Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài 10 tháng đầu năm 2018 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 7,24 tỷ USD; trong đó, riêng tháng 10/2018 đạt 879,16 triệu USD, tăng 13% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 2,7% so với cùng tháng năm 2017.
Thị trường chính cung cấp sắt thép cho Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019
- Cập nhật : 21/05/2019
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 4,67 triệu tấn, tương đương 3,13 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 3,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 4/2019 giảm trên 3% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 3/2019 nhưng tăng 11,6% về lượng và tăng 2,9% về kim ngạch so với cùng tháng năm trước, đạt 1,3 triệu tấn, tương đương 868,52 triệu USD.
Giá sắt thép nhập khẩu nhập trong tháng 4/2019 đạt 66,8,6 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 3/2019 nhưng giảm 7,8% so với tháng 4/2018. Tính trung bình trong cả 4 tháng đạt 670,3 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc luôn là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam, chiếm 41,9% trong tổng lượng và chiếm 39,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,95 triệu tấn, tương đương 1,22 triệu USD, tăng 7,3% về lượng, nhưng giảm 7,4% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt trung bình 625,7 USD/tấn, giảm 13,7%.
Ngoài thị trường chủ đạo là Trung Quóc, thì Việt Nam còn nhập khẩu nhiều sắt thép từ các thị trường như: Hàn Quốc, nhật Bản, Đài Loan Ấn Độ; trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc 545.745 tấn, tương đương 451,78 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch, giảm 8,2% về lượng và giảm 4,6% về kim ngạch so với cùng kỳ; tuy nhiên giá nhập khẩu tăng 3,9%, đạt trung bình 827,8 USD/tấn.
Nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm trên 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 614.594 tấn, tương đương 424,94 triệu USD, giảm 13% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt 690 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5%.
Sắt thép nhập khẩu từ Đài Loan trong tháng 4/2019 tăng rất mạnh 73,4% về lượng và tăng 68,8% về kim ngạch so vứi tháng liền kề trước đó, đạt 212.094 tấn, tương đương 123,16 triệu USD; tính chung cả 4 tháng nhập khẩu từ thị trường này tăng 11,4% về lượng và tăng 2,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 514.707 tấn, tương đương 305,61 triệu USD, chiếm 11% trong tổng lượng và chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch.
Trong 4 tháng đầu năm nay nhập khẩu sắt thép đáng chú ý nhất là từ thị trường Bỉ, mặc dù lượng nhập không cao, chỉ 7.690 tấn, tương đương 15,88 triệu USD, nhưng so với 4 tháng đầu năm 201 thì tăng đột biến gấp 4,2 lần về lượng và tăng gấp 14,8 lần về kim ngạch; giá nhập từ thị trường này cũng tăng rất mạnh 254% so với cùng kỳ, đạt 2.065 USD/tấn.
Ngoài ra, nhập khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Indonesia cũng tăng mạnh 280,8% về lượng và tăng 671,4% về kim ngạch, đạt 71.339 tấn, tương đương 124,46 triệu USD; Mexico tăng 753,9% về lượng và tăng 793,3% về kim ngạch, đạt 1.648 tấn, tương đương 1,35 triệu USD; Pháp tăng 211,7% về lượng và tăng 567,4% về kim ngạch, đạt 801 tấn, tương đương 13,27 triệu USD; Malaysia tăng gấp 14,8 lần về lượng và tăng gấp 6,1 lần về trị giá, đạt 166.016 tấn, tương đương 93,86 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh tư các thị trường sau: Saudi Arabia giảm 99,7% về lượng và giảm 97,9% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 83 tấn, tương đương 0,06 triệu USD; Hồng Kông giảm 95,8% về lượng và giảm 83,9% về kim ngạch, đạt 75 tấn, tương đương 0,25 triệu USD; Đan Mạch giảm 99,4% về lượng và giảm 79,2% về kim ngạch, đạt 41 tấn, tương đương 0,77 triệu USD.
Đối với các loại thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương qui định 4 nhóm sản phẩm không bị áp thuế lẩn tránh PVTM như sau:
Cụ thể, nhóm 1 là các sản phẩm thép chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) theo khối lượng thuộc phạm vi sau: Cacbon (C) > 0,37%; Silic (Si) > 0,60%; Crom (Cr) > 0,60%; Niken (Ni) > 0,60%; Đồng (Cu) > 0,60%.
Nhóm 2 là các sản phẩm thép chứa đồng thời các nguyên tố có hàm lượng phần trăm (%) theo khối lượng thuộc phạm vi: Mangan (Mn) từ 0,70% - 1,15%; Lưu huỳnh (S) từ 0,24% - 0,35%.
Nhóm 3 là các sản phẩm thép có mặt cắt ngang hình tròn từ 14mm trở lên và cuối cùng là các sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được.
Theo đó, để được loại trừ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM, khi nhập khẩu hàng hoá, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm thép thuộc nhóm 1,2,3 cần nộp cho Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục các giấy tờ để chứng minh hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các tiêu chí được loại trừ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM.
Còn lại với nhóm 4, các tổ chức, cá nhân có có nhu cầu miễn trừ biện pháp PVTM sẽ phải chuẩn bị Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM và tham khảo Qui trình đề nghị miễn trừ theo Mục 2, Điều 12, Khoản 1, Thông tư 06/2018/TT-BCT.
Trước đó, ngày 13/5/2019, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam.
Đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM là các sản phẩm thép cuộn, thép dây có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước, vùng lãnh thổ khác nhau.
Mức thuế áp dụng là 10,9% kể từ ngày 28/5/2019 đến hết ngày 21/3/2020 nếu biện pháp tự vệ ban đầu không gia hạn.
Nhập khẩu sắt thép 4 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 4.667.801 | 3.128.879.897 | 9,01 | 3,36 |
Trung Quốc đại lục | 1.954.922 | 1.223.237.360 | 7,28 | -7,43 |
Hàn Quốc | 545.745 | 451.776.533 | -8,22 | -4,62 |
Nhật Bản | 614.594 | 424.094.348 | -13,2 | -12,8 |
Đài Loan (TQ) | 514.707 | 305.605.947 | 11,38 | 2,15 |
Ấn Độ | 480.705 | 255.261.310 | 119,22 | 85,34 |
Indonesia | 71.339 | 124.463.131 | 280,8 | 671,38 |
Malaysia | 166.016 | 93.864.545 | 1,379,25 | 505,98 |
Nga | 158.733 | 84.483.193 | -17,66 | -21,59 |
Brazil | 65.739 | 36.409.017 | -42,45 | -42,42 |
Thái Lan | 21.777 | 25.966.911 | 3,31 | 25,37 |
Đức | 8.435 | 16.987.427 | 269,96 | 147,37 |
Bỉ | 7.690 | 15.881.070 | 315,68 | 1,371,86 |
Pháp | 801 | 13.269.353 | 211,67 | 567,35 |
Thụy Điển | 2.285 | 10.783.851 | 100,97 | 250,08 |
Australia | 16.141 | 8.475.107 | 5,09 | 8,95 |
Mỹ | 3.857 | 5.583.284 | 14,93 | 34,3 |
Áo | 531 | 3.388.145 | 68,57 | 56,52 |
Nam Phi | 1.808 | 3.002.876 | 59,86 | 63,56 |
Philippines | 880 | 2.344.405 | 797,96 | 147,52 |
Hà Lan | 2.747 | 1.771.058 | 317,48 | 86,75 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.558 | 1.634.803 | 266,59 | 297,44 |
Italia | 1.175 | 1.509.668 | -21,35 | -30,63 |
Anh | 1.720 | 1.443.078 | 243,31 | 216,68 |
Mexico | 1.648 | 1.350.023 | 753,89 | 793,27 |
Tây Ban Nha | 1.153 | 1.031.430 | -36,51 | -46,04 |
Phần Lan | 349 | 1.004.741 | -37,79 | -28,14 |
New Zealand | 1.609 | 799.144 | -22,5 | -18,82 |
Singapore | 675 | 733.880 | 4,33 | -20,58 |
Canada | 473 | 270.452 | 311,3 | 315,01 |
Hồng Kông (TQ) | 75 | 249.107 | -95,83 | -83,86 |
Đan Mạch | 41 | 77.331 | -92,42 | -79,23 |
Saudi Arabia | 83 | 60.981 | -98,68 | -97,94 |
Ba Lan | 38 | 54.878 | -47,95 | -53,53 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn