Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Áo ngày nay không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Áo gồm có: Sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng dệt, may; Giày dép các loại; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.
Cảnh báo nhập siêu từ Trung Quốc
- Cập nhật : 03/09/2015
(Thuong mai)
Việc Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc 22,3 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm, tăng tới 29% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục là lời cảnh báo, đòi hỏi phải sớm có giải pháp để giảm sự lệ thuộc quá lớn vào thị trường này.
ũng cần phải nhắc lại rằng, vào thời điểm này năm ngoái, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vấn đề tìm kiếm giải pháp để giảm sự lệ thuộc vào thị trường này đã được nhiều người quan tâm. Thậm chí, vào thời điểm ấy, câu chuyện “tái ông thất mã” đã được nhắc tới và đó được coi là một cơ hội lớn để Việt Nam giải bài toán mà từ rất lâu đã không thể giải được.
Nhưng kết quả, năm ngoái, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tới 29 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay, con số là 22,3 tỷ USD, trong khi 8 tháng năm ngoái là 17,3 tỷ USD. Nên nhớ, con số này chưa hề chịu tác động của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, bởi hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang thực hiện theo các hợp đồng đã ký.
Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc 22,3 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm 2015, tăng tới 29% so với cùng kỳ năm ngoái
Từ nay tới cuối năm, do hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ép giá trong khi hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ có tính cạnh tranh cao hơn, nên sẽ gây áp lực lớn đến nhập siêu từ thị trường này. Dự báo của các cơ quan chức năng Việt Nam, năm nay, nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 35 tỷ USD.
Vì sao bất chấp mong muốn tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc thì nhập siêu từ thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh?
Nỗi lo nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh, trên thực tế đã bị đẩy lên cao trào sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ tới 4,6% vào trung tuần tháng 8 vừa qua. Giờ thì nỗi lo đó cũng đã tạm lắng xuống, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá VND/USD, bao gồm cả nới biên độ lẫn điều chỉnh tỷ giá, góp phần quan trọng để dung hòa tác động tiêu cực của việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.
Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là, vì sao bất chấp mong muốn tránh lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc thì nhập siêu từ thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh? Tìm giải pháp đích thực cho cầu hỏi này là việc làm bức bách để nền kinh tế phát triển bền vững.
Thêm vào đó, với câu chuyện Trung Quốc, có lẽ cũng còn có nhiều chuyện đáng bàn. Chẳng hạn, gần đây dư luận xôn xao về mức chênh lệch tới 20 tỷ USD của con số thống kê nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam công bố nhập khẩu từ Trung Quốc 43,9 tỷ USD, nhưng Trung Quốc lại thống kê 63,8 tỷ USD xuất khẩu sang Việt Nam.
Đã có nhiều lý giải về con số này, bao gồm cả lý do những khác biệt trong phương pháp thống kê, cũng như việc nhập khẩu tiểu ngạch…, song rõ ràng, mức chênh lệch 20 tỷ USD là rất lớn.
Phải làm rõ con số chênh lệch 20 tỷ USD, cũng như cần làm rõ cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu đầu vào. Đồng thời, chuyện buôn bán, nhập khẩu qua biên giới cũng cần được xem xét, đánh giá đúng mức và quản lý chặt chẽ. Như vậy mới có được cái nhìn thực chất và toàn diện về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc làm cơ sở giảm thiểu sự lệ thuộc vào thị trường này.