Trang Business Insider trích một báo cáo thường niên của Ad Age cho biết, 200 doanh nghiệp chi quảng cáo mạnh nhất ở Mỹ trong năm 2014 đã rót tổng cộng 137,8 tỷ USD cho hoạt động này. Trong đó, có 38 thương hiệu chi hơn 1 tỷ USD cho quảng cáo trong năm ngoái.
'Đại gia' Thái thâu tóm thị trường Việt - Kỳ 3: Nâng cao nội lực là sống còn
- Cập nhật : 24/08/2015
(Kinh doanh)
Để giữ thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt phải liên kết, tạo sức mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã để chinh phục "người nhà" trước làn sóng hàng Thái đổ vào VN.
Chất lượng ổn định, giá thành cạnh tranh và mẫu mã phong phú là giải pháp "sống còn" của hàng Việt trên sân nhà - Ảnh: Diệp Đức Minh
Nói về “người khổng lồ” Thái đang âm thầm vào thị trường VN, ông Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty CP sữa quốc tế IDP, nhận định các sản phẩm trong ngành nông nghiệp và tiêu dùng của Thái thắng hàng Việt do họ phát triển chặt chẽ theo kiểu liên kết. Đặc biệt nhà sản xuất được hậu thuẫn tốt từ chính phủ. “Đã từ lâu, hoàng gia Thái có chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp. Họ có chính sách đầu tư bài bản từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến theo công nghệ cao. Nhờ vậy, sản phẩm của Thái xuất khẩu ra nước ngoài có giá trị gia tăng hơn hẳn sản phẩm xuất thô của VN. Trong nước, hệ thống siêu thị Thái đều có khu vực chuyên bán các sản phẩm nông nghiệp, được bày biện rất quy mô, điều mà VN chưa làm được”, ông Minh nói.
Làm một thời gian rồi bán là rất nguy hiểm
Chúng ta phải đặt ra bài toán để suy nghĩ xem lợi thế của VN là gì nhằm phát triển chắc chắn hơn. Những lĩnh vực hiện do nhiều DN nước ngoài nắm giữ, như phân phối, hoặc vì sao nhiều DN Thái Lan vào VN thâu tóm thì phải trả lời cho được lý do, tìm nguyên nhân và giải pháp để có hướng giải quyết. Chứ DN VN làm ăn một thời gian, phát triển đến một chừng mực nào đó rồi thiếu vốn lại bán cho nước ngoài thì rất nguy hiểm.
TS Nguyễn Văn Ngãi
Đồng quan điểm trên, theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp (DN) hàng VN chất lượng cao, nhà đầu tư Thái Lan khi vào VN đã nghiên cứu rất kỹ các chính sách của VN. Họ phát hiện chính sách hỗ trợ cho DN nội địa của ta vẫn còn yếu hơn DN Thái tại Thái rất nhiều. Họ cũng “đo” được tâm lý người tiêu dùng trong nước đang muốn tìm sản phẩm thay thế cho hàng Trung Quốc giá rẻ. “Trong khi sản xuất trong nước chưa có cơ hội đáp ứng, các nhà kinh doanh hàng Thái ngay lập tức chèn vào và họ đang thắng từ những “kẽ hở” này”, bà Kim Hạnh phân tích.