Nhiều doanh nghiệp phải tăng cường nhập nông sản nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến cầm cự.
Tiếp cận thị trường kiểu Úc, hơn cả chuyên nghiệp
- Cập nhật : 11/04/2016
(Tin kinh te)
Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia (Úc) tại Việt Nam cho biết, trong trong bốn năm làm việc tại Việt Nam, ông nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm và đồ uống chất lượng cao. Nền văn hóa ẩm thực bản địa của Việt Nam cũng đang dần được quốc tế hóa và trở nên tinh tế hơn.
Trong 10 năm qua, Úc đã và đang cung cấp thực phẩm và đồ uống cao cấp cho thị trường Việt Nam và các sản phẩm Úc ngày càng trở nên phổ biến trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất Úc đang tăng cường tìm kiếm đối tác tiềm năng hơn tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, thương mại, dịch vụ, du lịch.
Đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ Úc luôn sẵn sàng tạo điều kiện để thúc đẩy việc kết nối này. Và nổi bật nhất là Chương trình Taste of Australia, một sáng kiến nhằm hỗ trợ các liên kết tiềm năng giữa các DN của hai quốc gia.
Taste of Australia là chương trình xúc tiến thương mại trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống diễn ra tại Việt Nam thường niên. Năm nay chương trình được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào tháng 4/2016. Đây là một chuỗi chương trình giới thiệu các sản phẩm Australia đến các DN trong ngành và người tiêu dùng tại Việt Nam.
Các DN Úc là nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống cao cấp. Nhà nhập khẩu, phân phối và chế biến các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. DN bán lẻ. Bếp trưởng hoặc các nhà hàng/khách sạn sử dụng các sản phẩm Úc và người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sản phẩm của Úc.
Thị trường tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay chưa có nhiều hàng hóa Úc. Chỉ phổ biến nhóm thực phẩm (thịt bò, cừu, trái cây tươi và khô, rượu…). Nhóm hàng trái cây, rau quả của Úc được xem là hàng cao cấp, giá bán cao hơn 100% - 150% so với hàng cùng loại của Việt Nam.
Mới nhất là trái cây khô tự nhiên như nho khô nguyên cành, anh đào, việt quất… giá bán từ 400.000 đồng/kg trở lên (nho khô Việt Nam khoảng 180.000 đồng/kg). Những sản phẩm từ Úc do DN xuất nhập khẩu của Việt Nam dựa theo xu hướng tiêu dùng của thị trường mà nhập khẩu, với số lượng hạn chế (trừ gia súc).
Bà Cao Thị Thanh, Giám đốc Phát triển Thương mại cao cấp, thuộc cơ quan Thương mại của Chính phủ Úc cho biết, ngành nông nghiệp Úc phát triển mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Do Chính phủ Úc thành lập các Trung tâm chuyên ngành hay còn gọi là trung tâm ưu tú, để nghiên cứu, cải thiện, ứng dụng và chuyển giao kiến thức công nghệ cho nông dân.
Bộ Nông nghiệp Úc đã xây dựng 11 trung tâm như vậy đều khắp trong bang, mỗi trung tâm phụ trách một ngành hàng nông nghiệp đặc biệt, trên vùng sinh thái thích hợp để giải quyết dứt điểm khó khăn của vùng đó. Ví dụ như vùng lục địa Narrabri tây bắc Úc, khí hậu khô, nóng nên có trung tâm chuyên về ngành bông vải và cải dầu. Vùng miền bắc Armidale có khí hậu khô, mát mẻ có trung tâm về ngành bò thịt. Vùng miền trung Gosford có khí hậu ôn hoà, gần Sydn ey thì có Trung tâm Tiếp thị và Làm vườn nhà kính…
Việc vận hành các trung tâm này đã giúp Bộ Nông nghiệp Úc giải quyết kịp thời các vấn đề theo từng loại nông sản. Các quy trình sản xuất tốt nhất trên thế giới được nhập vào Úc qua các trung tâm này, như quy trình chăm sóc rau quả tươi sạch dành cho việc sản xuất rau quả. Quy trình sản xuất thịt tươi sống, sản xuất ngũ cốc… Từ đó, Úc đã có được thương hiệu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu.
Thị trường Việt Nam những năm gần đây được DN Úc xem là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Chính phủ, DN Úc rất tích cực tổ chức, tham gia sự kiện triển lãm chăn nuôi, sản xuất sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản, để tìm đối tác Việt Nam liên kết kinh doanh ngành chăn nuôi (năm 2015, Úc đã xuất khẩu trên 350.000 gia súc sống vào Việt Nam) và hướng đến phát triển ngành công nghiệp thịt và sữa tại Việt Nam.
Cuối tháng 4/2016 này, sự kiện Taste of Autralia sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh trong hai ngày, giới thiệu DN trong ngành và người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Dịp này, DN Úc giới thiệu với đối tác Việt Nam nhiều công nghệ bảo quản trái cây tươi, cách pha lóc, chế biến thịt tại cửa hàng bán lẻ…
Ngoài ra, DN hai bên còn gặp gỡ, trao đổi để tìm nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống. Hay người tiêu dùng cũng được mời thưởng thức sản phẩm thực phẩm, đồ uống chất lượng cao của Úc.
Thanh Trà
(Thời báo Ngân hàng)