Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng cục Hải quan tổ chức truy thu, ấn định thuế theo quy định đối với những trường hợp khai thấp hơn dữ liệu giá của Tổng cục. Đồng thời, yêu cầu bổ sung kế hoạch thanh tra giá tính thuế ô tô nhập khẩu tại các Cục Hải quan.
Nhập khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm tăng gần 40% so với cùng kỳ
- Cập nhật : 03/08/2016
Riêng trong tháng 6 lượng thép nhập về là 1,84 triệu tấn, trị giá 820 triệu USD, tăng 8,3% về lượng so với tháng 5 và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu sắt thép nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, chiếm gần 60% tổng lượng thép nhập khẩu (với 5,6 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD). Tiếp đến là Nhật Bản chiếm 16% (với 1,47 triệu tấn, trị giá 591,6 triệu USD); Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 9,5% (với 965.935 tấn, trị giá 363,7 triệu USD); Hàn Quốc chiếm 9,6% (với 877.590 tấn, trị giá 443,8 triệu USD).
Hiện Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra nước ngoài, do nhu cầu tiêu thụ nội địa suy giảm. Vì vậy, ngành công nghiệp thép các nước đối mặt với nguy cơ sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt, trong đó có Việt Nam.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam - VSA, thời gian qua, các sản phẩm thép và phôi thép nhập khẩu tăng đột biến, đe dọa nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép trong nước, là do các doanh nghiệp đang nghe ngóng thông tin về việc Nhà nước có thể sẽ áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với một số mặt hàng phôi thép, thép dài và tôn mạ. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu dự trữ hàng hóa để tranh thủ đầu cơ khi cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng thép nhập khẩu.
Theo dự báo của VSA, với tình hình dư thừa nguồn cung từ phía Trung Quốc, dự kiến thép giá rẻ từ nước này sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam vào cuối năm, khi bước vào mùa xây dựng. Sức tiêu thụ của thị trường trong nước là có giới hạn, nếu Việt Nam không có các biện pháp tự vệ, phòng vệ, thép Trung Quốc giá rẻ sẽ khiến doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục gặp khó khăn.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm 2016
Thị trường | 6T/2016
| +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng
| Trị giá | |
Tổng cộng | 9.660.324 | 3.808.984.033 | +39,98 | -0,26 |
Trung Quốc | 5.629.622 | 2.101.489.752 | +38,24 | -0,25 |
Nhật Bản | 1.466.151 | 591.583.845 | +22,14 | -7,37 |
Hàn Quốc | 877.590 | 443.804.342 | +4,69 | -20,15 |
Đài Loan | 965.935 | 363.729.687 | +69,92 | +13,79 |
Nga | 442.365 | 127.262.445 | +21616,49 | +2833,75 |
Ấn Độ | 38.148 | 29.528.989 | -34,44 | -30,24 |
Thái Lan | 31.823 | 27.276.410 | +35,81 | +12,25 |
Malaysia | 28.519 | 24.673.012 | +47,47 | +19,65 |
Australia | 66.356 | 21.882.635 | +5,26 | -10,33 |
Indonesia | 23.208 | 10.105.221 | +36,74 | -59,89 |
Hoa Kỳ | 4.967 | 5.775.023 | +9,07 | -22,95 |
Đức | 4.725 | 4.963.751 | +8,82 | -1,68 |
Phần Lan | 2.189 | 4.652.555 | +75,12 | +22,19 |
Braxin | 15.538 | 4.460.463 | +7406,28 | +1602,35 |
Bỉ | 5.179 | 4.386.548 | +43,98 | +105,13 |
Thuỵ Điển | 1.220 | 4.130.341 | +14,13 | +10,09 |
Singapore | 1.538 | 2.828.387 | -36,58 | -30,18 |
Nam Phi | 2.133 | 2.333.923 | -10,79 | -24,17 |
Ả Rập Xê Út | 6.022 | 2.316.890 | * | * |
Pháp | 2.008 | 2.226.673 | +85,07 | +10,00 |
Italia | 2.190 | 2.071.445 | -33,19 | -56,85 |
Áo | 206 | 2.020.990 | -84,45 | -57,43 |
Hà Lan | 2.284 | 1.758.754 | +62,68 | -9,70 |
Ba Lan | 718 | 1.680.576 | +170,94 | +200,74 |
Tây Ban Nha | 1.505 | 1.506.444 | -27,29 | -22,27 |
NewZealand | 4.542 | 1.287.631 | +68,16 | +20,64 |
Philippines | 840 | 821.148 | +168,37 | +90,60 |
Hồng Kông | 1.053 | 775.662 | +25,51 | -64,61 |
Anh | 453 | 631.207 | -13,05 | -40,00 |
Mexico | 850 | 623.733 | +74,90 | +135,34 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 313 | 249.696 | -66,05 | -71,72 |
Đan Mạch | 71 | 188.906 | +86,84 | +126,65 |
Canada | 283 | 155.500 | -27,25 | -13,78 |
Ucraina | 71 | 42.879 | -80,33 | -82,11 |
Theo Vinanet