tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-2017

  • Cập nhật : 05/11/2017

Ông Dương Công Minh đang nắm bao nhiêu cổ phần Sacombank?

Với việc mua thành công 1,2 triệu cổ phần STB đã nâng tỷ lệ sở hữu Sacombank của ông Dương Công Minh lên 3,36%.

 

ong duong cong minh, chu tich hoi dong quan tri sacombank.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank.

 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – mã STB) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ là ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này.

Theo thông báo, ông Dương Công Minh đã mua thành công 1,2 triệu cổ phần STB, nâng tỷ lệ sở hữu từ 3,29% vốn của Sacombank (59,369 triệu cổ phần) lên mức 3,36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Sacombank (60,569 triệu cổ phần).

Trước đó, từ ngày 26/10 đến 24/11/2017, ông Minh đã đăng ký và thực hiện mua thêm 1,2 triệu cổ phần STB theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn, mục đích đầu tư theo nhu cầu cá nhân.

Trên thị trường, thị giá STB trong thời gian ông Minh thực hiện mua tính từ 26/10 đến 02/11/2017, xoay quanh mức 11.000 – 11.350 đồng/cổ phần.

Với mức giá cao nhất trong khoảng thời gian này là 11.350 đồng/cổ phần, ông Dương Công Minh đã phải bỏ ra khoảng 13 tỷ đồng để gom đủ 1,2 triệu cổ phần STB.

Cũng trong 02 ngày cuối tháng 9/2017, ông Dương Công Minh đã chi hơn 200 tỷ đồng để mua được gần 18 triệu cổ phiếu STB bằng phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh. Tính ra giá bình quân khoảng 11.000 đồng/cổ phần.

Như vậy, với 60,569 triệu cổ phần STB mà ông Dương Công Minh đang nắm giữ có giá trị thị trường hiện khoảng 680-690 tỷ đồng.(Bizlive)
----------------------------------

Khi “cò” thao túng thị trường đất sân bay Long Thành

Ngay khi dự án sân bay Long Thành được thông qua, giới đầu cơ cũng không đứng ngoài cuộc, nhảy vào “thổi giá” tạo nên sự hoảng loạn chưa từng có ở Long Thành, trong khi chính quyền gần như không thể kiểm soát hết. 

 

nguoi dan o at ban dat khi co nguoi ve hoi mua. anh manh thang

Người dân ồ ạt bán đất khi có người về hỏi mua. Ảnh Mạnh Thắng

 

Lãnh đạo UBND huyện Long Thành thừa nhận cứ mỗi đợt có đoàn công tác của Chính phủ, của Quốc hội về kiểm tra thực địa dự án sân bay quốc tế Long Thành là y như rằng tình trạng sang nhượng đất tại nơi đây lại “nóng”  lên.

Đỉnh điểm là khi Quốc hội thông qua dự án thì đất Long Thành ăn theo dự án sân bay được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Dù chính quyền địa phương trấn an dư luận đất nơi đây bị đẩy giá chỉ là “sốt ảo” nhưng thực tế giá đất vùng lân cận sân bay cứ nhảy lên liên tục. 

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai cảnh báo, dù đất ở khu vực này “sốt ảo”, nhưng nếu không có biện pháp kiểm soát cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực cho công tác xác định giá đất bồi thường khi thực hiện dự án đền bù, di dời dân trong vùng lõi sân bay.

nha cua, ruong vuon hoang hoa do "sot dat". anh dinh du

Nhà cửa, ruộng vườn hoang hóa do "sốt đất". Ảnh Đình Du

Trả lời Tiền Phong, ông Ngô Thế Ân, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho rằng dù vùng lõi của dự án sân bay sân bay đã được giữ quy hoạch tốt, tuy nhiên với giá đất vùng ven dự án bị đẩy lên quá cao chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án sau này. 

Ông Trương Văn Phương, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Long Thành cho biết: “Sau khi có quy hoạch dự án sân bay Long Thành, cơ quan quản lý nhà nước đã không cho phép chuyển quyền sử dụng đất trong khu vực 5.000ha của dự án. Hiện nay, chúng tôi đang hạn chế tách thửa, cấp phép cho các dự án dân cư, quản lý chặt diện tích 21.000ha đất vùng phụ  cận sân bay”.

nguoi dan o at ban dat khi co nguoi ve hoi mua. anh manh thang

Người dân ồ ạt bán đất khi có người về hỏi mua. Ảnh Mạnh Thắng

Vị Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Long Thành nhìn nhận có tình trạng người ta tự phân lô, xây dựng bản vẽ bắt mắt, quảng cáo dự án kết nối với các tiện ích, gây ngộ nhận cho người dân về một nơi ở lý tưởng.  Vì vậy, chính quyền huyện Long Thành khuyến cáo người dân cẩn thận bởi rất dễ bị lừa từ các công ty môi giới tổ chức sự kiện bán đất. 

Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các cơ quan chức năng công khai cho người dân về vị trí quy hoạch xung quanh sân bay nhằm tránh việc mua nhầm đất của các dự án “ảo” trong vùng quy hoạch. Tuy nhiên thực tế hỏi cán bộ từ huyện đến xã trên địa bàn huyện Long Thành thì các cấp quản lý này cho biết hiện cũng chỉ  biết chung về quy hoạch 21.000ha đất vùng phụ trợ sân bay, nhưng chi tiết, vị trí  quy hoạch thì hiện nay vẫn chưa rõ.(Tienphong)
--------------------------

105 chung cư ở TP.HCM đang xảy ra tranh chấp

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, toàn thành phố hiện có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau...

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản thành phố 3 quý đầu năm, trong đó bày tỏ sự quan ngại trước tình trạng tranh chấp trong chung cưtrên địa bàn đang liên tục gia tăng.

Theo báo cáo của HoREA, toàn thành phố hiện có 935 chung cư cao tầng thì đã có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau; trong đó, có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt phức tạp.

Các tranh chấp này chủ yếu là do chủ đầu tư chậm tổ chức đại hội chung cư để bầu Ban quản trị; chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư; tranh chấp phần sở hữu chung trong chung cư (nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích có thể kinh doanh cho thuê...).

Các tranh chấp về quản lý sử dụng nguồn thu phí vận hành chung cư của các hộ dân nộp hàng tháng; về chất lượng xây dựng chung cư; chất lượng thiết bị; công trình phòng cháy chữa cháy... cũng xảy ra khá phố biến.

Theo HoREA, các tranh chấp gay gắt xảy ra là do nhiều trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng cam kết; chưa làm "sổ đỏ" cho người mua nhà qua nhiều năm; trong đó có nhiều trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp căn hộ và dự án cho ngân hàng mà không giải chấp; hoặc chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã đưa dân vào ở không đảm bảo an toàn.

Lý giải nguyên nhân của những tranh chấp trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, các vụ tranh chấp trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật chưa có biện pháp chế tài kịp thời và hiệu quả. Điển hình như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có quy định các điều cấm nhưng không có điều khoản chế tài.

Một điều bất cập khác là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý phát triển nhà... có thể đã hết hiệu lực và lẽ ra phải được thay thế bằng nghị định mới để triển khai các luật mới, đã được Quốc hội thông qua năm 2014, 2015 nhưng trên thực tế đến nay vẫn chưa có.(Bizlive)
--------------------------

TP.HCM: Đất nền bắt đầu "nóng sốt" trở lại, giá tăng mạnh gấp 4 lần

Sau thời gian UBND TP.HCM chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng “cò” thổi giá đất nền trên địa bàn, khoảng một tháng gần đây, giá đất nền tại nhiều khu vực đang có chiều hướng tăng giá so với trước đây.

Nội dung trên được Hiệp hội BĐS TP.HCM đưa ra trong báo cáo thị trường BĐS thành phố 9 tháng năm 2017, vừa được công bố.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, một số khu vực đất nền “sốt” giá, nguyên nhân đến từ thông tin quy hoạch dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật... Từ đó, giới đầu tư, đầu cơ tiến hành ôm đất thổi giá dù chưa biết dự án đó thực hiện tới đâu, có thực hiện hay không. Hậu quả, người mua chịu thiệt, quy hoạch các quận huyện bị phá nát.

"Hiện nay, do khan hiếm nguồn cung nên đang có dấu hiệu sốt giá đất nền quay trở lại ở khu vực vùng ven như quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè...", ông Châu nhấn mạnh.

Tháng 12/2016, bất động sản TP HCM có dấu hiệu chuyển hóa, trong đó phân khúc chung cư có dấu hiệu chững lại, giới đầu tư đổ xô vào thị trường đất nền và tạo nên cơn sốt ở phân khúc này. Khởi nguồn của cơn sốt đến từ khu Đông với thông tin TP.HCM sẽ xây dựng cây cầu Cát Lái nối quận 2 (TP HCM) qua huyện Nhơn Trạc (tỉnh Đồng Nai).

Ngay sau khi thông tin được đưa ra, thị trường bất động sản nơi đây bùng sốt, đỉnh điểm đến từ những trục đường chính như Đồng Văn Cống, tới những khu vực hẻo lánh như Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh (quận 9). Thời điểm đó, chỉ trong vòng một tuần, giá đất nền đã tăng khoảng 2 triệu đồng/m2 mà vẫn không có hàng để mua. Cơn sốt tạo ra “lốc xoáy” khi người dân treo cả biển bán đất nông nghiệp.

Sau đó, tới tháng 3/2017, cơn sốt đất nền sau đó lan sang khu vực huyện Bình Chánh, Nhà bè và tới tháng 5 ghi nhận ở tận huyện đảo Cần Giờ khi thông tin TP.HCM dự kiến xây dựng cây Cần Giờ nối trung tâm TP.HCM về huyện đảo này. Không dừng lại ở đó, cơn sốt đất nền cũng phủ sóng tới huyện Củ Chi, Hóc Môn với thông tin sẽ có tập đoàn đầu tư khu đô thị lớn tại huyện Củ Chi và xây dựng hàng loạt dự án giao thông kết nối.

Khảo sát tại thị trường tại khu vực quận 2, quận 9 cho thấy nhu cầu về đất nền để ở đang tiếp tục gia tăng, khiến giá cả liên tục “điều chỉnh”. Chẳng hạn, hồi đầu năm 2017, giá nền tại khu Thạnh Mỹ Lợi đã lên đến 30-70 triệu/m2, so với mức 20-40 triệu/m2 của năm 2015. Tương tự, giá đất tại khu dân cư nằm trên các tuyến đường quan trọng của quận 9 như vành đai 2, vành đai 3 cũng tăng mạnh và bền vững nhờ “đòn bẩy” hạ tầng.

Hay như khu vực xung quanh đường Nguyễn Xiển (quận 9) - nơi có một số dự án siêu đô thị sắp được triển khai giá đất cũng tăng khá mạnh. Đặc biệt, khi có thông tin TP.HCM ký quyết định đầu tư mở rộng và nâng cấp tuyến đường này lên 60m, kết nối trực tiếp với đường Nguyễn Duy Trình về hướng quận 2, giá đất lập tức "leo" lên một mức mới. Qua khảo sát tại một số sàn môi giới quanh khu vực này, so với đầu năm 2016, hiện nay giá nhà đất đang tăng từ 2-4 lần, khoảng 45-60 triệu đồng/m2.

Mới đây nhất, sau khi thành phố tổ chức khởi công dự án cây cầu 500 tỷ đồng nối từ đại lộ Mai Chí Thọ qua đảo Kim Cương thuộc phường Thành Mỹ Lợi, quận 2, lập tức giá đất ở đây tiếp tục tăng mạnh, có nơi đến hơn 40%. Điển hình như khu đất nằm cách UBND quận 2 khoảng 500m đang được chào bán với giá 25 tỷ đồng/300m2, tăng hơn 5 tỷ đồng so với một năm trước đây. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy một số người dân không muốn bán ngay đất của mình vì muốn nắm giữ chờ giá lên trong thời gian tới.

“Rất nhiều người đến hỏi chúng tôi bán mà không cần phải mất thời gian thương lượng, đưa giá bao nhiêu họ mua bấy nhiêu. Nhưng chúng tôi đang cân nhắc vì khu vực này sắp tới nghe nói còn tăng nữa do nhiều dự án giao thông lớn sẽ được đầu tư mở rộng”, bà Nga – một người dân đang sinh sống tại đường Đồng Văn Cống, nói.

Nếu đi sâu hơn một chút, ngay nút giao Mỹ Thủy nằm cách phà Cát Lái khoảng 1km giá đất ở đây đang biến động. Phần lớn sản phẩm bán ra thị trường là những dự án cũ. Theo khảo sát, khu vực Mỹ Thủy đang có giá chào bán từ 45-60 triệu đồng/m2.

Savills Việt Nam dự báo, phân khúc biệt thự và nhà phố từ nay đến năm 2019 nguồn cung mới đạt gần 12.600 sản phẩm đất nền và nhà liên kế. Các quận phía Đông TP.HCM sẽ dẫn đầu thị trường và chiếm 50% thị phần. Việc một số khu vực đất nền sốt giá do tác động của hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện. Thậm chí, giá bán đất nền trong dân cũng luôn được điều chỉnh tăng giá bởi đất nền ngày càng khan hiếm.(CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục