Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
Doanh nghiệp XNK mong muốn công khai phụ thu phí cảng biển
- Cập nhật : 11/04/2016
(Tin kinh te)
Dự thảo Nghị định quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và giá dịch vụ cảng đang được Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp XNK.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc các hãng tàu nước ngoài thu các khoản phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển đối với các doanh nghiệp XNK đã diễn ra từ năm 2011. Đặc biệt trong thời gian gần đây, do tính cạnh tranh giữa các hãng tàu cao, các hãng tàu hạ thấp giá vận chuyển và áp dụng việc thu các khoản phụ thu để bù đắp chi phí.
Các khoản phụ thu được các hãng tàu đơn phương đưa ra mà không có sự đồng nhất về mức thu, không có sự thông báo trước một khoảng thời gian nhất định (chỉ trước khi tàu đến cảng, chủ hàng mới được thông báo phải nộp các khoản phụ thu),… gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp XNK.
Trước thực trạng nêu trên, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và giá dịch vụ cảng đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp.
Các khoản phụ thu được các hãng tàu đơn phương đưa ra mà không có sự đồng nhất về mức thu, không có sự thông báo trước một khoảng thời gian nhất định (chỉ trước khi tàu đến cảng, chủ hàng mới được thông báo phải nộp các khoản phụ thu),… gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp XNK.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, VASEP và các doanh nghiệp ngành thủy sản đánh giá cao và ủng hộ việc cần thiết có Nghị định này của Chính phủ để đảm bảo việc công khai giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển và giá dịch vụ cảng của các hãng tàu là công khai và minh bạch. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hãng tàu có chất lượng dịch vụ cao, minh bạch cũng như chủ động được các kế hoạch sản xuất kinh doanh và chính sách phát triển hàng hóa.
Tuy nhiên, ông Hòe cho rằng, trong dự thảo Nghị định chưa thấy có nội dung quy định xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá. Chính vì vậy, VASEP kiến nghị ban soạn thảo cần bổ sung nội dung quy định xử lý vi phạm vào dự thảo Nghị định.
Hiện tại, các chủ hàng XNK Việt Nam thường sử dụng hình thức mua CIF (giao hàng tại cảng dỡ hàng), bán FOB (giao lên tàu) nên quyền thuê phương tiện và đàm phán hợp đồng vận chuyển, thanh toán giá vận chuyển chủ yếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp XNK phải trả các khoản phụ thu ngoài giá vận chuyển bằng đường biển mà không được quy định rõ ràng trong hợp đồng vận chuyển cũng như hợp đồng thương mại XNK.
Tuy các khoản phụ thu này cũng đều được thu ở các nước theo thông lệ quốc tế, nhưng việc thu các khoản phụ thu này tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đó là: Không có sự đồng thuận giữa hãng tàu và chủ hàng XNK Việt Nam; không có sự thông báo trước về mức thu cũng như thời gian thu; chưa có cơ quan quản lý các loại phụ thu ngoài giá vận chuyển bằng đường biển;…
Đặc biệt, trong một số trường hợp các mức phụ thu được thu bởi hãng tàu nước ngoài cao hơn nhiều so với mức hãng tàu trả cho nhà cung cấp dịch vụ mà trong đó các chi phí dịch vụ tại cảng địa phương chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí của hãng tàu như: phụ thu điều chuyển container rỗng, phụ thu phụ trội cho hàng nguy hiểm, phụ thu tắc nghẽn cảng, phụ thu vận chuyển hàng nặng, phụ thu mùa cao điểm, phụ thu tác nghiệp container (THC),… Do đó, các chủ hàng XNK Việt Nam khó có thể xác định các khoản phụ thu có hợp lý hay không.
Không chỉ bất cập về giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, giá dịch vụ cảng thu vô tội vạ cũng khiến XNK khốn khổ. Theo bà Phạm Kiều Oanh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May Nhà Bè, phí nâng hạ container đã tăng 3-5% tại tất cả các bến bãi, cảng, cửa khẩu kể từ sau ngày 1-1-2016 nhưng các đơn vị này lại không đưa ra giải thích rõ ràng. Điều phi lý hơn là cùng một hệ thống cảng biển nhưng mỗi đơn vị lại đưa ra một mức giá với sự chênh lệch trên 20%.
Một số doanh nghiệp còn cho rằng, các mức phí, phụ phí của các hãng tàu không những không công khai, minh bạch mà còn có thể mặc cả.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp XNK dễ dàng so sánh mức thu của các hãng tàu để có thể lựa chọn hãng tàu có chất lượng dịch vụ cao, minh bạch mà không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu các chi phí dịch vụ tại các cảng, do đó cần thiết mở rộng phạm vi niêm yết đối với dịch vụ cảng.
Trong dự thảo nghị định quy định rõ về trách nhiệm niêm yết và nội dung niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, theo đó,doanh nghiệp vận tải biển và doanh nghiệp kinh doanh cảng phải thực hiện công khai thông tin về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và thông báođường dẫn tới Cục Hàng hải Việt Nam.
Dự thảo nghị đinh này cũng quy định, danh mục giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển bao gồm các mức giá vận chuyển bằng đường biển hàng hóa XNK chứa trong container từ cảng Việt Nam đến các nước ngoài và ngược lại mà DN vận tải biển cung cấp dịch vụ…
Lê Thu
(Theo Báo Hải Quan)