Phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn bảo vệ khối tài sản của mình trước tác động của lạm phát chính là đầu tư. Thế nhưng đầu tư nghĩa là chấp nhận rủi ro rằng mình có thể mất nhiều hơn cả lạm phát nếu lựa chọn sai tài sản hoặc thời điểm đầu tư. Chuyên trang kinh doanh hàng đầu thế giới Business Insider đã tóm gọn 3 nguyên tắc vàng trong việc bảo vệ tài sản khỏi lạm phát.
Startup "khủng" nhất Đông Nam Á chuẩn bị IPO
- Cập nhật : 31/08/2016
(Kinh doanh)
Với tổng giá trị 3,75 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức 1,8 tỷ USD của Grab, Garena đang là startup “khủng” nhất Đông Nam Á.
Thành lập từ năm 2009, Garena nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công tại Singapore với sự giúp đỡ của Tencent - nhà đầu tư kiêm người cố vấn. Khởi đầu là một công ty về game online, Garena nhanh chóng phát triển trở thành một trong những công ty lớn nhất khu vực về mảng bán lẻ và thanh toán điện tử. Chỉ sau 4 năm, doanh thu ròng của Garena đã tăng gấp 13 lần lên 270 triệu USD vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn này ở mức cao khủng khiếp 95%.
Cái tên Garena được lấy từ cụm “global arena” cho thấy quyết tâm mở rộng của hãng ra toàn cầu ngay từ những ngày đầu tiên mới thành lập. Garena đang chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tại Mỹ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm, và cũng có thể là một đợt phát hành cổ phiếu thứ cấp ở đâu đó tại Đông Nam Á.
Với tổng giá trị 3,75 tỷ USD, Garena đang là startup “khủng” nhất Đông Nam Á, gấp đôi so với mức 1,8 tỷ USD của Grab. 3 mảng kinh doanh cốt lõi của Garena bao gồm: nội dung số, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Trong đó, lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng nội dung số - đây cũng chính là mảng cốt lõi giúp duy trì các khoản đầu tư cho 2 mảng còn lại cũng đang phát triển một cách nhanh chóng với sản phẩm nổi bật là thị trường thương mại điện tử Shopee và nền tảng thanh toán di động Air Pay.
Tính đến thời điểm hiện tại, Garena đã kêu gọi đầu tư được hơn 500 triệu USD. Lần gần đây nhất vào tháng 3 vừa qua, hãng tuyên bố nhận được khoản đầu tư 170 triệu USD từ một quỹ đầu tư của chính phủ Malaysia có tên Khazanah Nasional Berhad (Khazanah). Garena cho biết, họ đã lên kế hoạch sử dụng số tiền này để gia tăng vị thế dẫn đầu trên thị trường trong khu vực thông qua 3 trụ cột kinh doanh chính.
Garena kêu gọi vốn thường niên kể từ năm 2014 nhưng hiện vẫn chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên cũng giống như Uber, startup lớn nhất Đông Nam Á này được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ những nhà “mạnh thường quân” có tiếng như Tencent, tỷ phú Robert Kuok – chủ sở hữu chuỗi khách sạn Shangri-La, quỹ Keytone Ventures, và gần đây nhất là quỹ Khazanah. Dự kiến, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sắp tới tại Mỹ sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trên toàn cầu.
Là “đứa con công nghệ” của Đông Nam Á, Garena vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn về cơ sở vật chất ngành ngân hàng và hậu cần trong khu vực. Tuy nhiên, Garena đã trở thành người tiên phong cho hệ thống “ATM ngược” tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, theo đó người dùng có thể cất tiền tiết kiệm vào ví điện tử từ các quán net và cửa hàng bán lẻ.