tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Diễn biến giá gạo trong nước và xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019

  • Cập nhật : 02/07/2019

Theo thống  kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 giảm cả về lượng, giá và kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2018; cụ thể, lượng xuất khẩu đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,9%, thu về 1,18 tỷ USD, giảm 20,9% và giá trung bình 429,2 USD/tấn, giảm 15%.

dien bien gia gao trong nuoc va xuat khau 5 thang dau nam 2019

Diễn biến giá gạo trong nước và xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019

Riêng tháng 5/2019 xuất khẩu 678.681 tấn, tương đương 293,89 triệu USD, giá 433 USD/tấn, giảm 2,1% về lượng, nhưng tăng 2,2% về kim ngạch và tăng 4,4% về giá so với tháng 4/2019; còn so với cùng tháng năm 2018 thì cũng giảm các mức tương ứng 11,1%, 24,9% và 15,5%.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang khối thị trường Đông Nam Á, trong đó xuất sang Philippines tăng rất mạnh 296,6% về lượng, tăng 239,5% về kim ngạch nhưng giảm 14,4% về giá so với 5 tháng đầu năm trước, đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 423,34 triệu USD, giá 397,9 USD/tấn, chiếm 38,6% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 35,7% trong tổng kim ngạch.

Malaysia là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 321.079 tấn, tương đương 122,94 triệu USD, giá trung bình 382,9 USD/tấn, chiếm gần 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng 17,6% về lượng, tăng 0,5% về kim ngạch nhưng giảm 14,6% về giá so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm rất mạnh 75,4% về lượng và giảm 75,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, xuống đứng thứ 3 thị trường, với 223.078 tấn, tương đương 111,33 triệu USD, chiếm gần 8,1% trong tổng lượng và chiếm 9,4% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 6,3%, đạt 499 USD/tấn. Tuy nhiên, trong tháng 5/2019 xuất khẩu lại tăng mạnh 39% về lượng và tăng 42,6% về kim ngạch so với tháng 4/2019, đạt 104.597 tấn, tương đương 53,21 triệu USD.

Gạo xuất khẩu sang thị trường Bờ biển Ngà trong 5 tháng đầu năm nay cũng có mức tăng trưởng rất tốt 117,5% về lượng và tăng 61,3% về kim ngạch, đạt 197.538 tấn, tương đương 87,22 triệu USD, chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường này lại sụt giảm mạnh 25,8% so với cùng kỳ, đạt trung bình 441,6 USD/tấn. Riêng tháng 5/2019 xuất khẩu gạo sang Bờ biển Ngà cũng tăng rất mạnh so với tháng liền kề trước đó, tăng 117,3% về lượng và tăng 128,8% về kim ngạch, đạt 50.208 tấn, tương đương 21,7 triệu USD.

Điểm đáng chú ý trong xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm nay là xuất khẩu sang thị trường Senegal mặc dù chỉ đạt 1.091 tấn, tương đương 0,53 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng đột biến gấp 23,3 lần về lượng và gấp 15,9 lần về kim ngạch. Xuất khẩu sang Brunei cũng tăng rất mạnh gấp 12,3 lần về lượng và gấp 11,7 lần về kim ngạch, đạt 3.945 tấn, tương đương 1,63 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số thị trường như: Bỉ, Angola, Philippines, Hà Lan, Ba Lancũng đạt mức tăng cao 100 – 400% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sụt giảm rất mạnh ở các thị trường như: Indonesia giảm trên 97% cả về lượng và kim ngạch, Trung Quốc giảm 75% cả về lượng và kim ngạch; Bangladesh giảm 89% cả về lượng và kim ngạch; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 77% về lượng và giảm 83% về kim ngạch; Mỹ giảm 76,9% về lượng và giảm 71,4% về kim ngạch.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2019, gạo trắng chiếm trên 50,5% trong tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm 34,1%; gạo nếp 8,1% và gạo Japonica, gạo giống Nhật 7,1%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (52,7%), Cuba (15,3%). Gạo Jasmine và gạo thơm có thị trường xuất khẩu lớn nhất là Iraq (18,8%), Philippines (18,4%) và Bờ Biển Ngà (18,1%).

Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (36,3%), Philippines (28,2%) và Hồng Kông (13,3%). Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Singapore (40,8%) và Ai Cập (15,9%).

Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm giảm do giá gạo trên thế giới giảm. Trong đó, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp 7 tháng do nhu cầu yếu, gạo Thái Lan không đổi 400 USD/tấn do nhu cầu tiêu thụ thấp và thị trường được dự đoán sẽ không có giao dịch lớn trong ngắn hạn. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định trong tháng qua.

Tại An Giang, lúa tươi IR50404 duy trì ở mức 4.800 đồng/kg; lúa OM 4218 ở mức 4.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.200 đồng/kg; gạo IR50404 ở mức 9.500-10.500 đồng/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 13.500 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa ướt IR50404 ở mức 4.600 đồng/kg; lúa khô IR50404 giữ ở mức 5.300 đồng/kg; gạo IR50404 ở mức 12.000 đồng/kg; gạo jasmine ở mức 14.000 đồng/kg. Tại Bạc Liêu, lúa RVT đang thu hoạch có giá 6.000 - 6.500 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.500 đồng/kg; lúa OM 4218 ở mức 5.600 - 5.700 đồng/kg; lúa OM 6976 ở mức 5.500 - 5.600 đồng/kg; lúa Jasmine ở mức 6.000 - 6.100 đồng/kg. Dự báo giá lúa gạo trong nước có thể giảm trong tháng tới do thu hoạch vụ Hè Thu khiến nguồn cung gia tăng.

 

Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2019

Thị trường

5 tháng/2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng(tấn)

Trị giá(USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

2.759.886

1.184.502.262

-6,88

-20,88

Philippines

1.064.076

423.340.249

296,58

239,49

Malaysia

321.079

122.940.774

17,6

0,45

Trung Quốc đại lục

223.078

111.334.126

-73,57

-75,23

Bờ Biển Ngà

197.538

87.224.780

117,45

61,27

Iraq

120.075

59.191.500

-19,95

-30,82

Ghana

114.317

55.320.905

4,93

-15,83

Hồng Kông (TQ)

60.348

30.371.318

87,43

64,48

Singapore

35.066

19.198.704

2,83

1,36

U.A.E

21.335

11.379.104

9,73

6,57

Mozambique

22.062

9.895.871

 

 

Saudi Arabia

12.795

6.972.918

 

 

Indonesia

15.158

6.788.497

-97,46

-97,58

Mỹ

6.078

4.113.529

-76,86

-71,38

Angola

9.909

3.559.741

467,53

326,73

Nga

8.600

3.493.466

50,45

40,82

Australia

5.372

3.482.634

70,92

65,88

Cộng hòa Tanzania

6.549

3.428.093

 

 

Đài Loan (TQ)

7.174

3.282.411

-17,81

-26,3

Brunei

3.945

1.630.170

1,121,36

1,069,82

Hà Lan

2.766

1.459.658

121,1

114,68

Ba Lan

2.363

1.264.764

112,88

96,55

Algeria

2.938

1.208.391

-58,62

-60,72

Nam Phi

2.111

1.082.592

60,41

40,5

Senegal

1.091

530.025

2,221,28

1,482,49

Thổ Nhĩ Kỳ

996

422.492

-77,24

-83,18

Ukraine

673

410.256

1,82

6,48

Pháp

726

406.944

2,25

-17,75

Bỉ

376

334.752

291,67

428,33

Bangladesh

422

245.730

-89,43

-84,32

Chile

371

187.959

127,61

48,43

Tây Ban Nha

244

113.234

-30,09

-35,64

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục