tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đẩy mạnh tiếp cận thị trường EU

  • Cập nhật : 27/09/2015

(Kinh te vi mo)

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) khi có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho GDP Việt Nam tăng 7-8% vào năm 2025, xuất khẩu tăng 50% vào năm 2020 và lên 93% vào năm 2025. Trong đó, hàng dệt may tăng 16%, may mặc tăng 40% và đồ da tăng 31%.

 

Đây là thông tin được TS. Claudio Dordi- Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU và thực thi hiệp định FTA Việt Nam - EU” diễn ra ngày 25/9 tại TPHCM.

Báo cáo từ Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho biết, năm 2014, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 20,9 tỉ USD và giày dép là 12,7 tỉ USD. Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu số 1 của ngành da giày Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,6 tỉ USD năm 2014, tăng 17,3% so với năm 2013 và chiếm tới 34% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

Tạo lập thương hiệu

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày và dệt may vào thị trường EU, TS. Claudio Dordi khuyến nghị doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại EU, tạo lập thương hiệu quốc gia và tập trung vào những sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội, tuân thủ các quy định kỹ thuật và an toàn, vệ sinh,.. tại nước nhập khẩu

TS. Claudio Dordi cho rằng, mặc dù trong thời gian qua, các mặt hàng da giày và dệt may xuất khẩu nhiều vào thị trường châu Âu, tuy nhiên người tiêu dùng châu Âu ít biết đến các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, bởi các DN của Việt Nam thường xuất khẩu qua các đầu mối, DN trung gian, hoặc theo đơn đặt hàng của các DN châu Âu, do đó, giá trị thặng dư hay lợi nhuận mà các DN da giày và dệt may Việt Nam thu được là không cao.

Để nâng cao giá trị, các DN Việt Nam cần thành lập các chuỗi cửa hàng phân phối các sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng tại châu Âu, bởi hiện nay lĩnh vực phân phối tiêu dùng đang được các nước châu Âu khuyến khích phát triển. Với thuế suất nhiều mặt hàng về 0%, TS. Claudio Dordi tin rằng đây là yếu tố quan trọng giúp các DN Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh tại thị trường châu Âu.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, kỹ thuật

Bên cạnh đó, tại Hội thảo, các chuyên gia cũng cho biết năng lực kiểm định sản phẩm dệt may, da giày của các tổ chức trong nước đáp ứng các quy định của Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) còn yếu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho biết, thị trường thử nghiệm dệt may và da giày có doanh số tăng trưởng cao và dự báo trong giai đoạn 2015-2020, sẽ đạt mức tăng trưởng 10%/năm. Tuy nhiên 88% thị phần thị trường này bị kiểm soát bởi các công ty thử nghiệm đa quốc gia như BV, Intertex, SGS, TUV.

Trong khi đó, mặc dù được đầu tư về năng lực thử nghiệm, trang thiết bị, nhân lực và hệ thống quản lý, các tổ chức thử nghiệm trong nước vẫn còn gặp một số trở ngại để được công nhận kết quả thử nghiệm ở thị trường các nước nhập khẩu, đặc biệt là tại EU và Mỹ- hai thị trường xuất khẩu chủ lựcư. Đây cũng là một khó khăn mà DN xuất khẩu dệt may và da giày trong nước đang phải đối mặt.

Để giải quyết khó khăn này, bà Phan Thị Thanh Xuân và các DN kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý kỹ thuật cho chất lượng các nguyên liệu sản phẩm và hàng hóa da giày, dệt may cũng như tăng cường minh bạch hóa thông tin cho mọi đối tượng áp dụng, mà cụ thể nhất là việc sửa đổi Thông tư 32/2009/TT-BCT theo hướng  tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu dệt may, da giày hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, theo bà Xuân, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường đàm phán Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau nhằm tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm định trong nước được phát triển và hạn chế tốn kém về chi phí cho các DN.

Về phía các DN, cần chủ động trong việc tìm kiếm các thông đến sản phẩm hàng hóa của mình cũng như việc nghiên cứu và cập nhật các quy định TBT mới của các nước nhập khẩu.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục