nước tuân thủ, đảm bảo các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt thì không có gì là không thể.

 Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ DN Việt tham gia chuỗi cung ứng còn rất thấp, chỉ khoảng hơn 20% (trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%...). Trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện tử, may mặc, da giày... không ít DN đã trở thành đối tác cung ứng sản phẩm cho tập đoàn nước ngoài nhưng mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm nhỏ lẻ, theo đơn đặt hàng có sẵn chứ chưa tự biến mình thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối.

Theo ông Võ Tấn Thành, Phó chủ tịch VCCI, hiện nay rào cản khiến cho các DN trong nước khó có thể tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu chính là năng lực còn yếu, đặc biệt là về vốn và công nghệ. Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, song khả năng tiếp cận của các DNNVV còn rất hạn chế.

Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong xu thế hội nhập  hiện nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đi liền với sự hợp tác, liên kết. Mỗi DN có thể sáng tạo ra một sản phẩm cụ thể riêng lẻ, nhưng nếu không có sự bắt tay thì sản phẩm khó có thể đến tay người tiêu dùng. Ngược lại, khi tham gia chuỗi cung ứng, DN sẽ tìm được cách học hỏi và thích ứng, hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng hơn.

Khi đó, xã hội được hưởng lợi từ sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn, rõ ràng, có truy xuất được nguồn gốc xuất xứ... Đồng thời, đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu, nếu DN không tự hoàn thiện, nâng cao khả năng để đáp ứng các yêu cầu mới, cũng có nghĩa là đang tự loại mình khỏi sân chơi chung toàn cầu.(TBNH)
--------------------------

Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ dự kiến vượt Trung Quốc vào năm 2025

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 15 năm tới, vượt qua cả Nga và Trung Quốc.

Theo CNBC, hiện tại Trung Quốc đang là nước dẫn đầu về đổi mới trong khối BRICS, khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo từ Trung tâm Khoa học Công nghệ Trung Quốc cho hay, Ấn Độ sẽ có sự đổi mới đột biến vào cuối thập niên tới và các nền kinh tế hàng đầu BRICS có thể sẽ phải nỗ lực ganh đua.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn so với Đại lục trong năm nay. Trong năm 2017, GDP của quốc gia Nam Á tăng 7,2%, trong khi đó con số này của Trung Quốc là 6,5%. Trong số các ngành kinh tế của Ấn Độ, khoa học và công nghệ được mong đợi sẽ có sự phát triển nổi trội hơn cả.

Ấn Độ đã có những bước tiến đáng chú ý trong đổi mới, một phần là do chương trình cải cách Digital India của Thủ tướng Narandra Modi. Theo đó, cơ sở hạ tầng trực tuyến của nước này sẽ được mở rộng. Các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các công ty công nghệ cũng sẽ nhận được sự hậu thuẫn tài chính để thúc đẩy đổi mới, tăng tính chuyên môn cho ngành công nghệ thông tin vốn được xem là thế mạnh của Ấn Độ.

Tiềm năng tăng trưởng ấn tượng của Ấn Độ sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo BRICS hằng năm lần thứ chín tại Hạ Môn (Trung Quốc) vào cuối tuần này. Hội nghị cũng sẽ có sự tham gia của nhà lãnh đạo từ các quốc gia khách mời, bao gồm Ai Cập, Kenya, Mexico, Tajikistan và Thái Lan. Các nước BRICS đại diện cho hơn hai phần năm dân số thế giới, chiếm 23% tổng GDP của thế giới và 16% thương mại toàn cầu.

Mối quan hệ Trung - Ấn trong những tháng gần đây đã trở nên căng thẳng vì tranh chấp biên giới tại Doklam dưới chân dãy Himalaya. Sau 73 ngày kìm giữ nhau, quân đội hai nước đã rút quân ra khỏi khu vực này vào hôm 29.8. Ấn Độ cũng là quốc gia duy nhất cho đến thời điểm này công khai từ chối lời mời tham dự sáng kiến “Một vành đai - Một con đường” của Trung Quốc, thay vào đó nước này tự xây “Con đường tơ lụa” mới cho riêng mình.(Thanhnien)
------------------------

Walmart “bắt tay” Google cung cấp dịch vụ mua sắm qua giọng nói

Theo CNN, nằm trong chiến lược mở rộng kinh doanh sang thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart chuẩn bị hợp tác với Google để phát triển công nghệ mua sắm qua giọng nói thông qua Trợ lý ảo của Google.

Walmart muốn “đơn giản hoá cuộc sống của mọi người và giúp họ mua sắm theo cách mà họ chưa từng tưởng tượng ra”, Marc Lore, người đứng đầu bộ phận phát triển thương mại điện tử của Walmart, cho biết trong một thông cáo mới đây.

Hợp tác giữa Walmart và Google sẽ cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ mua sắm qua giọng nói Alexa mà Amazon đang dùng để đẩy hàng loạt chương trình khuyến mại và giảm giá.

Dùng trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng của Google sẽ khai thác được hàng nghìn cửa hàng và nhà kho của Walmart để đáp ứng trọn vẹn nhu cầu mua sắm của khách hàng và mang lại những trải nghiệm mới mẻ chưa từng có.

Người mua sắm trên trang thương mại điện tử Google Express của Google sẽ sớm được tiếp cận hàng trăm nghìn sản phẩm của Walmart và có thể mua thông qua thiết bị dùng giọng nói có trang bị Trợ lý Google như các điện thoại chạy hệ điều hành Android hoặc Google Home.

Cả Google và Walmart đều cho rằng mua sắm qua giọng nói sẽ đóng vai trò quan trọng trong bán lẻ trực tuyến trong tương lai. Những người bận rộn sẽ rất sẵn lòng cho phép trí tuệ nhân tạo giúp họ thực hiện việc mua bán qua mạng.

Cũng giống như khách hàng Amazon dùng Alexa, khách hàng của Walmart có thể kết nối tài khoản của họ với Google và thông qua dữ liệu về thói quen mua sắm của họ, Trợ lý ảo Google sẽ dự đoán những thứ họ sẽ muốn mua dựa trên các giao dịch mua sắm trước đó.

Việc hợp tác với Google cũng cho thấy nỗ lực mở rộng chiến lược sang lĩnh vực thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các hãng mua sắm trực tuyến như Amazon.

Chiến lược này cũng đã mang lại cho Walmart những thành quả nhất định. Quý 2 vừa rồi, doanh thu thương mại điện tử của hãng này tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thông cáo mới phát đi, Walmart cho biết sẽ cho ra mắt dịch vụ mua sắm qua giọng nói với các giao dịch mua thực phẩm tươi trên khắp nước Mỹ vào năm tới.

Tháng 6 vừa rồi, Amazon gây ra “cơn địa chấn” với ngành bán lẻ Mỹ khi tuyên bố mua lại chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD.

Mới đây, sau khi chính thức chốt thương vụ trên, Amazon tung ra chương trình giảm giá “khủng” tại Whole Foods khiến loạt hãng bán lẻ lớn "điêu đứng" và mất hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày do cổ phiếu sụt giảm.

Ngành bán lẻ Mỹ đang đối mặt với tình trạng đóng cửa lớn chưa từng thấy. Theo một nghiên cứu của Credit Suisse, số lượng cửa hàng bán lẻ của Mỹ sẽ đóng cửa trong năm 2017 được dự báo lên tới hơn 8.600.

Các hãng bán lẻ truyền thống ở Mỹ cũng nộp đơn xin phá sản với tốc độ kỷ lục, trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có 14 chuỗi bán lẻ ở Mỹ tuyên bố sẽ xin bảo hộ phá sản - hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ S&P Global Market Intelligence cho biết. Con số này vượt qua số doanh nghiệp bán lẻ ở Mỹ phá sản trong cả năm 2016.(vneconomy)
------------------

Cuộc đấu tranh trong ngành công nghiệp vàng của Ấn Độ đã bắt đầu

Một cuộc đại tu ngành công nghiệp vàng trị giá 45 tỉ USD của Ấn Độ được đưa ra bởi chính phủ đang vấp phải sự phản đối từ các cửa hàng bán lẻ vàng tại quốc gia này, theo Bloomberg.

cac tho kim hoan cua chuoi cua hang trang suc p.n gadgil jewellers pvt tai an do anh: bloomberg

Các thợ kim hoàn của chuỗi cửa hàng trang sức P.N Gadgil Jewellers Pvt tại Ấn Độ ẢNH: BLOOMBERG

Quá khứ và tương lai của Ấn Độ đang va chạm nhau trong cửa hàng trang sức gia đình của Anand Ghugre ở Mumbai. “Chúng tôi vẫn hoạt động theo cách mà cha ông tôi đã làm trong 50 năm qua. Đối với các cửa hàng kinh doanh trang sức nhỏ, phần lớn doanh thu của chúng tôi đến từ các kết nối cá nhân. Đôi khi khách hàng trả bằng tiền mặt, không muốn lấy hóa đơn và các thợ kim hoàn không thể nói không với họ”, ông Ghugre nói.

Khoảng ba phần tư trong số 45 tỉ USD kim loại quý được buôn bán trong nước hằng năm đều diễn ra ở hàng ngàn cửa hàng trang sức do các gia đình điều hành để tiện phục vụ cho tình yêu vàng của người dân quốc gia Nam Á. Tuy nhiên, cách làm ăn truyền thống này đang bị đe dọa khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra kế hoạch nhằm đưa thị trường vàng lớn thứ hai thế giới vào một hệ thống.

Các cải cách tài chính của ông Modi, bao gồm việc khai báo thuế hàng hóa và dịch vụ mới, hạn chế thanh toán bằng lượng tiền mặt lớn, cũng như kết hợp với cách thức mua hàng trực tuyến của thế hệ trẻ hơn, có thể mở ra làn sóng mua bán, sáp nhập hoặc đóng cửa các cửa hàng trang sức nhỏ trong nước.

“Việc kinh doanh đang trở thành vấn đề đối với các cửa hàng trang sức nhỏ. Rất khó để các cửa hàng này cạnh tranh với những cơ sở kinh doanh lớn hơn”, Chirag Sheth, chuyên gia phân tích kim loại quý tại Metals Focus, cho biết.

Quốc gia Nam Á cũng cho biết họ đang lên kế hoạch về một chính sách vàng mới nhằm tăng cường sự tự tin của người tiêu dùng trong nước, nơi mà việc trao tặng vàng trong đám cưới hoặc mua sắm vàng vào các dịp lễ hội đã trở thành truyền thống. Chính phủ Ấn Độ đã ấn định thuế hàng hóa và dịch vụ đối với vàng ở mức 3%. Điều này sẽ tiện cho việc theo dõi dòng chảy của vàng và khó để các doanh nghiệp tránh các khoản thuế.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, Ấn Độ nhập khẩu toàn bộ lượng vàng được tiêu thụ và nhu cầu vàng năm ngoái của nước này là khoảng 666 tấn, nhiều hơn lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Con số này dự kiến sẽ có thể tăng đến 40% trong vòng bốn năm nữa.

Theo ICRA, đơn vị địa phương của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s Investors Service, việc tổ chức lại ngành sẽ cải thiện hồ sơ tín dụng của các công ty kim loại quý lớn của Ấn Độ. Dự đoán sẽ có một đợt hợp nhất, trong đó “những công ty kinh doanh có tổ chức có thể mua các doanh nghiệp nhỏ hơn hoặc ký kết hợp đồng nhượng quyền”.

Còn đối với các nhà bán lẻ trang sức nhỏ lẻ ở Ấn Độ thì đây là thời điểm để họ “thay đổi hoặc chết”. “Những năm tới sẽ rất tốt cho ngành công nghiệp vàng vì hệ thống mới sẽ giúp nhiều thợ kim hoàn bước vào nền kinh tế chính thức, chuyên nghiệp”, ông Gadgil, chủ P.N Gadgil Jewellers Pvt, một trong những chuỗi cửa hàng trang sức lâu đời nhất Ấn Độ, nói.

Ông Ghugre ở Mumbai cũng đang làm những gì có thể để thích nghi với thị trường mới. “Tôi đã nói với con trai tôi theo học một khóa tiếp thị kỹ thuật số. Chúng tôi cần phải thay đổi chiến lược của mình để cạnh tranh với các chuỗi kinh doanh lớn hơn và thu hút nhiều khách hàng trẻ tuổi hơn”, ông Ghugre cho biết.(thanhnien)
----------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục