tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm kim ngạch tăng tháng thứ hai liên tiếp

  • Cập nhật : 07/01/2019

Tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm giữ tiếp đà tăng trưởng. Nhà máy sản xuất thủy tinh lớn nhất miền Trung đã đi vào hoạt động, dự báo thời gian tới nhóm hàng này hướng đến nhu cầu xuất khẩu trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và y tế.

xuat khau thuy tinh va san pham kim ngach tang thang thu hai lien tiep

Xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm kim ngạch tăng tháng thứ hai liên tiếp

Tháng 11/2018 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy tinh và các sản phẩm của thủy tinh đạt 83,73 triệu USD tăng 1,1% so với tháng 10/2018 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng đầu năm 2018 lên 915,68 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2018, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước – đây là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đứng sau mặt hàng gỗ và sản phẩm.

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á chiếm 62,1% tỷ trọng đạt 568,64 triệu USD, tăng 10,69% so với cùng kỳ, riêng tháng 11/2018 xuất sang thị trường này giảm 3,94% so với tháng 10/2018 chỉ có 56,26 triệu USD, nhưng so với tháng 11/2017 tăng 18,91%. Trong đó. Singapore và Malaysia là hai thị trường đạt kim ngạch cao nhất, đạt lần lượt 286,44 triệu USD; 253,94 triệu USD. nhưng so với cùng kỳ tốc độ xuất khẩu sang Singapore giảm 11,12% nhưng tăng 42,7% ở thị trường Malaysia. Tính riêng tháng 11/2018, xuất sang Singapore cũng sụt giảm 15,74% so với tháng 10/2018 và giảm 9,25% so với tháng 11/2017 chỉ có 24,36 triệu USD. Còn đối với thị trường Malaysia thì tăng trưởng 16,81% đạt 28,83 triệu USD và tăng 53,7% so với tháng 11/2017.

Thị trường đạt kim ngạch đứng thứ ba là Hàn Quốc 96,41 triệu USD giảm 14,31% so với cùng kỳ 2017, riêng tháng 11/2018 tăng 16,54% so với tháng 10/2018 nhưng giảm 65,85% so với tháng 11/2017 đạt 5,86 triệu USD.

Ngoài ra các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… cũng nhập khẩu thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh từ Việt Nam.

Nhìn chung 11 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất sang các thị trường với mức độ tăng trưởng chiếm phần lớn 54,54%.

Đáng chú ý, thời gian này thị trường Philippines tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 19,87 triệu USD nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,8 lần (tức tăng 179,16%), mặc dù tháng 11/2018 xuất sang thị trường Philippines chỉ đạt 2,59 triệu USD, giảm 38,91% so với tháng trước đó nhưng tăng gấp 2,6 lần (tức tăng 159,1%) so với tháng 11/2017. Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 46,5% chỉ với 33,4 triệu USD, riêng tháng 11/2018 xuất sang Trung Quốc lại tăng mạnh, gấn 3,8 lần (tức tăng 277,09%) đạt 5,35 triệu USD và tăng 34,51% so với tháng 11/2017.

Thị trường xuất khẩu thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh 11 tháng 2018

Thị trường

T11/2018 (USD)

+/- so với T10/2018 (%)*

11T/2018 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)

Singapore

24.367.420

-15,74

286.447.949

-11,12

Malaysia

28.830.175

16,81

253.940.706

42,7

Hàn Quốc

5.860.168

16,54

96.417.490

-14,31

Nhật Bản

7.231.504

8,44

82.919.202

0,88

Hoa Kỳ

5.058.772

-5,5

58.479.360

-2,19

Trung Quốc

5.359.285

277,09

33.460.536

-46,5

Philippines

2.599.041

-38,91

19.872.988

179,16

Đài Loan (TQ)

357.002

-26,33

9.801.091

-45,97

Thái Lan

411.231

-26,31

5.761.089

41,73

Canada

416.730

-23,08

5.259.042

2,79

Campuchia

58.959

-63,04

2.620.875

15,09

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Dẫn nguồn tin từ Báo điện tử handan.com, nhà máy sản xuất thủy tinh lớn nhất miền Trung - Glass Vico đã đi vào hoạt động.

Theo Tổng Giám đốc Vicosimex Võ Văn Kiệt cho biết, nhà máy Glass Vico là một trong năm nhà máy, đơn vị trực thuộc Vicosimex, cũng là nhà máy sản xuất thủy tinh lớn nhất khu vực miền trung. Mục tiêu của công ty là sau hai đến ba năm đưa vào hoạt động sẽ tiếp tục đầu tư thêm lò nấu mới có công suất 30 đến 50 tấn/ngày cho giai đoạn 2 với vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, nhằm hướng đến nhu cầu xuất khẩu trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm và y tế. Nhà máy không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhà máy thủy tinh Glass Vico hoàn thành giai đoạn 1 với mức đầu tư 50 tỷ đồng và đi vào hoạt động. Với năng lực thiết kế như hiện nay, mỗi năm nhà máy sẽ sản xuất khoảng 15 triệu sản phẩm chai và đang có chín mẫu khuôn chai các loại cùng nhiều khuôn bình ngâm rượu kích cỡ khác nhau. Thị trường tiêu thụ của công ty khu vực miền bắc chiếm 60%, còn lại là miền trung và miền nam.
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục