tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 29-06-2017

  • Cập nhật : 29/06/2017

Lãi suất có thể giảm từ 0,5 - 1% ở các kỳ hạn

Với nguồn lực của các ngân hàng thương mại và các tín hiệu của thị trường như: thị trường chứng khoán, bất động sản, các chỉ số về kinh tế vĩ mô cũng như sự quan tâm của Chính phủ đối với các doanh nghiệp và chiến lược thu hút khách hàng của các ngân hàng, từ nay đến cuối năm nếu VND ổn định thì lãi suất có thể giảm từ 0,5 đến 1% ở các kỳ hạn so với năm 2016.

tu nay den cuoi nam neu vnd on dinh thi lai suat co the giam tu 0,5 den 1% o cac ky han so voi nam 2016. anh: ttxvn

Từ nay đến cuối năm nếu VND ổn định thì lãi suất có thể giảm từ 0,5 đến 1% ở các kỳ hạn so với năm 2016. Ảnh: TTXVN

 

Đây là nhận định của Luật sư Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ chí Minh tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức sáng 27/6 tại Hà Nội.

Ông Bùi Quang Tín cũng nhận định, cùng với việc kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng, các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn để giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo lộ trình. Đây sẽ là những thách thức đối với việc giữ ổn định lãi suất trong những tháng cuối năm.

"Với thị trường hiện nay, việc ổn định mặt bằng lãi suất những tháng còn lại của năm 2017 sẽ chịu nhiều thách thức hơn so với năm 2016, do nhiều nguyên nhân như kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm nay. Cùng với đó, nợ xấu chưa được xử lý triệt để tiếp tục là rào cản lớn trong việc hạ lãi suất khiến lãi suất huy động có sức ép tăng cao hơn mức tăng của năm ngoái”, Luật sư Bùi Quang Tín nói.

Ngoài ra, các ngân hàng tiếp tục phải cân đối nguồn vốn để đảm bảo theo lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% kể từ 1/1/2018. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ này của toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 35% và thực tế vẫn còn một số ngân hàng vượt quá quy định này của Ngân hàng Nhà nước.

Trong quý I/2017, lãi suất huy động ghi nhận mức tăng cục bộ khoảng vài chục điểm cơ bản ở các kỳ hạn tại một số ngân hàng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, xét chung cả hệ thong thì mặt bằng lãi suất huy động không có nhiều thay đổi so với đầu năm; trần lãi suất huy động 5,5% cho các kỳ hạn dưới 6 tháng được đảm bảo, phổ biến trong khoảng 4,3% - 5,5%/năm. Lãi suất huy động từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,3% - 7%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5% - 8%/năm.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay khá ổn định, phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức từ 6% - 7%/năm đối với ngắn hạn và từ 9% - 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức từ 6,8% - 9%/năm đối với ngắn hạn; từ 9,3% - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay từ 4% - 5%/năm.

Áp lực tăng lãi suất huy động cục bộ tại một số ngân hàng có thể đến từ việc một số ngân hàng trong thời gian gần đây liên tục phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao, làm gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh huy động nhằm mục đích tăng vốn và đáp ứng các tỷ lệ an toàn.

Đối với các ngân hàng này, áp lực còn đến từ việc thiếu hụt thanh khoản. Cùng lúc lãi suất liên ngân hàng luôn được giữ ở mức cao khiến các ngân hàng này gặp khó khăn với việc tiếp cận nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng tốt hơn cùng kỳ cũng được xem là một trong số nguyên nhân khiến nhu cầu huy động tăng trưởng.

Mặc dù vậy, áp lực tăng lãi suất huy động chỉ đang diễn ra cục bộ tại các một số ngân hàng. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản không diễn ra tại các ngân hàng lớn và Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa để điều tiết thị trường và đảm bảo định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh thị trường ngoại hối dần bình ổn trở lại sau khi Fed tăng lãi suất.

Luật sư Bùi Quang Tín cho rằng, để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, hệ thống ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Thêm vào đó, cần giữ chênh lệch lãi suất USD và VND ở mức hợp lý. Với kỳ vọng lạm phát trung bình ở mức 4%, kỳ vọng tỷ giá tăng khoảng từ 1 - 2%, hiện tại lãi suất huy động phổ biến (trên 12 tháng) xung quanh mức 7% vẫn đảm bảo có lợi cho VND. Trong khi đó, chênh lệch lãi suất cho vay USD và VND khoảng 5,2%, lợi ích nghiêng về vay bằng VND. (TTXVN)
----------------------------------

Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD trong 6 tháng

 6 tháng đầu năm 2017 cả nước ước tính nhập siêu 2,7 tỷ USD trong khi cùng kỳ 2016 xuất siêu 1,3 tỷ USD do nhập khẩu tăng trưởng âm.

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017 Việt Nam ước đạt 208,3 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 97,8 tỷ USD, tăng 18,9% (15,5 tỷ USD) so với cùng kỳ, còn kim ngạch nhập khẩu ước đạt 100,5 tỷ USD, tăng mạnh tới 24,1% so với cùng kỳ.

Như vậy, 6 tháng đầu năm 2017 cả nước ước tính nhập siêu 2,7 tỷ USD trong khi cùng kỳ 2016 xuất siêu 1,3 tỷ USD do nhập khẩu tăng trưởng âm.

Trong đó, khu vực đầu tư trong nước tiếp tục nhập siêu cao với 12,9 tỷ USD, tăng 28,8% so với mức 10,8 tỷ của cùng kỳ năm 2016 trong khi khu vực FDI ước xuất siêu 10,2 tỷ, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong bối cảnh xuất khẩu và sản xuất trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nước ngoài, nhập khẩu và nhập siêu 6 tháng đầu năm cao cho thấy mức tăng khá của sản xuất trong nước, đặc biệt là những tháng gần đây, Tổng cục Thống kê nhận định.

Về thị trường, Tổng cục Thống kê cho biết tính đến hết tháng 6 Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 27,1 tỷ USD, tăng 16,8% (3,9 tỷ USD), nhập siêu từ thị trường này ước 14,2 tỷ USD, tăng không đáng kể 0,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 22,5 tỷ USD, tăng 51,2% (7,6 tỷ USD). ASEAN đứng ở vị trí thứ 3 với 13,6 tỷ USD, tăng 17,6%. Nhật Bản đạt 7,7 tỷ USD, tăng 10,7%...

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 19,6 tỷ USD, tăng 9,5% (1,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến là Trung Quốc, xuất khẩu sang nước này ước đạt 13 tỷ USD, tăng mạnh với 42,5% (3,9 tỷ USD)...

Về tình hình xuất nhập khẩu tính riêng trong tháng 6, Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 0,7% (131 triệu USD) so với tháng 5.

Trong đó khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 13 tỷ USD, xấp xỉ so với số tháng 5, khu vực có vốn đầu tư trong nước ước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 2,6% (127 triệu USD).

Về nhập khẩu, trong tháng 6 ước đạt 18 tỷ USD, giảm 2,5% (459 triệu USD) so với tháng trước trong đó, khu vực FDI ước 10,8 tỷ USD, giảm 3,4% (380 triệu USD), khu vực đầu tư trong nước ước đạt 7,3 tỷ USD, giảm 1,1% (79 triệu USD).(Bizlive)
---------------------------

Sếp VinaCapital: Việt Nam cần vốn tư nhân đầu tư cho hạ tầng

 Theo CEO của VinaCapital, Việt Nam cần khoảng 480 tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng đến năm 2030, nhưng vốn ngân sách không đủ mà cần đến sự tham gia của khu vực tư nhân.

 

cau nhat tan o ha noi duoc xay dung voi von oda cua nhat ban. anh tu lieu.

Cầu Nhật Tân ở Hà Nội được xây dựng với vốn ODA của Nhật Bản. Ảnh tư liệu.

 

Trong một bài viết trên tờ Financial Times, ông Don Lam, đồng sáng lập kiêm CEO Tập đoàn VinaCapital nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam mà theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực này từ nay đến năm 2030 lên đến 480 tỷ USD.

Ông Don Lam cho rằng nguồn vốn này có vai trò then chốt giúp Chính phủ hiện thực hiện các dự án cầu cảng, sân bay, đường bộ, tàu điện ngầm và đường sắt trên cao để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Điều trớ trêu là khả năng tiếp cận các khoản vay nước ngoài với giá rẻ ngày càng giảm sau khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình.

Ba mươi năm trước, Việt Nam tái thiết sau hàng thập kỷ chiến tranh và bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và nâng cao mức sống của người dân. Nếu như 19 năm trước chỉ một nửa dân số có điện thì đến nay lưới điện quốc gia đã vươn đến những thôn bản xa xôi nhất.

Chính nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới đã góp phần tạo ra thay đổi kỳ diệu này và biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất tại Đông Nam Á.

Không chỉ lưới điện mà giao thông cũng phải đồng bộ để bắt kịp xu thế phát triển. Nhu cầu về vốn ngày càng tăng bởi cho đến nay mới chỉ khoảng 20% các tuyến quốc lộ được bê tông hóa. Riêng tuyến cao tốc Bắc-Nam dài 1.372 km dự kiến sẽ ngốn khoảng 14 tỷ đô la Mỹ từ nay đến năm 2030.

Hiện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều dự án tàu điện với tổng chi phí vào khoảng 8 tỷ USD. Dự án sân bay quốc tế Long Thành ở tỉnh Đồng Nai cũng cần số tiền khổng lồ lên đến 16 tỷ USD.

Trong khi đó, các cảng biển đã nhanh chóng quá tải do xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến hệ thống cung cấp và xử lý nước thải ngày càng lạc hậu.

Dù tốc độ tăng trưởng GDP đạt trung bình 6% và quy mô nền kinh tế đã đạt 204 tỷ USD, nhưng rõ ràng Việt Nam không có đủ ngân sách cho các dự án hạ tầng. 

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, Việt Nam phải chi đến 5,7% GDP mỗi năm cho phát triển hạ tầng. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, cao hơn cả Ấn Độ và chỉ sau Trung Quốc ở mức 6,8%, theo tính toán của ADB.

  Ông Don Lam, CEO của VinaCapital.

Theo CEO của VinaCapital, một trong những hướng đi là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Tuy hình thức hợp tác công-tư đã trở nên phổ biến, nhưng theo ADB, Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực khi hình thức này chỉ chiếm khoảng 10% các dự án cơ sở hạ tầng, so với 30% ở Ấn Độ.

Đến nay đã có nhiều công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực hạ tầng, nhưng vẫn thiếu vắng các nhà đầu tư quốc tế có tiềm năng vốn lớn và công nghệ tiên tiến. Họ vẫn dè dặt tham gia do lo ngại hàng loạt vấn đề như rủi ro cao, tiến độ thanh toán chậm, và giải phóng mặt bằng ì ạch.

Ông Don Lam cho rằng dù các cải cách hiện tại đã giúp đầu tư nước ngoài thông thoáng hơn, Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch để giúp nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng thu hồi vốn.

Ông đề xuất xây dựng một kế hoạch tái đầu tư vào hạ tầng, theo đó cho phép mua lại các nhà máy điện đang vận hành, và tạo điều kiện cho bên bán sử dụng tiền bán được để xây nhà máy mới.

Cách thức này sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy đầu tư, tránh được một số rủi ro khi đầu tư mới, và giúp công ty trong nước xây dựng cơ sở hạ tầng mới.

Gần đây các công ty nước ngoài đang chú ý tới đầu tư vào hạ tầng. Bằng chứng trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ cuối tháng Năm, phía Việt Nam đã ký thỏa thuận 6 tỷ USD với General Electric, trong đó có thành lập một liên doanh với PetroVietnam để xây hai nhà máy điện khí có công suất 1.500MW và một nhà máy điện gió 800MW.

Theo vị CEO này, Việt Nam cũng giống nhiều nước khác trong khu vực khi phải đối phó với vấn đề vốn cho hạ tầng. Trong khi Ngân hàng Thế giới và ADB (và trong tương lai có thể là Ngân hàng AIIB), cùng các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng hạ tầng, Chính phủ và khu vực tư nhân cần tìm ra cách thức hợp tác mới để xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho tăng trưởng.(Bizlive)
------------------------------

Đã phá sản “đứa con” tai tiếng, Vinalines phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghìn tỷ?

Vốn góp của Vinalines tại Vinashinlines là 414,3 tỷ đồng nhưng vốn điều lệ đăng ký của Vinashinlines là 1.500 tỷ đồng nên Vinalines có thể phát sinh nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ tương ứng với vốn điều lệ.

Đã phá sản “đứa con” tai tiếng, Vinalines phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghìn tỷ?

Bàn giao từ Vinashin sang Vinalines, Vinalines đã nhận về đội tàu 17 chiếc độ tuổi bình quân trên 20,47 năm, có 11/17 tàu của Vinashinlines không hoạt động

Báo cáo tài chính riêng cho năm 2016 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã được kiểm toán bởi hãng kiểm toán KPMG mới công bố cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 giảm so với 2015, đạt 1.353 tỷ đồng.

Nợ phải trả giảm so với 2015, ở mức hơn 6.594 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn là hơn 3.951 tỷ đồng, nợ dài hạn là 2.643 tỷ đồng.

Báo cáo cũng cho thấy, khoản lỗ gộp lên đến hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2015, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh cũng lên đến 1.620 tỷ đồng, tăng 97% so với năm 2015.

Liên quan đến các nghĩa vụ liên quan đến các công ty con sẽ thực hiện phá sản, theo kiểm toán KPMG thống kê, vào các ngày 10/12/2015, 8/12/2015 và 25/12/2015 Toà án nhân dân TP. Hà Nội, Toà án nhân dân TP.HCM và Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau đã lần lượt mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin (Công ty Vinashinlines), CTCP Vận tải Dầu khí Việt Nam (Công ty Falcon); Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cà Mau (Công ty CNTT Cà Mau), 3 công ty con của Tổng công ty với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 100%, 51% và 100%.

Kiểm toán cho biết, tại Công ty Vinashinlines vốn đã góp của Tổng công ty tại ngày 31/12/2016 là 414,3 tỷ đồng tuy nhiên vốn điều lệ đăng ký của Vinashinlines theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 28/5/2010 là 1.500 tỷ đồng.

Do đó, theo ý kiến của kiểm toán, Tổng công ty Vinalines có thể phát sinh nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Vinashinlines tương ứng với mức vốn điều lệ đã đăng ký theo quy định trong Luật Doanh nghiệp mặc dù Tổng công ty chưa góp đủ số vốn điều lệ này.

Cũng theo kiểm toán, do ban lãnh đạo Tổng công ty chưa ước tính những nghĩa vụ nào khác có thể phát sinh liên quan đến việc thực hiện thủ tục phá sản đối với Công ty Vinashinlines, Công ty Falcon và Công ty CNTT Cà Mau nên kiểm toán không thể tiến hành thủ tục kiểm toán để xác định ảnh hưởng của việc Tổng công ty chưa góp đủ vốn vào Vinashinlines cũng như các nghĩa vụ khác của Tổng công ty có thể phát sinh từ việc phá sản các công ty con trên đối với báo cáo tài chính riêng của Vinalines.

Vinashinlines sau khi được chuyển giao từ Vinashin sang Vinalines (năm 2010) không những không có chuyển biến tích cực, tình hình kinh doanh của Vinashinlines ngày càng bết bát, thua lỗ nên Vinalines đã đề xuất cho phá sản 2 công ty là Vinashinlines và Falcon trong đề án tái cơ cấu tổng công ty.

Thời điểm tháng 5/2012, Vinalines từng đưa ra tính toán, nếu bán hết tài sản thì Vinashinlines vẫn còn thiếu nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Công ty Tài chính Vinashin hơn 3.000 tỷ đồng. Số nợ này và lãi phát sinh được biết Vinalines từng đề nghị xoá hết cho doanh nghiệp. Còn các khoản nợ tại các ngân hàng khác, Vinalines đề nghị giảm 80% dư nợ gốc, kéo dài thời gian trả nợ và xoá hết lãi vay…

Trường hợp Falcon, đây là một trong những doanh nghiệp có đội tàu trọng tải tương đối lớn trong các đơn vị thuộc Vinalines, tuy nhiên, công ty này cũng luôn trong tình trạng thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, tính riêng năm 2011, nợ phải trả của Falcon cũng ở mức trên 2.800 tỷ đồng.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục