Tuy là mặt hàng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt trên 45 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2018 tốc độ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ Ấn Độ của Việt Nam tăng trưởng vượt trội.

Trong năm 2018, mặc dù quan hệ ngoại giao - chính trị giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có bước tiến mới, nhưng quan hệ thương mại không có nhiều biến chuyển, thậm chí kim ngạch thương mại song phương còn sụt giảm, quan hệ đầu tư giữa hai nước hầu như không có tiến triển. Bốn tháng đầu năm 2019, tình hình cũng chưa mấy sáng sủa khi số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Thổ Nhỹ sụt giảm 26,13% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 445,66 triệu USD.
Hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Thổ Nhỹ Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm về trị giá. Như gỗ và sản phẩm gỗ giảm 81,46% đạt 1,1 triệu USD; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 52,6% đạt 995.094 USD; Hàng dệt, may giảm 41,95% đạt 8,2 triệu USD; Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có thị phần cao nhất, chiếm 51,05% đạt 227,51 triệu USD, giảm 26,12% so với cùng kỳ năm 2018.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu sang Thổ Nhỹ Kỳ trong 4T/2019 sụt giảm mạnh cả về lượng (-89,04%) đạt 477 tấn và trị giá (-90,51%) đạt 236.872 USD. Kế đến là chất dẻo nguyên liệu giảm 63,64% về lượng đạt 64 tấn và giảm 52,62% về trị giá đạt 140.240 USD. Chè cũng giảm 50% và 52,95% tương ứng lần lượt với lượng và trị giá…
Trong lĩnh vực đầu tư, nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã trì hoãn quyết định đầu tư do diễn biến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ không thuận lợi và doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa dám dự định đầu tư sang Thổ Nhĩ Kỳ. Không có hoạt động xúc tiến thương mại đáng kể nào được tiến hành giữa hai nước và đóng góp vào tăng trưởng thương mại.
Tuy vậy, vẫn có hai nhóm hàng xuất khẩu sang Thổ Nhỹ Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng kim ngạch, nhưng chỉ với mức tăng rất nhẹ. Sắt thép các loại tăng 11,57% đạt 1,03 triệu USD; Sản phẩm từ chất dẻo tăng 7,02% đạt 3,03 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường TNK 4T/2019
Mặt hàng | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 445.667.644 |
| -26,13 |
Hàng thủy sản |
| 3.328.485 |
| 13,64 |
Chè | 81 | 156.061 | -50,00 | -52,95 |
Hạt tiêu | 1.364 | 3.093.747 | 29,17 | -0,98 |
Gạo | 477 | 236.872 | -89,04 | -90,51 |
Chất dẻo nguyên liệu | 64 | 140.240 | -63,64 | -52,62 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 3.028.750 |
| 7,02 |
Cao su | 7.803 | 10.649.530 | -2,80 | -10,66 |
Sản phẩm từ cao su |
| 1.471.091 |
| -33,08 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 1.103.633 |
| -81,46 |
Xơ, sợi dệt các loại | 21.292 | 46.983.880 | -16,03 | -25,08 |
Hàng dệt, may |
| 8.202.334 |
| -41,95 |
Giày dép các loại |
| 9.066.102 |
| -21,87 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 995.094 |
| -52,60 |
Sắt thép các loại | 726 | 1.036.135 | 15,42 | 11,57 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 69.409.173 |
| -30,53 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 227.514.949 |
| -26,12 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 10.139.506 |
| -7,83 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 5.769.793 |
| -2,95 |
Hàng hóa khác |
| 43.342.269 |
| -21,15 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2018 biến động cùng chiều với xu hướng suy giảm nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này là dễ hiểu bởi vì quan hệ thương mại giữa hai nước dựa trên các chính sách thương mại trên cơ cớ sở tối huệ quốc và không có những thay đổi hay ưu đãi đặc biệt, đáng kể tác động đến chính sách thương mại giữa hai nước trong năm 2017. Hay nói cách khác, do không có những ưu đãi trong thương mại giữa hai nước và các hoạt động xúc tiến thương mại đáng kể giữa hai nước nên kim ngạch thương mại giữa hai nước vận động theo tình hình chung tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Vinanet.vn
Tuy là mặt hàng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt trên 45 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2018 tốc độ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ Ấn Độ của Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 9,46 tỷ USD, chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Sau 44 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975, Việt Nam và New Zealand đang có mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, tạo đà mở rộng các lĩnh vực hợp tác và ngày càng được củng cố và tăng cường. Chính vì vậy, 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 15,11% lên 180,93 triệu USD.
Trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam xuất siêu hàng hóa sang thị trường Canada 896,14 triệu USD, tăng rất mạnh 73,4% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Vệt Nam – Trung Quốc đạt 33,24 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.
Xuất khẩu giấy và sản phẩm sang hai thị trường Đức và Anh tăng vượt trội so với cùng kỳ, tuy kim ngạch xuất sang những thị trường này cao nhất chỉ đạt trên 2 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ba Lan trong tháng 4/2019 giảm 12,05% so với tháng trước đó, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả 4 tháng đầu năm 2019 lại tăng nhẹ 18,69% đạt 494,27 triệu USD.
4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè đạt 36.044 tấn, trị giá 62,61 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 14,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam cho thấy, tính chung cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến ngày 15/5 thâm hụt 1,01 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 88,9 tỷ USD, tăng 6,7% và nhập khẩu đạt 89,9 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự