Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil trong tháng 2/2019 giảm mạnh tới 46% so với tháng 1/2019 chỉ đạt 102,3 triệu USD, tuy nhiên tính cả hai tháng đầu năm 2019, con số này chỉ giảm nhẹ 13,44% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 291,6 triệu USD.
Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Malaysia và Myanmar tăng vượt trội
- Cập nhật : 21/03/2019
Đây là hai thị trường có tốc độ tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2019, tuy chỉ chiếm 2,8% thị phần.
Sau khi tăng trưởng ở tháng đầu năm , sang tháng 2/2019 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu đã suy giảm trở lại, giảm 31,7% về lượng và giảm 32,5% trị giá tương ứng với 75,3 nghìn tấn, trị giá 86,2 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019 đạt 237 nghìn tấn, trị giá 305,44 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 11,5% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, Trung Quốc đại lục là thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều nhóm hàng từ Việt Nam, trong đó phải kể đến chất dẻo và nguyên liệu, chiếm 41,32% tổng lượng xuất khẩu đạt 76,8 nghìn tấn, trị giá 78,22 triệu USD, giảm 8,44% về lượng nhưng tăng 30,59% về trị giá, giá xuất bình quân 1017,97 USD/tấn, tăng 42,62% so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng tháng 2/2019 đã xuất khẩu 32,7 nghìn tấn chất dẻo và nguyên liệu, đạt 34,14 triệu USD, giảm 25,99% về lượng và 2,291% trị giá so với tháng 1/2019, mặc dù giá xuất bình quân tăng 4,17% đạt 1042,98 USD/tấn.
Đứng thứ hai là thị trường Indonesia đạt 25 nghìn tấn, trị gái 29,7 triệu USD, tăng gấp 2,9 lần về lượng (tức tăng 190,11%) và gấp 2,4 lần trị giá (tức tăng 140,96%), giá xuất bình quân 1017,97 USD/tấn, tăng 42,62%.
Kế đến là thị trường Nhật Bản, đạt 8,9 nghìn tấn, trị giá 10,9 triệu USD, tăng 24,51% về lượng và 35,72% trị giá so với cùng kỳ.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng về lượng, số này chiếm 61,11% trong đó phải kể đến thị trường Malaysia bởi có tốc độ tăng vượt trội, gấp 4,5 lần về lượng (tức tăng 349,95%) và gấp 2,9 lần trị giá (tức tăng 192,37%) tuy chỉ đạt 4,2 nghìn tấn, trị giá 5,3 triệu USD. Ngoài ra, xuất sang Myanmar cũng tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 232,53%) và gấp 2,1 lần trị giá (tức tăng 210,38%), đạt 961 tấn, trị giá 1,2 triệu USD; xuất sang Campuchia cũng tăng mạnh, gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 121,63%) và tăng 99,82% trị giá, đạt 2,3 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Hongkong (TQ), Canada và Nam Phi giảm mạnh, đều giảm trên 88% về lượng và 80% trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 2 tháng đầu năm có thêm các thị trường như: Italy, Bồ Đào Nha và Bở Biển Ngà, trong đó xuất sang Italy có lượng đạt cao nhất 3,7 nghìn tấn, kế đến là Bồ ĐàoNha 1,2 nghìn tấn và Bờ Biển Ngà 108 tấn. Giá xuất bình quân sang các thị trường này đạt lần lượt 1180,03 USD/tấn; 1074,93 USD/tấn và 1119,52 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 2 tháng năm 2019
Thị trường | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng | 185.933 | 213.745.683 | 52,3 | 86,0 |
Trung Quốc | 76.845 | 78.225.888 | -8,44 | 30,59 |
Indonesia | 25.042 | 29.757.123 | 190,11 | 140,96 |
Nhật Bản | 8.986 | 10.999.362 | 24,51 | 35,72 |
Thái Lan | 6.374 | 9.822.202 | 76,91 | 62,89 |
Malaysia | 4.252 | 5.364.486 | 349,95 | 192,37 |
Philippines | 3.027 | 3.539.661 | 15,49 | 1,05 |
Campuchia | 2.336 | 3.063.453 | 121,63 | 99,82 |
Ấn Độ | 2.269 | 2.780.568 | -26,85 | -37,04 |
Bangladesh | 1.969 | 2.384.816 | 55,53 | 33,74 |
Hàn Quốc | 1.523 | 2.593.870 | -14,49 | -16,88 |
Myanmar | 961 | 1.230.436 | 232,53 | 210,38 |
Đài Loan | 915 | 1.581.102 | 25 | -6,05 |
Australia | 582 | 871.275 | 3,37 | 19,14 |
Singapore | 248 | 414.062 | -22,98 | -18,08 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 48 | 88.560 | -50 | -42,7 |
HongKong (TQ) | 46 | 91.159 | -88,78 | -86,19 |
Nam Phi | 22 | 36.630 | -88,66 | -82,7 |
Canada | 17 | 55.313 | -88,67 | -81,02 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn