Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cao su.
Việt Nam chi 4,1 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm
- Cập nhật : 17/08/2015
(Tin kinh te)
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 95,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 91,8 tỷ USD, nhập siêu 3,5 tỷ USD.
Cụ thể, tính riêng trong tháng 7, kim ngạch nhập khẩu đạt 14,66 tỷ USD, tăng 1,4% về trị giá nhập khẩu so với tháng trước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng trước.
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều gồm hàng thủy sản 104 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng 6; xe máy và link kiện, phương tiện vận tải khác 147 triệu USD, tăng 88% so với tháng 6; máy vi tính, sản phẩm điện tử 1,9 tỷ USD tăng 9% so với tháng trước...
Trong đó, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu. Cụ thể, tháng 7, Việt Nam nhập 275 triệu USD thức ăn gia súc và nguyên liệu; 46 triệu USD đậu tương và 69 triệu USD ngô.
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Cộng dồn chi phí Việt Nam nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu là 4,1 tỷ USD.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 38% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (17,5%); Brazil (7,0%) và Trung Quốc.
Trong khi đó, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,89 triệu tấn với giá trị 886 triệu USD, tăng 35,4% về khối lượng và tăng 30,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm tới 89,36% thị phần, tăng 53,47% về khối lượng và tăng 46,15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị phần của các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản (hơn 10 lần) và Đài Loan (64%).
Như vậy, qua số liệu có thể thấy mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.
Về tình hình chăn nuôi, 7 tháng đầu năm khá ổn định, dịch bệnh không xảy ra, giá bán có lợi cho người chăn nuôi.
Ước tính đàn bò cả nước tăng 2-3% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi lợn phát triển khá ổn định, cả nước tăng 2,5-3% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương chú trọng trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm dần.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có được kết quả này là nhờ thể chế ngành chăn nuôi được tăng cường đáng kể. Nhiều chính sách mới trong chăn nuôi được ban hành, như: Đề án tái cơ cấu ngành, Đề án tăng cường năng lực quản lý giống, Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển chăn nuôi tập chung, Chính sách chăn nuôi nông hộ…
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)