Sau một thời gian dài rơi vào trầm lắng, tình hình xuất khẩu gạo hiện đang ấm dần với những tín hiệu khá lạc quan. Mặc dù chưa thực sự tạo ra đột biến, nhưng những tín hiệu này cũng đã góp phần giúp thị trường lúa gạo Việt Nam sôi động trở lại.
Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang châu Âu
- Cập nhật : 17/05/2017
Chiều 16/5, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết, EU và Việt Nam vừa kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT).
Hiệp định sẽ giúp cải thiện quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ trái phép và thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ hợp pháp đã được kiểm chứng từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác.
Sau gần 6 năm đàm phán, cuối tuần qua, bà Astrid Schomaker, Giám đốc Phát triển bền vững toàn cầu thuộc Tổng cục Môi trường, Ủy ban châu Âu và Tiến sỹ Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ký tắt văn bản của Hiệp định Đối tác tự nguyện về Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ, đánh dấu sự hoàn tất chính thức các cuộc đàm phán.
Hai bên giờ đây sẽ tiến hành rà soát lại Hiệp định về mặt pháp lý. Trước khi Hiệp định có hiệu lực, mỗi bên sẽ phải hoàn thành thủ tục ký kết và phê chuẩn Hiệp định phù hợp với các thủ tục nội bộ của mình.
Để thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện, Việt Nam sẽ xây dựng một hệ thống đảm bảo tính pháp lý của gỗ để đảm bảo gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu đến từ các nguồn hợp pháp bao gồm các hệ thống để kiểm chứng rằng gỗ nhập khẩu đã được thu hoạch và buôn bán hợp pháp theo luật pháp của nước nơi gỗ được thu hoạch. Hiệp định cũng quy định việc thiết lập các cơ chế khiếu nại và đánh giá độc lập cũng như các cam kết liên quan đến các bên liên quan trong việc thực hiện và tiết lộ thông tin.
Một Ủy ban Thực thi chung sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định. Trong thời gian chưa có hiệu lực, các bên đã thống nhất về các thành tố chính của các Hiệp định quản trị lâm thời và các biện pháp khác để chuẩn bị cho việc thực hiện Hiệp định.
Một khi Hiệp định Đối tác tự nguyện được thực hiện đầy đủ, các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU sẽ phải kèm theo giấy phép Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ để chứng minh tính hợp pháp của chúng. Trước khi bắt đầu cấp phép Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ, sẽ có một khoảng thời gian thực hiện và đánh giá nhằm xác minh rằng tất cả các cam kết được nêu trong Hiệp định Đối tác tự nguyện đã được hoàn thành và hệ thống đã được xây dựng đáp ứng các tiêu chí sẵn sàng hoạt động như được quy định trong Phụ lục của Hiệp định.
Ngoài các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường khác nhau, đồng hành với việc ngành lâm nghiệp ở Việt Nam được quản lý tốt hơn, việc cấp giấy phép Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ sẽ đơn giản hóa việc kinh doanh cho các thương nhân gỗ. Vì các sản phẩm được cấp phép Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ đáp ứng các yêu cầu, quy định về gỗ của EU một cách tự động, cấm đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU. Các doanh nghiệp của EU có thể đưa gỗ được cấp phép Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ vào thị trường EU mà không phải tuân theo các điều khoản về thẩm định chi tiết của quy định về gỗ của EU.
Tin Tức/TTXVN