Giá nhập khẩu sắt thép tháng 1/2019 đạt trung bình 695,1 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 12/2018 và giảm 0,07% so với tháng 1/2018.
Năm 2018, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang Bờ Biển Ngà tăng đột biến
- Cập nhật : 18/02/2019
Tuy không phải là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, nhưng năm 2018 xuất sang Bờ Biển Ngà tăng đột biến, gấp 11 lần về lượng (tức tăng 987,88%) và gấp 7,9 lần về trị giá (tức tăng 692,75%), tuy chỉ đạt 359 tấn, trị giá 355,42 nghìn USD.
Kết thúc năm 2018, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tăng mạnh, cụ thể đạt 897,35 nghìn tấn, trị giá 968,51 triệu USD, tăng 88,4% về lượng và 88,4% trị giá, giá xuất bình quân 1003,14 USD/tấn, giảm 7% so với năm 2017.
Tính riêng tháng 12/2018 đã xuất khẩu 89,57 nghìn tấn, trị giá 106,83 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và 8,5% trị giá so với tháng 11/2018.
Chất dẻo nguyên liệu chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 73% tổng lượng hàng xuất khẩu, đạt 552,87 nghìn tấn, trị giá 469,57 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 133,3%) và gấp 2,6 lần trị giá (tức tăng 161,55%), giá xuất bình quân 879,34 USD/tấn tăng 12,11% so với năm trước, riêng tháng 12/2018 đã xuất 36,76 nghìn tấn, trị giá 36,31 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và 10,72% trị giá so với tháng 11/2018, nếu so sánh với tháng 12/2017 thì giảm 13,99% về lượng nhưng tăng 21,08% trị giá.
Đứng thứ hai về kim ngạch là các nước Đông Nam Á, đây là thị trường chiếm 18,42% tổng lượng hàng xuất khẩu và 27,26% tỷ trọng, trong đó Indonesia chiếm thị phần lớn nhất (53,9%) đạt 74,9 nghìn tấn, trị giá 105 triệu USD, tuy nhiên so với năm 2017 tốc độ xuất khẩu sang thị trường này đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 7,45% và 2,03%. Tính riêng tháng 12/2018, xuất khầu chất dẻo nguyên liệu sang Indoensia tăng 1,74% về lượng nhưng giảm 3,92% trị giá, chỉ với 11,8 nghìn tấn; 14,59 triệu USD. Kế đến là Ấn Độ với lượng xuất 25,84 nghìn tấn, trị giá 31,71 triệu USD, tăng 1,86% về lượng và 9,42% trị giá…
Nhìn chung, năm 2018 xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu sang các thị trường đều có lượng tăng trưởng, số này chiếm 76,19% trong đó phải kể đến thị trường Bờ Biển Ngà, tuy lượng xuất chỉ đạt 359 tấn, trị giá 355,42 nghìn USD, nhưng so với năm 2017 tăng đột biến gấp 11 lần về lượng (tức tăng 987,88%) và gấp 7,9 lần về trị giá (tức tăng 692,75%), mặc dù tháng 12/2018 xuất sang thị trường này giảm 27,5% về lượng và 31,23% trị giá tương ứng với 58 tấn, 64,12 nghìn USD.
Ngoài ra, xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng có lượng tăng khá mạnh (đều trên 100%) như: Cămpuchia (100,38%) đạt 11,5 nghìn tấn; Italy tăng gấp gần 3 lần (tức tăng 197,4%) đạt 4,11 nghìn tấn.
Ở chiều ngược lại, hai thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi giảm mạnh nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, giảm lần lượt 56,97% và 43,45% tương ứng với 830 tấn; 561 tấn.
Thị trường xuất khẩu chát dẻo nguyên liệu năm 2018
Thị trường | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 552.873 | 469.574.518 | 133,3 | 161,55 |
Indonesia | 74.921 | 105.083.563 | -7,45 | -2,03 |
Ấn Độ | 25.842 | 31.717.272 | 1,86 | 9,42 |
Thái Lan | 23.212 | 41.074.302 | 0,35 | 10,04 |
Nhật Bản | 23.142 | 31.628.278 | 91,76 | 80,38 |
Philippines | 11.820 | 16.463.276 | 35,15 | 34,28 |
Campuchia | 11.532 | 16.983.275 | 100,38 | 114,57 |
Bangladesh | 10.948 | 14.807.989 | 71,17 | 50,62 |
Hàn Quốc | 10.904 | 22.472.920 | 20,9 | 58,26 |
Malaysia | 10.612 | 16.814.445 | 22,95 | 27,88 |
Đài Loan | 9.826 | 18.736.589 | 9,6 | 20,01 |
Myanmar | 5.008 | 6.556.175 | 71,51 | 61,62 |
Italy | 4.113 | 5.636.669 | 197,4 | 294,12 |
Australia | 3.339 | 4.741.923 | 2,42 | 0,46 |
Canada | 2.583 | 4.670.485 | -6,72 | -9,25 |
Singapore | 1.890 | 3.268.370 | 15,1 | 10,3 |
HongKong (TQ) | 1.415 | 2.696.100 | -32,13 | -21,74 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 830 | 1.226.810 | -56,97 | -51,69 |
Nam Phi | 561 | 707.228 | -43,45 | -26,39 |
Bờ Biển Ngà | 359 | 355.428 | 987,88 | 692,75 |
Bồ Đào Nha | 54 | 65.604 | 50 | 57,09 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn