Ba tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 10,6 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt hơn 4,1 tỷ USD. Đáng nói kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc bằng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam theo các thị trường.
Những điểm mới của Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi)
- Cập nhật : 12/04/2016
(Tin kinh te)
Ngày 6-4-2016, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) với 91,30% ý kiến tán thành. Báo Hải quan xin giới thiệu khái quát một số điểm mới của Luật này.
Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) gồm 5 Chương, 22 Điều đã khắc phục, sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật và đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm vấn đề trong điểm:
Nhóm vấn đề về khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốc tế đã ký kết.
Theo đó, Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) đã bổ sung một số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế tự vệ để góp phần bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa, nâng cấp một số quy định của các Pháp lệnh liên quan.
Cùng với đó, Luật sửa đổi nguyên tắc, thẩm quyền ban hành Biểu thuế, thuế suất; quy định mức thuế XK tối thiểu của Biểu thuế theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế XK thay cho khung thuế suất hiện nay. Trong đó, sửa đổi nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất; Sửa đổi thẩm quyền ban hành Biểu thuế XK, thuế NK và khung thuế suất.
Luật cũng sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, XK, đẩy mạnh xã hội hóa. Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung quy định về miễn thuế hàng NK tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư. Bổ sung quy định về miễn thuế NK đối với giống cây trồng, vật nuôi NK. Sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi thuế NK đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo. Bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với ngành đóng tàu. Bổ sung quy định về miễn thuế NK đối với hàng hóa NK để sử dụng trực tiếp ở địa bàn có điều kiện quan trọng về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Bổ sung quy định ưu đãi về thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất phần mềm và hàng hóa XNK để bảo vệ môi trường để đảm bảo thống nhất với quy định của một số Luật chuyên ngành. Và bổ sung nội dung quy định về điều kiện và thủ tục miễn thuế.
Nhóm vấn đề sửa đổi bổ sung để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất với văn bản pháp luật liên quan; đồng thời khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Thuế XK, thuế NK hiện hành.
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, Luật đã sửa đổi quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh của Luật như sau: “Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thời hạn nộp thuế XK, thuế NK và các biện pháp phòng vệ về thuế áp dụng đối với hàng hóa XK, NK”.
Bên cạnh đó, về đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, Luật sửa đổi quy định về thuế suất thông thường, đối tượng nộp thuế, sửa đổi quy định về thuế suất thông thường, sửa đổi quy định về trị giá tính thuế và thời điểm tính thuế:
Đồng thời, bổ sung quy định miễn thuế đối với hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới phục vụ cho sản xuất và đời sống của cư dân. Và sửa đổi thời hạn nộp thuế đối với người nộp thuế là DN ưu tiên.
Nhóm vấn đề về phù hợp các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế XK, thuế NK.
Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) đã bổ sung quy định về áp dụng thuế XK đối với trường hợp có hàng hóa XK sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế XK để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế với các cam kết liên quan thuế XK, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế XK trong khuôn khổ một số FTA quan trọng như TPP, Việt Nam - EU.
Bổ sung quy định về áp dụng thuế suất đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan XK vào thị trường nội địa đáp ứng các điều kiện về xuất xứ thì được áp dụng theo mức thuế suất ưu tương ứng để bao quát hết được các trường hợp phát sinh trên thực tiễn, đảm bảo tính minh bạch của Luật.
Cùng với đó, bổ sung quy định về miễn thuế đối với hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế để minh bạch, phù hợp với Luật ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thống nhất với quy định của các Luật khác (các Luật khác đều không có Điều này); đồng thời bổ sung nội dung hàng hóa được miễn thuế theo các Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc một số tổ chức quốc tế, trong đó có điều khoản thỏa thuận ưu đãi miễn thuế cho hàng hóa NK theo Hiệp định đó.
Bổ sung quy định về miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu hoặc có số tiền thuế phải nộp tối thiểu; miễn thuế đối với hàng mẫu, phim, ảnh, mô hình để làm mẫu có giá trị nhỏ, ấn phẩm quảng cáo để tạo thuận lợi cho người khai hải quan và người nộp thuế, phù hợp với Chuẩn mực 4.13 và Chuẩn mực 4.24 Chương 4 của công ước Kyoto sửa đổi cũng như dự kiến phải cam kết tại Hiệp định TPP và Hiệp định Việt Nam - EU.
Bổ sung quy định về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không mang mục đích thương mại nhằm phù hợp với điểm 22 thực hành khuyến nghị Phụ lục G Công ước Kyoto.
Nhóm vấn đề về đơn giản, thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Để tạo thuận lợi cho DN, Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất XK từ đối tượng phải nộp thuế khi NK, được hoàn thuế khi XK sang đối tượng miễn thuế.
Bên cạnh đó, quy định tại Luật cũng đã chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất từ đối tượng chịu thuế ở khẩu NK và thực hiện hoàn thuế khi XK sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc.
(Theo Báo Hải Quan)