tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-08-2018

  • Cập nhật : 20/08/2018

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hàn Quốc ở nhóm bị ảnh hưởng nhất

Hàn Quốc được dự báo là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

han quoc duoc du bao la mot trong nhung nen kinh te bi anh huong nhieu nhat boi cuoc chien thuong mai keo dai giua my va trung quoc. anh minh hoa: ttxvn

Hàn Quốc được dự báo là một trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: TTXVN

Báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này dự đoán sẽ giảm 0,018 điểm phần trăm tương đương khoảng 236,49 triệu USD, trong vòng một năm nếu Mỹ và Trung Quốc mỗi nước áp đặt mức thuế 25% đánh vào một lượng hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của nhau. Trung Quốc và Mỹ hiện là hai đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc. 

Mức độ thiệt hại ước tính đối với Hàn Quốc lớn thứ hai sau Đài Loan (Trung Quốc), với GDP dự kiến sẽ giảm 0,025 điểm phần trăm. Tiếp theo là Canada, Mexico và Ireland. 

Các con số trên được đưa ra dựa trên giả thuyết rằng GDP của Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm tương ứng 0,1 điểm phần trăm và 0,2 điểm phần trăm bởi cuộc chiến thương mại này. 

Báo cáo cho rằng mức độ ảnh hưởng của các nước là khác nhau bởi có mức độ phụ thuộc khác nhau vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Kang Nae-young, một nhà nghiên cứu của tổ chức thương mại này, cho rằng: “Hàn Quốc cần giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ trong dài hạn và mở rộng quan hệ đối tác thương mại với các nước khác như Ấn Độ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Bộ Thương mại Hàn Quốc tháng trước cho biết Bộ này sẽ theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại này tới xuất khẩu của Hàn Quốc và sẽ tăng cường hỗ trợ các công ty đang cố gắng thâm nhập các thị trường thay thế.(Bnews)
-----------------------------

Ôtô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh cả về số lượng và giá trị

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đã có tổng cộng 3.723 ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu về nước trong tuần vừa qua, tính từ ngày 10-16/8/2018, đạt giá trị kim ngạch hơn 89 triệu USD.

Như vậy, xét vể cả số lượng lẫn giá trị, lượng ôtô đăng ký thông quan theo tờ khai hải quan đã tăng rất mạnh so với tuần liền kề trước đó.

Cụ thể, cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng xe đăng ký tờ khai trong tuần từ ngày 3-9/8/2018 đạt 1.287 chiếc với tổng trị giá là 31,3 triệu USD.

Đáng chú ý là trong tuần qua, lượng ôtô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 2.965 chiếc. Bên cạnh đó, còn có 497 chiếc đến từ Indonesia.

Con số này giúp ôtô xuất xứ từ hai thị trường trên chiếm đến 93% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tuần.

Mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trong tuần này có 1.858 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt 39,5 triệu USD, chiếm 49,9% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tuần qua đã cao hơn so với tuần trước 834 chiếc.

Đối với các loại xe tải và xe chuyên dụng, lượng xe đăng ký mở tờ khai đạt 1.865 chiếc, chiếm 50% ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tuần. Đáng chú ý là lượng xe loại này được nhập khẩu từ Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ đến 93%, đạt 1.737 chiếc.

Tổng cục Hải quan cho biết, hầu hết ôtô nguyên chiếc đăng ký tờ khai trong tuần qua vẫn tại các cơ quan hải quan cửa khẩu khu vực Tp.HCM và Hải Phòng.

Trong khi mặt hàng ôtô nguyên chiếc đăng ký mở tờ khai hải quan tăng vọt thì nhóm mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô lại giảm đến 18% so với tuần liền trước.

Cụ thể, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô đăng ký trong tuần vừa qua đạt 60,9 triệu USD. Nhóm mặt hàng này có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản với 16,2 triệu USD, từ Thái Lan với 11,7 triệu USD, từ Trung Quốc với 11,2 triệu USD, từ Hàn Quốc với 9,9 triệu USD, từ Indonesia với 4,7 triệu USD, từ Đức với 1,8 triệu USD.

Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 6 nước xuất xứ này chiếm tỷ trọng 91% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tuần qua.(TBKT)
-------------------------------

Rao bán khoản nợ gần 2.400 tỉ đồng của đại gia Phú Yên

VAMC và BIDV vừa thông báo đấu giá tài sản của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân, với tổng giá trị khoản nợ gần 2.400 tỉ đồng.

Cụ thể, khoản nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tại thời điểm ngày 30-6-2018 là 1.905 tỉ đồng, bao gồm dư nợ gốc hơn 939 tỉ đồng và dư nợ lãi hơn 966 tỉ đồng. Tổng dư nợ này bao gồm các khoản nợ của 92 khách hàng cá nhân.

Đồng thời, khoản nợ tại BIDV tại thời điểm 30-6-2018 là 473 tỉ đồng, bao gồm dư nợ gốc 269 tỉ đồng và dư nợ lãi hơn 204 tỉ đồng. Dư nợ trên bao gồm các khoản nợ của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 3 khách hàng cá nhân.

Tài sản đấu giá lần này gồm khu đất có diện tích 275m2 nằm trên đường Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), đây cũng là trụ sở chính của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn. Ngoài ra, còn 2 khu đất tại huyện Bình Chánh (TP HCM) và 5,2 triệu cổ phiếu của Công ty CP Thuận Thảo (GTT) thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn).

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu GTT trên thị trường chỉ còn 300 đồng/cổ phiếu. 

Rao bán khoản nợ gần 2.400 tỉ đồng của đại gia Phú Yên - Ảnh 1.

Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn

Giá khởi điểm đấu giá được VAMC đưa ra là 1.208 tỉ đồng. Phương thức đấu giá sẽ thực hiện là bỏ phiếu gián tiếp, kết quả thông báo vào ngày 24-8.

Trước đó, đầu tháng 5, BIDV đã thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ này, đồng thời đề nghị VAMC điều chỉnh giá khởi điểm rao bán khoản nợ từ 845 tỉ đồng lên 1.208 tỉ đồng.

Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp do bà Võ Thị Thanh thành lập từ năm 2004. Bà Thanh là một trong những nữ doanh nhân nổi tiếng, từng xây dựng doanh nghiệp thành công ty vận tải hành khách nghìn tỉ ở Phú Yên trước khi hoạt động kinh doanh thua lỗ sau thời gian đầu tư vào bất động sản...

Trước đó, VAMC cũng thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản cho Công trình cao ốc phức hợp và quyền khai thác công trình thuộc Dự án đầu tư cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C (đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM). Giá khởi điểm dự kiến lên tới 6.110 tỉ đồng. 

Dự án này (bao gồm cả tòa tháp Sài Gòn One Tower) có tổng dư nợ gốc và lãi vay lên đến 7.000 tỉ đồng. Đây là khoản nợ đầu tiên được VAMC tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Việc rao bán, đấu giá các khoản nợ lớn nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu ở các ngân hàng thương mại là cần thiết, bởi một số tài sản bảo đảm để càng lâu sẽ giảm bớt giá trị. Trong bối cảnh thị trường bất động sản ấm lên, việc xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản sẽ thuận lợi hơn.

Rao bán khoản nợ gần 2.400 tỉ đồng của đại gia Phú Yên - Ảnh 2.

Nhiều khoản nợ được bảo đảm bằng dự án bất động sản được đem bán đấu giá sẽ giúp thị trường phát triển hơn. Ảnh: NLĐ

Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng cho rằng trong lúc nguồn cung quỹ đất dự án thông qua chủ đầu tư bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, thị trường đang kỳ vọng vào nguồn cung thông qua kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng 26.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2.200 ha đất ở; kế hoạch đấu thầu 127 dự án hạ tầng, đô thị của thành phố, và kế hoạch của VAMC thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Trong đó, nhiều khoản nợ được bảo đảm bằng dự án bất động sản được đem bán đấu giá, xử lý để thu hồi nợ xấu sẽ giúp thúc đẩy thị trường mua bán chuyển nhượng dự án (M&A) phát triển mạnh hơn.(NLĐ)

Trở về

Bài cùng chuyên mục