Tết đến, trăm thứ phải lo, ngàn thứ phải sắm nên nhiều nhân viên văn phòng rủ nhau bán đặc sản online để kiếm thêm thu nhập trang trải ngày Tết. Dù là việc làm tay trái nhưng đem lại số tiền rủng rỉnh, thậm chí còn hơn cả thưởng Tết của công ty.
Điều gì đang xảy ra giữa DongA Bank và KDC?
- Cập nhật : 23/08/2015
(Tin kinh te)
Việc KiDo quan tâm đến DongA Bank và đã thực hiện quá trình rà soát, lên phương án đầu tư, thể hiện quyết tâm trở lại lĩnh vực ngân hàng của tập đoàn này. Sau thương vụ không thành công với DongA Bank, rất có thể KiDo sẽ xuất hiện trong một thương vụ đầu tư vào một ngân hàng khác
Mới đây, một luồng thông tin cho rằng CTCP Tập đoàn KiDo ( KDC ) đã quyết định không mua 1.000 tỷ đồng cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Á ( DongA Bank ) do tình hình tài chính của DongA Bank có quá nhiều vấn đề cần cải thiện và KDC cho rằng thời điểm này chưa phải lúc đầu tư vào DongA Bank.
Việc KiDo quan tâm đến DongA Bank và đã thực hiện quá trình rà soát, lên phương án đầu tư, thể hiện quyết tâm trở lại lĩnh vực ngân hàng của tập đoàn này.
Tuy vậy, một nguồn tin khác lại cho hay KDC vẫn đang trong quá trình thẩm định và đánh giá, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Như vậy, thương vụ đầu tư rót vốn giữa KDC và DongA Bank vẫn là dấu chấm hỏi.
Câu chuyện trở nên ồn ào vì trước đó, DongA Bank đã công khai các thông tin tại ĐHĐCĐ việc KDC cam kết mua 100 triệu cổ phiếu DongA Bank với mệnh giá 10.000 đồng. Thời gian phát hành cũng đã bấm dự kiến trong quý III/2015. Nhưng sau đó, từ phía KDC lại để rò rỉ nhiều thông tin thất thiệt trái chiều.
Đến thời điểm hiện tại, phía KDC vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về thương vụ này. Ban điều hành vẫn đang xem xét các vấn đề xung quanh khoản đầu tư tiềm năng và chưa có một quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Từ trước đến nay, các ngân hàng từng đua nhau tìm kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Cũng từng có nhiều ngân hàng úp mở về danh tính đối tác của mình song qua quá trình tìm hiểu, thẩm định, không đạt như kết quả mong muốn, các đối tác này đã tự động rút lui.
Chẳng hạn như GP.Bank từng thu hút sự quan tâm của thị trường do có thông tin bán 100% cổ phần cho đối tác nước ngoài là ngân hàng UOB đến từ Singapore và sau đó là đàm phán chào bán cho đối tác trong nước (không rõ danh tính). Tuy nhiên, đến đầu năm 2015, phương án này đã gián tiếp được thông báo là không đi đến hồi kết.
Trở lại thương vụ lần này của KDC và DongA Bank, tình hình ồn ào ở chỗ ngay cả khi giá cả đã định, thời gian cũng bấm, một bên công khai còn một phía thì vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng.
KDC đang "toan tính" gì?
Câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn liệu rằng KDC có đang thận trọng lại bước đi quá vội vã trước đó hay không?
Ý định KDC “rót” 1.000 tỷ đồng vào DongA Bank được xem là khá bất ngờ vì theo thông tin trước đó, DongA Bank sẽ về chung nhà với ABBank. Thông tin liên quan ABBank cũng đã được chính chủ tịch HĐQT của ngân hàng là ông Cao Sỹ Kiêm nhắc đến nhiều lần với báo giới trước đó.
Ngoài ra KDC lại quyết định đầu tư vào một ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh không mấy khả quan. Kết thúc năm 2014, tổng lợi nhuận sau thuế của DongA Bank chưa nổi 27 tỷ đồng, giảm gần 92% so với năm 2014 và chỉ đạt 7% kế hoạch.
Hơn nữa, giá giao dịch của DongA Bank trên thị trường OTC chỉ dao động từ 3.000-4.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với giá đề nghị mua 10.000 đồng/cổ phiếu của KDC.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng “Việc KDC khảo sát một cách cặn kẽ DongA Bank là điều cần thiết và nên cân nhắc giữa 4 loại giá sau để đưa ra giá hợp lý nhất đàm phán với DongA Bank: mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), giá trị trên sổ sách của ngân hàng tức là vốn chủ sở hữu chia ra tổng số số phiếu, giá trị thực qua công ty kiểm toán và giá trên thị trường OTC”.
Đây không phải là lần đầu tiên KDC đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trước đó, tháng 2/2007, KDC đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược, đầu tư 90 triệu USD vào Eximbank, trở thành một trong những đối tác chiến lược của ngân hàng này. Tuy nhiên, khoảng 3 năm sau đó, KDC đã rút khỏi Eximbank.
Việc KDC quan tâm đến DongA Bank và đã thực hiện quá trình rà soát, lên phương án đầu tư, thể hiện quyết tâm trở lại lĩnh vực ngân hàng của tập đoàn này. Sau thương vụ không thành công với DongA Bank, nếu tới đây KDC xuất hiện trong một thương vụ đầu tư vào một ngân hàng khác cũng không có gì ngạc nhiên.
Một chuyên gia tài chính ngân hàng khác cho rằng, nếu thương vụ đàm phán giữa KDC và DongA Bank không thành công, với tình thế hiện nay để DongA Bank tìm kiếm một nhà đầu tư khác không phải là điều dễ dàng. Việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài với DongA Bank lúc này sẽ là một lựa chọn tốt.
(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)