TS. Lê Đăng Doanh: Doanh nghiệp không muốn khổ ải vì phí “bôi trơn”; Từ 1/1/2018, liên quan tới Bitcoin sẽ bị xử phạt ra sao?; Uber B.V kiện Cục Thuế TP.HCM ra tòa; Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm xuống 45%
Tin kinh tế đọc nhanh 29-12-2017
- Cập nhật : 29/12/2017
Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm mạnh
Lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần qua có xu hướng giảm khá mạnh đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với biên độ giảm ở mức 0,1% - 0,21%.
Báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, tuần vừa qua, sau 4 tuần trầm lắng thị trường OMO đã phát sinh hoạt động bơm mới.
Cụ thể, NHNN đã bơm mới 169 tỷ đồng qua kênh này, trong khi không có lượng vốn đáo hạn nào. Trong khi đó, qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 32.310 tỷ đồng tín phiếu mới trong khi lượng vốn đáo hạn trong tuần là 32.202 tỷ đồng.
Theo đó, tuần vừa qua NHNN đã hút ròng 108 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 61 tỷ đồng vào thị trường.
Theo BVSC, điều này cho thấy thanh khoản hệ thống có phần eo hẹp hơn so tuần trước đó.
Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần qua có xu hướng giảm khá mạnh đối với các loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần với biên độ giảm ở mức 0,1% - 0,21%.
Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm giảm 0,21% về mức 0,66%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần giảm 0,13% về mức 0,9%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần giảm 0,1% về mức 1,29%/năm.(bizlive)
------------------------------------
Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối đã xấp xỉ 52 tỷ USD
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết tính tới thời điểm này tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước đã xấp xỉ 52 tỷ USD. Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Hàng giả, hàng kém chất lượng còn phổ biến
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 29/12, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết xuất khẩu với mức tăng trưởng cao chính là điểm sáng của năm 2017.
Tổng kim ngạch năm 2017 đạt 425 tỷ USD, riêng xuất khẩu là 213,77 tỷ USD tăng 21,1% và gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đã có 29 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 3 thị trường so với năm 2016, trong đó xuất khẩu doanh nghiệp trong nước tăng 16,5% so với mức 4% năm ngoái.
“Việt Nam đã khai thác thành công các hiệp định tự do thương mại song phương với các đối tác như EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN giúp xuất khẩu tăng cao”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Không chỉ đạt được hàng loạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mà theo Bộ trưởng, chúng ta còn kiểm soát nhập siêu. Các ngành hàng tăng trưởng theo cả chiều rộng và sâu và mang lại kết quả cho doanh nghiệp trong nước.
“Năm 2017, thương mại thế giới xuất hiện nhiều biểu hiện mới của bảo hộ mậu dịch và thương mại song phương. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp xúc song phương, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đối tác lớn giúp chúng ta vượt trở ngại”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Sang năm 2018, Bộ trưởng Công thương cho rằng cần tiếp tục đà phát triển của năm 2017. Cần tổ chức tốt hơn nữa việc cải cách hành chính, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở cả trung ương và địa phương.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết năm tới công tác quản lý thị trường cần được đẩy mạnh trong cả nước. Nhìn lại năm 2017, người đứng đầu ngành công thương thừa nhận tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng còn tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết năm 2017 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về thiên tai. thiệt hại đã lên tới gần 60.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó thị trường đầu ra cũng gặp khó khăn nhất định song theo Bộ trưởng Cường, ngành nông nghiệp đã về đích ngoạn mục với mức tăng trưởng đạt 2,94%, xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành đạt con số 36,37 tỷ USD. “Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Ông Cường cho biết thêm, trong năm 2017, đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên khoảng 5.661.
“Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đã đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt”, ông Cường nói.
Dự trữ ngoại hối xấp xỉ 52 tỷ USD
Báo cáo tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết tính tới thời điểm này tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước đã xấp xỉ 52 tỷ USD. Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, trong năm 2017 mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 0,5 - 1%, trong đó lãi vay ngắn hạn tại nhiều tổ chức tín dụng quanh mức 4-5% một năm với khách hàng tốt... đã giúp giảm chi phí kinh doanh cho nền kinh tế.
Ông Hưng cũng khẳng định vốn tín dụng vào các ngành nghề như bất động sản được kiểm soát chặt chẽ. Thay vào đó chủ yếu được rót vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh...
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thu ngân sách địa phương năm 2017 đã vượt 12,9% dự toán, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng cho biết chi ngân sách đã tiếp tục theo hướng cơ cấu lại, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, thực hiện nguyên tắc thị trường như khoán chi phí, khoán xe công, từng bước chi đúng chi đủ theo giá dịch vụ…
“Có thể nói, tình hình nợ công đã bớt áp lực hơn nhiều so với những năm trước đây. Lúc này, chúng ta có đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay nợ lãi suất cao”, ông Dũng nói.
Do vậy người đứng đầu Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ, địa phương thận trọng hơn khi đề xuất vay. Đồng thời tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng vốn để giảm thiểu chi phí vay.(Bizlive)
----------------------------
Việt Nam đã đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay lãi suất cao
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 29/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tình hình nợ công đã bớt áp lực hơn nhiều so với những năm trước đây. Lúc này, chúng ta cũng đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay nợ lãi suất cao...
Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 29/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thu ngân sách địa phương năm 2017 đã vượt 12,9% dự toán, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo ông Dũng, cá biệt vẫn còn một số địa phương thu thấp, gây khó khăn cho cân đối ngân sách địa phương.
Để xử lý vấn đề thanh khoản, đảm bảo chi trả tiền lương và các chế độ chính sách cho con người trong năm 2017, Bộ trưởng Tài chính cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý nguồn ngân sách trung ương cho một số địa phương.
Thời gian tới theo ông Dũng sẽ tiến hành rà soát chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách miễn, giảm giá thuế trong chính sách về về kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng cho biết chi ngân sách đã tiếp tục theo hướng cơ cấu lại, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, thực hiện nguyên tắc thị trường như khoán chi phí, khoán xe công, từng bước chi đúng chi đủ theo giá dịch vụ…
“Có thể nói, tình hình nợ công đã bớt áp lực hơn nhiều so với những năm trước đây. Lúc này, chúng ta có đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay nợ lãi suất cao”, ông Dũng nói.
Do vậy người đứng đầu Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ, địa phương thận trọng hơn khi đề xuất vay. Đồng thời tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng vốn để giảm thiểu chi phí vay.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết năm qua việc đẩy mạnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước lại theo nguyên tắc thị trường mặc dù là nhiệm vụ quan trọng trong song việc thực hiện còn chậm, nhiệm vụ đặt ra còn rất lớn.
Cụ thể, tính đến 20/12/2017 có 43 doanh nghiệp đc phê duyệt phương án cổ phần hoá, tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 212.948 tỷ, tổng vốn nhà nước thực tế 87.902 tỷ đồng, các tập đoàn thoái vốn thu về 292 nghìn tỷ đồng. Năm 2017, SCIC đã bán vốn tại 40 doanh nghiệp, thu về 21.639 tỷ đồng. Riêng Sabeco bán 53,5%, thu về gần 110 nghìn tỷ đồng…
Ông Dũng cho rằng việc thoái vốn còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn.
Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ, chưa có phương án giải quyết dứt điểm về tài chính nên khó tồn tại… (Bizlive)
----------------------------
Tỷ phú Thái vay 5 tỷ USD từ 7 ngân hàng mua cổ phần Sabeco
ThaiBev và công ty con vay các ngân hàng Thái Lan, Singapore để trả tiền mua 53,6% cổ phần Sabeco.
5 tỷ USD tiền mua cổ phần Sabeco được tập đoàn bia lớn nhất Thái Lan vay từ 7 ngân hàng. Ảnh: Reuters.
110.000 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD mua cổ phần Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã được Công ty TNHH Vietnam Beverage chuyển đầy đủ, hoàn tất thương vụ cổ phần hóa này. Giao dịch được thực hiện tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trước thời hạn thanh toán ngày 28/12.
Thông tin trên vừa được tỷ phú Charoen Sirivadhanabakdi cho Sở Giao dịch chứng khoán Singapore biết. Vietnam Beverage là doanh nghiệp do Tập đoàn ThaiBev của tỷ phú này nắm giữ 49% vốn điều lệ.
Số tiền này được ThaiBev vay từ 5 ngân hàng trong nước như Bangkok Bank Public, Kasikornbank Public, Krung Thai Bank… Mỗi khoản vay trị giá 20 tỷ bath, tương đương 610 triệu USD và kỳ hạn thanh toán trong vòng 24 tháng.
Ngoài ra, công ty con do tập đoàn này sở hữu 100% vốn là BeerCo cũng đại diện vay thêm 1,95 tỷ USD thông qua các ngân hàng nước ngoài là Mizuho Bank và Standard Chartered chi nhánh Singapore. BeerCo sau đó cho Vietnam Beverage vay lại để trả tiền mua cổ phần và chi phí có liên quan.
Trước đó, Vietnam Beverage đã mua thành công 343,642 triệu cổ phần với mức giá 320.000 đồng trong phiên đấu giá ngày 18/12. Đây là cũng mức giá khởi điểm do Bộ Công Thương đưa ra, được tính toán dựa trên thu nhập lịch sử, vị thế tài chính, kinh nghiệm quản lý, sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng của thị trường.
Chia sẻ về lý do mua Sabeco với giá cao, Thaibev cho rằng đây là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm, sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng và chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Vụ thâu tóm này sẽ giúp tập đoàn đa dạng hóa thị trường về mặt địa lý, giúp hãng mở rộng khu vực và có được mạng lưới phân phối lớn ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, thương vụ thâu tóm này phù hợp với tầm nhìn đến năm 2020 của công ty. Khoản đầu tư vào Sabeco phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hiện tại của tập đoàn là sản xuất và phân phối đồ uống có cồn. Thaibev cũng đặt mục tiêu phát triển quan hệ lâu dài với Ban giám đốc và các cổ đông của Sabeco. Tập đoàn Thái Lan cho rằng thương vụ sẽ giúp ThaiBev tham gia sân chơi khu vực và vươn ra đấu trường quốc tế.(vnexpress)