ắt thép nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm 48% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 3,88 triệu tấn, trị giá 2,77 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018 tăng hơn 11%
- Cập nhật : 17/08/2018
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 7/2018 đạt 232 triệu USD, giảm mạnh 37,58% so với tháng trước đó nhưng tăng 7,11% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 7/2018 là Argentina, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,... Trong đó, Argentina vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 53 triệu USD, giảm 27,24% so với tháng trước đó và giảm 55,76% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL từ nước này trong 7 tháng đầu năm 2018 lên hơn 700 triệu USD, chiếm 31,7% thị phần.
Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt hơn 48 triệu USD, giảm 27,26% so với tháng 6/2018 nhưng tăng 612,78% so với cùng tháng năm trước . Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 369 triệu USD, tăng 111,15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ ba là Trung Quốc, với kim ngạch nhập khẩu hơn 22 triệu USD, tăng 2,92% so với tháng trước đó và tăng mạnh 68,77% so với cùng tháng năm trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 lên hơn 134 triệu USD, tăng 50,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi hơn 2,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 11,11% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Brazil với 294 triệu USD, tăng 01,31% so với cùng kỳ, Bỉ với 20 triệu USD, tăng 155,93% so với cùng kỳ, Mỹ với hơn 369 triệu USD, tăng 111,15% so với cùng kỳ, sau cùng là Chile với gần 10 triệu USD, tăng 79,87% so với cùng kỳ.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN & NL 7 tháng đầu năm 2018
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | 7T/2017 | T7/2018 | +/- So với T6/2018 (%) | 7T/2018 | +/- So với 7T/2017 (%) |
Tổng KN | 1.988.578 | 232.264 | -37,6 | 2.209.536 | 11,1 |
Argentina | 946.177 | 53.275 | -27,2 | 700.302 | -26 |
Ấn Độ | 89.471 | 14.427 | 6,3 | 114.899 | 28,4 |
Anh | 1.283 | 62 | 28,9 | 729 | -43,2 |
Áo | 45.841 | 633 | 22,8 | 4.178 | -90,9 |
Bỉ | 7.831 | 1.374 | -58,8 | 20.041 | 155,9 |
Brazil | 73.502 | 7.108 | -93,0 | 294.970 | 301,3 |
UAE | 46.108 | 3.958 | -52,5 | 41.841 | -9,3 |
Canada | 34.674 | 1.113 | -34,9 | 11.884 | -65,7 |
Chile | 5.527 | 3.804 | 33,3 | 9.941 | 79,9 |
Đài Loan (TQ) | 44.635 | 9.889 | 9,8 | 53.637 | 20,2 |
Đức | 4.345 | 696 | -25,1 | 5.688 | 30,9 |
Hà Lan | 13.342 | 1.585 | -39,6 | 11.900 | -10,8 |
Hàn Quốc | 19.830 | 4.373 | -8,4 | 28.834 | 45,4 |
Mỹ | 175.167 | 48.885 | -27,3 | 369.867 | 111,2 |
Indonesia | 64.173 | 3.887 | -53,7 | 54.674 | -14,8 |
Italia | 49.182 | 2.877 | -34,2 | 28.733 | -41,6 |
Malaysia | 17.182 | 5.997 | 93,1 | 22.749 | 32,4 |
Mexico | 1.635 | 479 | 1.043,3 | 2.642 | 61,6 |
Nhật Bản | 2.822 | 499 | -25,8 | 2.348 | -16,8 |
Australia | 8.039 | 860 | -52,3 | 8.591 | 6,9 |
Pháp | 16.071 | 3.419 | -13,4 | 20.384 | 26,8 |
Philippin | 11.077 | 65 | -91, 8 | 8.237 | -25,6 |
Singapore | 8.939 | 1.026 | -26,9 | 9.300 | 4,0 |
Tây Ban Nha | 7.077 | 2.025 | 13,0 | 7.294 | 3,1 |
Thái Lan | 46.003 | 9.518 | 3 | 62.245 | 35,3 |
Trung Quốc | 88.855 | 22.358 | 2,9 | 134.157 | 51 |
(Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 7 tháng đầu năm 2018
Mặt hàng | 7T/2017 | 7T/2018 | So với cùng kỳ | |||
Lượng (1000 tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (1000 tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 3.059 | 636.825 | 3.092 | 737.729 | 1,1 | 15,8 |
Ngô | 4.234 | 845.890 | 5.447 | 1.106.954 | 28,7 | 30,9 |
Đậu tương | 1.023 | 442.584 | 1.015 | 445.031 | -0,7 | 0,6 |
Dầu mỡ động thực vật |
| 410.492 |
| 418.733 |
| 2 |
(Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2018 đạt 344 nghìn tấn với kim ngạch đạt 84 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2018 lên hơn 3 triệu tấn, với trị giá 737 triệu USD, tăng 1,06% về khối lượng và tăng 15,84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm 49% thị phần; Australia chiếm 27%, Canada chiếm 10%, Mỹ chiếm 5% và Brazil chiếm 2%.
Chỉ có một số thị trường nhập khẩu lúa mì tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017 là Mỹ và Nga. Trong 7 tháng đầu năm 2018, thị trường Nga về lượng tăng hơn 27 lần và về trị giá tăng hơn 31 lần. Tương tự, Mỹ tăng lần lượt hơn 17 lần và 16 lần.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 179 nghìn tấn với giá trị hơn 79 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2018 lên hơn 1 triệu tấn và 445 triệu USD, giảm 0,74% về khối lượng nhưng tăng 0,55% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt hơn 563 nghìn tấn với trị giá đạt 122 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2018 lên hơn 5,4 triệu tấn và hơn 1,1 tỉ USD, tăng 28,65% về khối lượng và tăng 30,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 49% và 9% thị phần. Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Vinanet.vn